Công ty dầu khí Nga thắng kiện công ti năng lượng Đức; Nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu phụ thuộc nền kinh tế Trung Quốc số 1 châu Á

Công ty dầu khí Gazprom Nga thắng kiện công ti năng lượng Đức Uniper

Công ty Đức kiện công ti Nga vi phạm hợp đồng

Cuối tháng 11.2022, công ty Uniper của Đức đệ đơn kiện Gazprom Export đòi bồi thường những tổn thất phát sinh do cung cấp thiếu khí đốt. Uniper sau đó ước tính chi phí để thay thế khí đốt Nga không dưới 11,6 tỉ euro.

Ngược lại, công ty Nga cho biết đang nghiên cứu tuyên bố yêu cầu bồi thường từ Uniper, nhưng không thừa nhận vi phạm hợp đồng cũng như không thừa nhận tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía các công ty Đức.

Uniper coi tình trạng bất khả kháng mà Gazprom tuyên bố về việc cung cấp khí đốt là vi phạm hợp đồng. Kể từ cuối tháng 8 năm 2022, phía Đức đã ngừng hoàn toàn việc nhận khí đốt từ Nga và coi đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của Gazprom. Uniper tuyên bố không mong đợi việc nối lại nguồn cung khí đốt Nga và đang chờ quyết định trong vụ kiện với Gazprom Export do chấm dứt hợp đồng vào năm 2024.

Tòa án Nga phán

Công ti Nga Gazprom Export kiện lên tòa án Nga yêu cầu cấm các công ty Đức tiếp tục tố tụng tại tòa án trọng tài thương mại quốc tế.

Hôm nay, TASS đưa tin, Tòa án Trọng tài St. Petersburg và Vùng Leningrad đã xét xử và ra phán quyết cấm các công ty công ty Đức Uniper Global Commodities SE và Meta-Methanhandel GmbH kiện công ty Gazprom Export tại tòa trọng tài quốc tế.

Trong trường hợp vi phạm lệnh cấm, tòa án Nga ra phán quyết thu hồi 14,3 tỉ euro của các công ty Đức cho Gazprom.

Giải thích cho yêu cầu này, các luật sư của Gazprom Export nêu rõ, công ty không thể tranh tụng bình đẳng tại tòa trọng tài nước ngoài bởi các lệnh trừng phạt Nga và các công ty Nga, cũng như do thiếu quyền tự do hoàn toàn trong việc lựa chọn dịch vụ pháp lý, vì một số công ty luật châu Âu đã công khai tuyên bố từ chối làm việc với các công ty Nga.

Nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu phụ thuộc nền kinh tế Trung Quốc số 1 châu Á

Đức đang ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Nhưng nhiều loại đất hiếm cần thiết lại nằm trong tay các "đối thủ", trong đó có Trung Quốc và Nga.

Kết quả nghiên cứu do Viện Kinh tế Đức (IW) có trụ sở tại Köln cùng với Cơ quan Nghiên cứu đổi mới và Hệ thống Fraunhofer (ISI) công bố đã làm sáng tỏ việc nhập khẩu đất hiếm, đồng và lithium của Đức, từ đó, đánh giá tầm quan trọng của mặt hàng này với nền kinh tế Đức.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu Đức phụ thuộc nến kinh tế số 1 châu Á Trung Quốc

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất của Đức phụ thuộc vào việc sản xuất hàng hóa có chứa đồng; 10% đến từ việc sản xuất hàng hóa có chứa lithium và hơn 20% đến từ hàng hóa có chứa đất hiếm.

Tác giả của nghiên cứu cho hay, các nhà máy chế tạo ô tô, nhà sản xuất hàng điện, điện tử và quang học đặc biệt phụ thuộc vào những nguyên liệu thô này. Khoảng 30% lượng nhập khẩu lithium, 19% lượng nhập khẩu đồng và đất hiếm của Berlin đến từ các nước "đối thủ", trong đó có Trung Quốc.

Hiện nay, thị trường nguyên liệu đất hiếm chỉ do một số ít nhà cung cấp thống trị. Mỏ đất hiếm lớn nhất là ở Trung Quốc. Tổ chức nghiên cứu địa chất Geological Survey của Mỹ ước tính, trữ lượng đất hiếm của toàn thế giới vào khoảng 120 triệu tấn, trong đó, quốc gia Đông Bắc Á sở hữu 44 triệu tấn, 21 triệu tấn ở Brazil, 18 triệu tấn ở Nga.

Theo nghiên cứu của IW, trong tương lai, nền kinh tế lớn nhất châu Âu Đức vẫn phải phụ thuộc nhiều vào đất hiếm của nền kinh tế số 1 châu Á Trung Quốc.

Ông Matthias Wachter thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), cho biết: “Sự phụ thuộc của Đức vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc còn lớn hơn sự phụ thuộc của nước này vào khí đốt Nga”.

Theo ông, Bắc Kinh có thể ra quyết định bất ngờ về cấm xuất khẩu đất hiếm bất cứ lúc nào.

Quan chức trên nói: Với châu Âu nói chung và Đức nói riêng, viễn cảnh này còn đáng sợ hơn việc Moscow ngắt cung cấp khí đốt. Bởi khi mất nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu có thể chuyển hướng sang năng lượng gió, năng lượng Mặt trời hay khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng đất hiếm thì không.

Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số khoáng sản đất hiếm.

Cụ thể, tháng 12/2023, Bắc Kinh chính thức cấm xuất khẩu công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm, bổ sung vào lệnh cấm đã áp dụng đối với công nghệ chiết xuất và tách các vật liệu quan trọng.

Giới chuyên gia nhận thấy, các biện pháp kiểm soát này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh về quyền kiểm soát chuỗi cung ứng tài nguyên và công nghệ toàn cầu.

Đối với nhiều người ở phương Tây, lệnh cấm cũng sẽ nhấn mạnh sự thống trị của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối với những vùng tài nguyên rộng lớn quan trọng trên toàn cầu.

Cố vấn cấp cao tại IW Cornelius Bahr cho rằng, nhu cầu đối với các loại nguyên liệu thô của Đức dự kiến vẫn sẽ tăng. Do đó, tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đến việc hai bên cùng hạn chế nhập khẩu hoặc ít nhất là đe dọa hạn chế khoáng sản đất hiếm sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế "đầu tàu" lục địa già.

Đa dạng hóa nguồn cung

Chuyên gia Fritzi Kohler-Geib, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Tái thiết Đức cảnh báo, điều kiện tiên quyết để định hình quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số là Berlin cần đảm bảo an ninh nguồn nguyên liệu thô, đảm bảo an ninh toàn bộ chuỗi cung ứng.

Để làm được điều đó, đại diện BDI Matthias Wachter lưu ý, việc giảm sự phụ thuộc vào các thị trường lớn và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trong chuỗi cung ứng là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này “không thể xảy ra trong một sớm một chiều”.

Trong khi đó, Cố vấn cấp cao Bahr cũng kêu gọi Berlin “đa dạng hóa các quốc gia cung cấp, thay thế các nguyên liệu thô quan trọng, mở rộng nguồn lực của chính mình và tăng cường tái chế”.

Ông cảnh báo, nền kinh tế công nghiệp của Đức sẽ “bị đe dọa nghiêm trọng” nếu mất khả năng tiếp cận các loại nguyên liệu thô này. Không chỉ thế, những tham vọng về khí hậu của đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Câu hỏi còn bỏ ngỏ

Chuyên gia tại IW bày tỏ: "Việc không tiếp cận được các nguồn nguyên liệu thô sẽ có nguy cơ khiến sản xuất công nghiệp không thể diễn ra tại nước này. Đơn cử như việc nếu không tiếp cận được với lithium, hoạt động sản xuất pin không thể diễn ra".

Giống như các quốc gia trong EU, Đức vẫn chưa thể sản xuất đất hiếm. Quá trình tiến tới chuyển đổi xanh, đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm của Berlin diễn ra thế nào vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang