Cập nhật khủng hoảng trục xuất người Việt ở Chemnitz: Tổng hợp Ý kiến Bộ trưởng Nội vụ Sachsen

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Bộ trưởng Nội vụ Sachsen Amin Schuster).

Trên bàn làm việc của Bộ trưởng Nội vụ Sachsen Armin Schuster đã nhận được những lá thư kiến nghị hàng tuần từ những người muốn ngăn chặn lệnh trục xuất gia đình ông bà Nguyễn/Phạm ở Chemnitz. Schuster nói, việc ra quyết định thật sự khó khăn. Với trường hợp gia đình Nguyễn/Phạm đã sống ở Sachsen trong 35 năm, Schuster cho biết thiếu cơ sở pháp lý để can thiệp. Chức vụ ông không thể đơn giản tự giải quyết vụ này. Để biện minh cho điều đó ông đề cập tới các án quyết cho phép trục xuất trước đây, cũng như những vụ Ủy ban Cứu xét từ chối.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ông Phạm Phi Sơn trong nỗi đau tột cùng).

Bộ trưởng Nội vụ cho rằng các cơ quan công quyền trong vụ quyết định trục xuất này không có lỗi

Schuster phát biểu, cơ sở pháp lý rất rõ ràng. Bởi những quyết định của một cơ quan có thẩm quyền nào đó, nếu được cho là sai lầm để ông có thể can thiệp thì thực tế "không thể nhận thấy". Ông phải bám sát cơ sở pháp lý và điều đó cực kỳ rõ ràng, chừng nào mà ông không có thêm bằng chứng mới thì ông không thể làm khác.

Sở Ngoại kiều trước hết gia hạn tạm dung cho gia đình

Bộ trưởng Schuster giải thích, ông Phạm, người đã sống ở Chemnitz từ năm 1987, bị rút giấy phép định cư tại Đức vào năm 2016 sau một thời gian lưu trú quá hạn ở Việt Nam. Tiếp đó gia đình rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp, rồi trở lại đệ đơn xin cư trú tại thành phố Chemnitz. Kế hoạch của Sở Ngoại kiều Chemnitz hiện nay là tạm thời gia hạn giấy phép tạm dung cho đến hết tháng 09.2022.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Một mái ấm gia đình sum vầy có được nơi quê hương thứ 2, lòng người nào nỡ phá tan xua đuổi ?)

Bộ trưởng Schuster giải thích lý do, tại sao gia đình ông Phạm bị đe dọa trục xuất?

- Ông Pham đã bỏ lỡ cơ hội gia hạn thêm thời gian được phép lưu trú ở Việt Nam, dẫn tới giấy phép lưu trú bị hết hiệu lực. Ông Phạm giải thích nguyên nhân phải ở lại điều trị vết thương chiến tranh, nhưng bị Bộ Nội vụ bác bỏ.

- Sau khi ông Phạm nhập cảnh trở lại, Sở Ngoại kiều đã ban hành chỉ thị xuất cảnh, cảnh sá t có thể thực hiện chỉ thị này bất cứ lúc nào.

- Lần cuối cùng ông Phạm đệ đơn kiện chống lại Sở ngoại kiều vào năm 2017 trước Tòa án Hành chính Trung thẩm ở Bautzen và bị Toà bác bỏ (trước đó kiện lên Toà án sơ thẩm điạ phương Landgericht bị xử thua).

- Một đơn cầu cứu gửi đến Uỷ ban Cứu xét die Härtefallkommission vào năm 2019 cũng bị từ chối.

Kiến nghị Cứu xét gia đình ông Phạm/Nguyễn

Cho đến cuối ngày 24.08.2022, đã có hơn70.600 người ủng hộ bản Kiến nghị Cứu xét trực tuyến cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn. Theo Schuster, sẽ tốt hơn nếu kiểm tra lại hồ sơ và lấy ý kiến các bên liên quan tuần tự như từ đầu, thì có thể thay đổi được hồ sơ hiện nay. Đó là căn cứ cho Ủy ban Cứu xét tái xem xét trường hợp này một lần nữa. Trong trường hợp được Ủy ban chấp thuận, thì hồ sơ của đương sự mới được đặt lên bàn làm việc của ông với trách nhiệm Bộ trưởng Nội vụ phải quyết định. Hiện tại vụ khủng khoảng xét quyền lưu trú này đã được chuyển đến Hội đồng Thành phố Chemnitz để xem xét.

Không có cơ hội ở lại Đức với Luật mới Cơ hội được quyền ở lại Đức "Chancen-Bleiberecht"

Schuster cũng từ chối yêu cầu từ Các đảng trong Liên minh cầm quyền tiểu bang Sachsen về đề nghị xét quyền ở lại cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn theo Luật mới đã được Chính phủ Liên bang thông qua (tiếng Đức) => "Chancen-Bleiberecht - Cơ hội được quyền ở lại Đức“, dành cho những người tỵ nạn hoà nhập tốt . Ông lý giải cho ý kiến của mình: "Tôi thậm chí không biết Hạ viện đang làm gì với dự thảo Luật đã được Nội các thông qua này“.

(Xem thêm:

=> Hiệp hội Ủng hộ Tỵ nạn Sachsen kêu gọi ký tên Kiến nghị Cứu xét cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn phải được ở lại!).

=> Kỳ vọng gia đình ông bà Phạm/Nguyễn được ở lại: Số người ký tên ủng hộ tăng nhanh; Án lệ Toà Hành chính Trung thẩm Sachsen).

=> Cộng đồng đông đảo ký kiến nghị cứu xét, Hiệp hội Ủng hộ Người tỵ nạn đe doạ biểu tình: Gia đình người Việt được tạm ngừng trục xuất

Viet Duc Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang