Luật cấp cứu trong đại dịch cần biết: Quy định chọn cấp cứu ai trước nếu thiếu giường điều trị

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Hôm qua, Hạ viện Đức đã thông qua Luật sửa đổi Đạo Luật Bảo vệ Chống lây nhiễm Infektionsschutzgesetzes, nhằm quy định chọn cấp cứu ai trước, khi bệnh viện không đủ năng lực, giường bệnh phục vụ cho điều trị chăm sóc đặc biệt (hồi sức, cấp cứu).

Luật này còn nhằm thực hiện án quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang ngày 16.12.2021 về các rủi ro bất lợi, đặc biệt đối với những người khuyết tật trong tình trạng bệnh viện không đủ khả năng điều trị, giường bệnh chăm sóc đặc biệt.

Luật bao gồm những quy phạm quan trọng sau

Chống phân biệt đối xử: Các quy phạm về quyết định phân bổ giường cấp cứu do bệnh viện không đủ giường điều trị chăm sóc đặc biệt trong đại dịch áp dụng cho tất cả bệnh nhân, bất kể nguyên nhân nào dẫn tới phải điều trị chăm sóc đặc biệt. Không ai phải chịu thiệt thòi trong quyết định phân bổ đó.

Xác suất sống sót hiện tại và trước mắt: Là tiêu chí quyết định phân bổ cấp cứu ai trước. Các bệnh đi kèm, tức là các bệnh khác, có thể được tính đến ở một mức độ hạn chế khi đánh giá xác suất sống sót hiện tại và trước mắt. Ngoài ra, các tiêu chí không ảnh hưởng đến xác suất sống sót bởi dịch bệnh hiện tại và trước mắt không được tính đến, chẳng hạn như tuổi tác, khuyết tật và mức độ ốm yếu.

Những giường bệnh cấp cứu đã phân bổ cho bệnh nhân, không được phép phân bổ lại cho bệnh nhân khác, chừng nào điều trị cấp cứu vẫn còn phải tiếp tục và bệnh nhân đó mong muốn.

Nguyên tắc hội chẩn (Mehraugenprinzip): Luật quy định, các quyết định phân bổ giường cấp cứu phải được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Trong đó cần có ý kiến đánh giá của chuyên gia đối với những bệnh nhân khuyết tật hoặc các bệnh nền đi kèm liên quan tới ra quyết định phân bổ giường cấp cứu.

Luật cũng quy định trách nhiệm lưu trữ hồ sơ y tế và trách nhiệm của các bệnh viện trong việc đảm bảo thực hiện các quy trình ra quyết định phân bổ giường cấp cứu.

Hạ viện đã thốnh nhất bổ sung các quy phạm sau

Trách nhiệm báo cáo của bệnh viện: Các bệnh viện có trách nhiệm báo cáo các quyết định phân bổ cho cơ quan nhà nước chịu trác nhiệm quản lý ngành đối với bệnh viện. Điều này đặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào tình thế phải thực hiện các biện pháp của mình trong phạm vi thẩm quyền để tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn cung cấp giường bệnh cấp cứu trong tương lai.

Thẩm định khoa học: Thẩm định độc lập đối với thực hiệm quy định về phân bổ giường bệnh cấp cứu phải được tiến hành chậm nhất đến ngày 31.12.2025.Việc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập trên cơ sở liên ngành, về các phát hiện pháp lý, y tế và đạo đức.

Quyết định của Tòa án Hiến pháp Liên bang số 1 BvR 1541/20

Trong án quyết ngày 16.12.2021, Tòa án Hiến pháp Liên bang phán, một số nhóm người dễ tổn thương cần được bảo vệ rõ rệt, nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ hiệu quả họ khỏi bị phân biệt đối xử vì khuyết tật của họ.

(Xem thêm:

=> Tăng tiền con và các tiêu chuẩn khác cho trẻ em).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang