Đức: Sản lượng công nghiệp giảm lần đầu tiên trong năm nay; Kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2024 tăng 0,9%; Lo ngại nhập cư hơn biến đổi khí hậu

Sản lượng công nghiệp giảm lần đầu tiên trong năm nay – Thách thức lâu dài

Hôm thứ Tư, Tổng cục Thống kê Liên bang công bố sản xuất Đức giảm 0,4% trong tháng 3, dẫn đầu đà giảm là ngành hàng tiêu dùng, hàng hóa trung gian và năng lượng. Con số này mặc dù vẫn cao hơn mức giảm 0,7% mà các nhà kinh tế ước tính trong cuộc thăm dò của Bloomberg.

Giảm bất ngờ

Dữ liệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng tại các nhà máy bất ngờ giảm trong tháng 3, trong khi các nhà sản xuất vẫn quay cuồng vì nhu cầu toàn cầu sụt giảm, lãi suất cao và giá năng lượng tăng sau cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Nhà sản xuất thép Salzgitter AG cảnh báo rằng lợi nhuận có vẻ sẽ yếu hơn dự kiến trong năm nay khi ngành tiếp tục suy thoái.

Một điểm tích cực là số liệu thương mại cũng được công bố cho thấy xuất khẩu tăng 0.9% và nhập khẩu cũng tăng bất ngờ.

Bundesbank cho biết vào tháng 4 rằng: Nền kinh tế ở Đức đã phần nào sáng sủa hơn, nhưng sự phục hồi triệt để vẫn chưa được đảm bảo. Đức gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 từ 0,2% lên 0,3%.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2024 tăng 0,9% so với tháng trước

Xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3/2024 tăng lên 134,1 tỷ euro chủ yếu được thúc đẩy nhờ nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc tăng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng 3,6% và sang Trung Quốc tăng 3,7%. Xuất khẩu của Đức sang các nước láng giềng Liên minh châu Âu (EU) cũng tăng 0,5%, đạt tổng kim ngạch 73,3 tỷ euro. Những mức tăng này đã bù đắp đáng kể cho sự sụt giảm 3,8% trong xuất khẩu sang Anh.

Nhập khẩu

Nhập khẩu cũng tăng trong tháng thứ ba liên tiếp, tăng 0,3% trong tháng 2/2024 đạt 111,9 tỷ euro, mặc dù giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại vào khoảng 22 tỷ euro.

Tính chung, nền kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ trong quý đầu tiên của năm nay, đảo ngược tình trạng suy thoái hồi cuối năm ngoái. Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức tăng 0,2% trong quý I/2024 so với quý trước đó, thời điểm nền kinh tế giảm 0,5% sau khi đã điều chỉnh số liệu.

Lo ngại nhập cư hơn biến đổi khí hậu

Báo cáo khảo sát của Tổ chức nghiên cứu Liên minh các nền dân chủ tại Đan Mạch

Được công bố hôm 08.05, theo đó, người châu Âu - đặc biệt là người Đức - ngày càng quan tâm đến việc hạn chế nhập cư và ít tập trung vào biến đổi khí hậu. Cuộc khảo sát được thực hiện ở 53 quốc gia, chiếm hơn 75% dân số thế giới. Nội dung khảo sát tập trung vào đánh giá của người dân đối với nền dân chủ, các ưu tiên của chính phủ và quan hệ quốc tế.

Châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ tỉ lệ người cho rằng, việc giảm nhập cư phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ. Đức đang đứng đầu danh sách.

Kể từ năm 2022, ngày càng nhiều người châu Âu nói rằng chính phủ của họ nên ưu tiên "giảm nhập cư" - tăng từ mức dưới 20% lên 25%.

Báo cáo cho biết: Vào năm 2024, lần đầu tiên, việc giảm nhập cư là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người dân châu Âu so với việc chống biến đổi khí hậu.

Không nơi nào sự đảo ngược này ấn tượng hơn ở Đức, quốc gia hiện dẫn đầu thế giới với tỉ lệ người dân muốn chính phủ của họ tập trung vào việc giảm nhập cư cao nhất - đứng đầu trong tất cả các ưu tiên khác - và hiện cao gần gấp đôi so với việc chống biến đổi khí hậu.

Khoảng 25% người Đức được hỏi cho rằng nhập cư là ưu tiên chính của họ vào năm 2022. Tỉ lệ này đã tăng lên 44% trong cuộc khảo sát năm 2024. Khoảng 33% người Đức được hỏi lo ngại nhất về biến đổi khí hậu hai năm trước, đến năm 2024 giảm xuống dưới mức 25%.

Khảo sát mối đe dọa

Theo kết quả khảo sát, mối đe dọa lớn nhất được nhận thấy trên toàn cầu là chiến tranh và xung đột bạo lực, tiếp theo là nghèo đói và sau đó là biến đổi khí hậu.

Khoảng một nửa số người trên thế giới được hỏi cảm thấy rằng chính phủ của họ chỉ hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ người dân. Một lần nữa, Đức cũng trải qua sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực đó.

Theo khảo sát, trong 4 năm qua, suy nghĩ cho rằng chính phủ chỉ hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ người dân vẫn cao nhất ở châu Mỹ Latinh, thấp nhất ở châu Á và tăng đều đặn ở châu Âu kể từ năm 2020 - đặc biệt là ở Đức.

Sự bất mãn với tình trạng dân chủ được coi là "rất phổ biến ở Mỹ, châu Âu và ở các quốc gia khác có truyền thống dân chủ lâu.

Ông Anders Fogh Rasmussen - Chủ tịch Tổ chức Liên minh các nền dân chủ - cho biết, những con số này là “ời cảnh tỉnh cho tất cả các chính phủ dân chủ.

Ông Anders Fogh Rasmussen cũng là cựu Tổng thư ký NATO và cựu Thủ tướng Đan Mạch. Ông nói: Bảo vệ nền dân chủ có nghĩa là thúc đẩy tự do trên toàn thế giới, nhưng cũng có nghĩa là lắng nghe những lo ngại của cử tri ở trong nước.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang