.png)
Chính phủ đương nhiệm vẫn hoạt động cho đến khi Chính phủ mới được thành lập
Sau ngày bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Liên bang, Chính phủ Liên bang đương nhiệm vẫn hoạt động tiếp tục trong khoảng thời gian Hiến định, cho đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Đức. Tiếp theo, Chính phủ này vẫn tiếp tục phần việc điều hành hàng ngày cho đến khi một Chính phủ mới được thành lập.
Quyền hạn của Chính phủ Liên bang điều hành hoạt động hàng ngày
Để đảm bảo không xảy ra gián đoạn “vô chính phủ” sau cuộc bầu cử liên bang, Hiến pháp quy định: Bổ nhiệm một Chính phủ Liên bang điều hành hoạt động hàng ngày. Điều này đặc biệt cần thiết nếu việc thành lập Chính phủ mới bị trì hoãn, ví dụ do các cuộc đàm phán thành lập Chính phủ Liên minh vẫn còn phải tiếp tục.
Hiến pháp quy định kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Liên bang phải diễn ra 30 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang. Nhiệm kỳ các thành viên Chính phủ Liên bang kết thúc khi Bundestag mới được triệu tập.
Theo thông lệ xưa nay của nhà nước, Tổng thống Liên bang gửi công văn yêu cầu Thủ tướng Liên bang tại nhiệm vẫn tiếp tục điều hành công việc hàng ngày, cho đến khi Quốc hội được triệu tập phiên đầu tiên (Điều §69 , Mục 3 Hiến pháp). Sau đó, Thủ tướng Liên bang yêu cầu các Bộ trưởng Liên bang cũng tiếp tục công việc của họ.
Chính phủ Liên bang điều hàng công việc hàng ngày có cùng thẩm quyền như chính quyền bình thường. Tuy nhiên, cho đến nay, thông lệ chung của Chính phủ là không đưa ra các quyết định nào có tính ràng buộc đối với Chính phủ Liên bang kế nhiệm, chẳng hạn, không đưa ra bất kỳ luật mới nào.
Bầu Thủ tướng và thành lập Chính phủ
Hiến pháp đưa ra nhiều khả năng khác nhau để bầu Thủ tướng mới và thành lập Chính phủ (Điều §69 Hiến pháp ).
Theo đó, Tổng thống Liên bang đề xuất một ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng Liên bang lên Quốc hội.
Để thành công, ứng viên Thủ tướng cần có đa số phiếu bầu tuyệt đối của các thành viên quốc hội. Điều đó có nghĩa là: Cần ít nhất một nửa số Nghị sỹ cộng thêm ít nhất một phiếu bầu tiếp theo, mới được công nhận là trúng cử.
Nếu ứng viên được đề xuất không đạt được đa số phiếu bầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, thì trong vòng 14 ngày tiếp theo, các thành viên Quốc hội có thể bầu một ứng cử viên khác. Số vòng bỏ phiếu không bị giới hạn. Tuy nhiên người trúng cử vẫn cần phải có đa số tuyệt đối.
Nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối tại Quốc hội trong vòng bỏ phiếu này, vòng bỏ phiếu mới cuối cùng sẽ diễn ra ngay sau đó. Trong vòng bỏ phiếu này, người nhận được nhiều phiếu bầu nhất (nghĩa là ngay cả khi không quá bán) được coi là trúng cử.
Nếu Thủ tướng Liên bang được bầu bằng đa số tuyệt đối, nghĩa là bằng đa số các thành viên của Quốc hội, thì Tổng thống Liên bang phải bổ nhiệm người đó trong vòng bảy ngày kể từ ngày bỏ phiếu.
Nếu ứng cử viên trúng cử chỉ nhận được đa số phiếu so với ứng cử viên khác, Tổng thống Liên bang phải bổ nhiệm người này trong vòng bảy ngày hoặc giải tán Quốc hội. Nếu Tổng thống Liên bang giải tán Quốc hội, cuộc bầu cử mới phải diễn ra trong vòng 60 ngày (Điều §39 , Đoạn 1 , Câu 4 Hiến pháp).
Thời gian thành lập Chính phủ mới
Hiến pháp không quy định thời hạn cụ thể về bầu cử Thủ tướng Liên bang cũng như thành lập Chính phủ Liên bang. Chính phủ Liên bang hiện tại sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành cho đến khi có Chính phủ mới thay thế.
Đàm phán thăm dò và đàm phán liên minh
Các cuộc đàm phán thăm dò còn được gọi là đàm phán sơ bộ. Khi các đảng phái chính trị tổ chức các cuộc đàm phán thăm dò, họ thường muốn tìm hiểu xem có thể đạt được những thỏa hiệp nào và liệu có đáng để tiếp tục nỗ lực thành lập một chính phủ chung hay không.
Nếu các đảng phái chính trị coi các cuộc đàm phán thăm dò là có triển vọng, họ thường sắp xếp tổ chức các cuộc đàm phán liên minh sau đó. Các đối tác đàm phán sau đó là các đảng phái chính trị muốn cùng nhau thành lập chính phủ tương lai. Thông thường, các chuyên gia từ các bên sẽ chuẩn bị các văn bản ở cấp độ làm việc. Mục đích cuối cùng là đạt được thỏa thuận liên minh.
Nội dung thỏa thuận liên minh
Nếu các đảng phái chính trị liên quan đồng ý thành lập Chính phủ Liên minh, họ thường nêu rõ trong thỏa thuận liên minh các mục tiêu mà họ đã thống nhất cho hoạt động của Chính phủ trong tương lai.
Một thỏa thuận liên minh thường được ký kết trong thời hạn của một nhiệm kỳ bầu cử. Về nội dung, họ thường xác định các quy tắc hoặc nền tảng cho công việc của liên minh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các quyết định quan trọng riêng lẻ sẽ được đưa ra hoặc các đề xuất lập pháp sẽ được mô tả chi tiết. Ngoài ra, Liên minh còn xác định ai sẽ đứng đầu bộ, ngành nào toàn Liên bang.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá