Đạo luật thuế thu nhập mới cần biết: Tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát, miễn thuế đối với thu nhập thêm tới 3.000 euro

Kể từ ngày 26.10.2022, chủ lao động có thể trả lương thêm cho nhân viên của họ số tiền lên tới 3.000 euro, số tiền này được miễn thuế và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Điều này được quy định bởi gói chính sách Tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát. Tuy nhiên quy định này không bắt buộc mà hoàn toàn do chủ lao động quyết định thực hiện hay không.

Theo quy phạm, cho đến cuối năm 2024, các khoản lương trả thêm cho người lao động lên tới tối đa 3.000 euro được miễn thuế cũng như miễn đóng góp an sinh xã hội.

Tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát nằm trong gói cứu trợ thứ ba dritten Entlastungspaket ban hành ngày 3/9/2022. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang, hơn 3/4 tổng số nhân viên thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lao động tập thể đã nhận được khoản tiền thưởng như vậy kể từ tháng 10.2022 hoặc sẽ nhận được vào cuối năm 2024.

Những điểm chính của gói chínhn sách trên, bao gồm:

- Thời gian áp dụng có thời hạn: Từ ngày 26/10/2022 đến ngày 31/12/2024. Thời gian kéo dài giúp doanh nghiệp giải quyết linh hoạt, không khẩn cấp.

- Trong thời gian này, các khoản thanh toán thu nhập thêm cho người sử dụng lao động lên tới 3.000 euro được miễn thuế cũng nhưmiễn đóng góp an sinh xã hội.

- Đây là một khoản trợ cấp của chủ lao động cho người lao động, được miễn thuế, nên có thể được chia ra nhiều đợt.

- Tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát phải được cấp không nằm trong khoản tiền lương đã kí theo hợp đồng lao động. Nghĩa là tiền lương xưa nay vẫn giữ nguyên. Bất kỳ chủ lao động nào cũng có thể trả thêm thu nhập ngoài lương cho người lao động, và khoản này mới được coi là Tiền Hỗ trợ bù đắp lạm phát được miễn thuế và phí bảo hiểm.

-Người sử dụng lao động chỉ cần làm rõ khi cấp tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát rằng, khoản này liên quan đến lạm phát.

Hoàn toàn tự nguyện

Tiền hỗ trợ bù đắp lạm phát hoàn toàn tự nguyện do người sử dụng lao động quyết định. Luật không quy định chủ lao động phải trả tiền này cho mọi người lao động.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang