Đức: Điều khinh hạm Hessen đến Biển Đỏ; Cảnh báo Ukraine cạn vũ khí; Phản đối kéo NATO vào chiến trường Ukraine

Điều khinh hạm Hessen tham gia chiến dịch EU tại Biển Đỏ

(Ảnh minh họa).

Khinh hạm Hessen

Để bảo vệ các tàu thương mại trước lực lượng Houthi ở Yemen, khinh hạm Hesse, đã rời cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc để đến Biển Đỏ. Tàu được chế tạo để phòng không, ngoài các vũ khí khác, còn được trang bị radar có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 400km và tên lửa để bắn hạ các mục tiêu như tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái ở phạm vi hơn 160km.

Phát biểu với báo giới, Tư lệnh hải quân Đức, Phó đô đốc Jan Christian Kaack, nêu rõ: Tình hình hiện tại ở Biển Đỏ đã gây ra tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và buộc một số công ty phải ngừng sản xuất, đồng thời hơn 90% tổng lượng hàng hóa đến châu Âu và Đức bằng đường biển.

Nhiều chủ hàng đã chuyển hướng tàu sau các cuộc tấn công của Houthi

Houthi là lực lượng kiểm soát phần lớn Yemen đang thực hiện các vụ tấn công trên Biển Đỏ với lý do thể hiện đoàn kết với người Palestine trong cuộc chiến ở Gaza. Mỹ và các quốc gia khác vào tháng 12-2023 đã phát động một chiến dịch nhằm xoa dịu nỗi lo ngại cho rằng sự gián đoạn tại một trong những huyết mạch thương mại hàng đầu thế giới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, một số đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước châu Âu, đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch này.

Cảnh báo Ukraine đang cạn kiệt vũ khí

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi

Ukraine đang cạn kiệt vũ khí trong cuộc xung đột với Nga bất chấp sự hỗ trợ to lớn từ phương Tây. Thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ với báo chí, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ Kiev: Bất chấp sự hỗ trợ của chúng tôi, Ukraine có thể sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược nghiêm trọng. Nếu phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine, điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với Ukraine và làm thay đổi đáng kể bộ mặt của châu Âu.

Phương Tây phải làm hết sức mình để ngăn cản Nga giành chiến thắng. Nếu không, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một thế giới thậm chí còn bất ổn, bị đe dọa và khó đoán hơn thời Chiến tranh Lạnh..

Ông Scholz cho biết, để đạt được mục tiêu này, các nước phương Tây nên duy trì sự hỗ trợ quân sự cho Kiev, đồng thời thuyết phục cử tri rằng giúp đỡ Ukraine là một mục đích chính đáng. Ông nói thêm rằng phương Tây cũng nên đảm bảo rằng khả năng phòng thủ tập thể của NATO.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức đồng thời khẳng định ông không muốn vướng vào xung đột trực tiếp với Nga và cũng không có ý định đối đầu với Nga.

Nghiêm trọng về đạn dược

Các quan chức ở Kiev đã thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng về đạn dược. Trong khi đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) Joseph Borrell thừa nhận, tính đến tháng 3/2024, khối này chỉ có thể cung cấp cho Ukraine một nửa trong số 1 triệu quả đạn đã hứa vào đầu năm 2023.

Bình luận của ông Scholz cũng được đưa ra sau khi cuộc phản công của Ukraine vào năm 2023 không đạt được bước tiến đáng kể dù nhận được sự hỗ trợ quân sự to lớn của phương Tây. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, Ukraine đã mất 215.000 quân và 28.000 thiết bị quân sự, chỉ riêng trong năm 2023.

Nga đã chỉ trích các đơn hàng vận chuyển vũ khí tới Ukraine, đồng thời cảnh báo việc này sẽ khiến cuộc xung đột kéo dài và đưa phương Tây trở thành bên trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.

Không muốn NATO bị kéo vào cuộc xung đột với Nga

Trước thềm chuyến công du Mỹ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi tăng viện trợ cho Ukraine, nhưng khẳng định không muốn NATO bị kéo vào cuộc xung đột với Nga.

Cảnh báo hậu họa nếu không thắng được Nga

Ông cảnh báo mọi chi phí đầu tư vào lúc này cho Ukraine sẽ "không thấm vào đâu" so với hậu quả dài hạn và cái giá phải trả đối với phương Tây nếu không ngăn cản được Nga.

Thủ tướng Scholz kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Washington duy trì cam kết hỗ trợ quân sự cho Kiev giữa lúc nguồn vũ khí và đạn dược tại Ukraine đang cạn dần, trong khi nhiều cam kết hỗ trợ tài chính đã hoặc sắp hết hiệu lực.

Ông Scholz khẳng định: Đức sẵn sàng cam kết hỗ trợ an ninh dài hạn với Kiev và đầu tư để Ukraine đủ năng lực răn đe, tự vệ trước những cuộc tấn công trong tương lai. Ukraine là quốc gia công nghiệp hóa cao và có triển vọng làm thành viên EU. Họ có thể tự xây dựng quân đội hiện đại và trang bị tốt một khi đẩy lùi được Nga. Viễn cảnh này sẽ củng cố an ninh cho Mỹ lẫn châu Âu",

Viện trợ cho Ukraina đứng thứ 2

Kể từ khi chiến sự nổ ra vào năm 2022, Đức là nước viện trợ Ukraine nhiều thứ hai, xếp sau Mỹ. Quốc gia này đã cam kết và chuyển giao cho Ukraine hơn 30 tỷ USD vũ khí, trong đó có xe tăng, pháo và hệ thống phòng không.

Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh NATO

Vũ trang cho Ukraine để đe dọa an ninh Nga, lợi dụng Kiev để kích động xung đột với Moskva. Tổng thống Nga Vladimr Putin từng mô tả xung đột Ukraine là cuộc đọ sức giữa lực lượng Nga với "toàn bộ bộ máy quân sự phương Tây".

Ngoại trưởng Sergei Lavrov từng cáo buộc phương Tây đang thực hiện cuộc chiến tranh lai nhắm vào Nga. "Chiến tranh lai" là thuật ngữ để chỉ cuộc chiến đa phương tiện và đa mặt trận, từ chính trị, quân sự cho tới tấn công mạng, nhằm đạt được mục đích mà không bị quy kết hoặc phản đòn.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang