Đức: Người chuyển đổi giới tính có thể thay đổi tên và giới tính; Thủ tướng thămTrung Quốc; Cùng Pháp tìm giải pháp tái cân bằng với Trung Quốc

Người chuyển đổi giới tính có thể thay đổi tên và giới tính

Ngày 12/4, Đức đã thông qua đạo luật giúp những người chuyển giới, liên giới tính và phi nhị nguyên giới dễ dàng thay đổi tên và giới tính trong hồ sơ chính thức.

Đạo luật trên có tên gọi là "Luật tự quyết", được Hạ viện của Quốc hội Đức phê chuẩn với sự ủng hộ từ liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.11.2024. Luật mới tập trung vào danh tính pháp lý của cá nhân, không liên quan đến bất kỳ sửa đổi nào đối với các quy tắc của Đức về phẫu thuật chuyển giới. Với đạo luật mới này, Đức sẽ noi gương Tây Ban Nha, quốc gia đầu năm 2023 đã thông qua luật cho phép người trên 16 tuổi thay đổi giới tính mà không cần bất kỳ sự giám sát y tế nào.

Luật cũ

Theo luật hiện hành có từ năm 1980, những người muốn đổi tên hoặc giới tính trên các giấy tờ chính thức phải có đánh giá y tế của hai chuyên gia và quyết định của tòa án.

Một bộ phận những người phản đối cho rằng điều này là xâm phạm đời sống cá nhân khi buộc những người tìm kiếm sự thay đổi phải trải qua một cuộc đánh giá tâm lý và thường xuyên bị thẩm vấn riêng tư.

Các quy phạm luật mới

Theo đạo luật này, người chuyển giới có thể thay đổi giới tính hợp pháp bằng cách điền vào biểu mẫu tự khai để thông báo cho cơ quan đăng ký. Việc thay đổi tên và giới tính sẽ được xử lý trong vòng 3 tháng kể từ khi nộp đơn tự khai. Các cá nhân cũng sẽ có thể thay đổi nhận dạng giới tính hợp pháp của mình.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, luật yêu cầu cha mẹ nộp tất cả các tài liệu liên quan, trong khi trẻ em trên 14 tuổi có thể tự nộp tài liệu với sự chấp thuận của người đại diện hợp pháp. Khi tên và giới tính được thay đổi thì sẽ không thể thay đổi lại trong ít nhất 1 năm.

Luật mới sẽ cho phép người điều hành các cơ sở như phòng tập thể dục và phòng thay đồ dành cho phụ nữ tiếp tục quyết định ai có quyền sử dụng chúng.

Cùng Pháp tìm giải pháp tái cân bằng thương mại với Trung Quốc

Ngày 12.04, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Đức tới Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo đạt được sự đồng thuận về việc "tái cân bằng" thương mại với Trung Quốc.

Cuộc điện đàm diễn ra trước ngày Thủ tướng Đức đến thăm Trung Quốc trong ngày hôm kia. Và mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Bắc Kinh vẫn đang căng thẳng sau khi khối 27 nhận định rằng Trung Quốc đang phá vỡ cân bằng thị trường châu Âu khi xuất khẩu hàng loạt các sản phẩm giá rẻ vào thị trường này.

Các giải pháp

Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp tái khẳng định sự ủng hộ lâu dài và kiên định đối với Ukraine và thảo luận về các sáng kiến của châu Âu trong việc hỗ trợ quân sự" cho nước này.

Ông Macron và ông Scholz cũng nhấn mạnh việc gia tăng sức cạnh tranh của thi trường châu Âu thông qua việc thành lập một "siêu thị tài chính châu Âu", nơi các ngân hàng và công ty tài chính sẽ tập trung vốn hóa để cùng phát triển. Điều này sẽ được hai bên thảo luận sâu hơn trong cuộc họp Bộ trưởng Đức - Pháp dự kiến diễn ra vào ngày 28.05 tới.

Chuyến công du của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc

Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên đường tới Trung Quốc vào ngày 13/4 trong chuyến thăm ngoại giao kéo dài 3 ngày.

Hiệp hội ngành công nghiệp ô tô Đức (VDA) cảnh báo

VDA vừa ra tín hiệu phản đối bất kỳ mức thuế nào của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại và đe dọa việc làm của người Đức.

Bà Hildegard Mueller, Chủ tịch VDA phát biểu trên truyền thông: Việc kinh doanh hiện tại với Trung Quốc đảm bảo một số lượng lớn việc làm ở Đức. Quá trình chuyển đổi mà các công ty của chúng tôi hiện đang tài trợ với số tiền kỷ lục cũng đang được tài trợ bằng tiền từ việc kinh doanh tại thị trường trọng điểm này. Bất kỳ mức thuế bổ sung nào mà EU áp đặt lên các mẫu xe sản xuất tại Trung Quốc, đều có thể nhanh chóng có tác động tiêu cực nếu xảy ra xung đột thương mại, khiến mục tiêu thúc đẩy xe điện và công nghệ kỹ thuật số của EU gặp rủi ro.

EU cảnh báo rằng các nhà sản xuất trên chính “cựu lục địa” có thể bị giảm doanh số và mức sản xuất nếu việc nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc tiếp tục không được kiểm soát.

Chương trình công du

Thủ tướng Đức dự kiến gặp ông Tập và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) tại Bắc Kinh vào ngày mai, 16.04, ngày cuối cùng của chuyến đi. Đây là chuyến đi thứ hai của ông Scholz tới Trung Quốc với tư cách Thủ tướng. Chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông diễn ra vào tháng 11.2022.

Nhiều điều đã thay đổi kể từ chuyến thăm lần trước của Thủ tướng Scholz. Năm ngoái, Berlin lần đầu tiên công bố “Chiến lược Trung Quốc” nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường tỷ dân trong các lĩnh vực quan trọng và đưa Đức đi theo hướng giảm thiểu rủi romà EU đang thúc đẩy.

Quan điểm phía Trung Quốc

Ông Philippe Le Corre, chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Châu Âu tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho biết đang có “độ chênh” nhận thức về cách tiếp tục làm ăn với Trung Quốc ngay trong nội bộ liên minh cầm quyền ở Berlin và cả giữa các ngành công nghiệp khác nhau.

Ông Le Corre cho biết: Có ít nhất 2 nhóm, bao gồm những người muốn đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc và những người cảm thấy Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh quá lớn.

Trở lại với cuộc điều tra xe điện của EU. Đây là vấn đề giữa Trung Quốc và liên minh rộng lớn hơn, mà trong đó Đức là một thành viên. Cuộc điều tra được công bố vào tháng 9 năm ngoái. Nó có thể cho phép Ủy ban châu Âu áp đặt thuế trừng phạt đối với xe điện nhập khẩu rẻ hơn từ Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của lục địa già.

Đại sứ Trung Quốc tại EU đã mô tả cuộc điều tra là không công bằng, và cho biết Bắc Kinh đang hợp tác vì chúng tôi muốn tránh tình trạng hai bên sẽ phải dùng đến các biện pháp thương mại chống lại nhau.

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang