Cẩm nang đón con nuôi sang Đức:  Quy trình, thủ tục, hồ sơ, xử lý vướng mắc cả 2 phiá Đức-Việt

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Quy định pháp lý về nhận và đón con nuôi từ Việt Nam sang Đức được áp dụng tùy thuộc quốc tịch cha mẹ nuôi, nếu quốc tịch Đức thì phải tuân theo „Luật nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài“ của Việt Nam và „Luật nhận con nuôi“ của Đức, Luật quốc tịch Đức.

Nếu quốc tịch Việt Nam phải tuân theo Luật nhận „con nuôi đích danh“ của Việt Nam, Luật nhận con nuôi của Đức, và khi đón sang Đức phải tuân theo Luật lưu trú Đức.

Theo Luật nhận con nuôi đích danh, trong đơn xin phải ghi tên tuổi cụ thể, và phải có quan hệ ruột thịt họ hàng gần với bố mẹ nuôi. Khác với trẻ không có quan hệ trên, như trẻ trong trại mồ côi chẳng hạn, thì phải tuân theo „Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình, về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài“.

1- Điều kiện đối với con nuôi đích danh

Bố mẹ nuôi phải là người Việt, tức đang có hộ chiếu Việt Nam. Nếu đã nhập quốc tịch Đức thì không xin được con nuôi đích danh. Lúc đó muốn thì phải xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Con nuôi nhất thiết phải dưới 15 tuổi và kém hơn cha mẹ nuôi ít nhất 20 tuổi. Ở Đức, ngoài luật nhận con nuôi do cấp Liên bang ban hành, còn có luật tiểu bang, vì vậy các tiểu bang khác nhau, có thể có quy định khác nhau cần tìm hiểu thêm tại các cơ quan chức năng có liên quan ở đó, không nằm trong khuôn khổ Cẩm nang này.

2- Hồ sơ thủ tục phía Đức

2.1- “Bestätigung zur Vorlage bei den Adoptionsbehörden in Hanoi, Vietnam“

Đây là Giấy chứng nhận phiá Đức để trình cơ quan thẩm quyền Việt Nam ở Hà Nội, do Cơ quan thanh thiếu niên và gia đình (Amt für Jugend und Familie) thành phố nơi mình sống ở Đức cấp. Để được cơ quan Amt für Jugend und Familie Đức cấp giấy này, cần phải nộp:

a- Hai bản lý lịch (Lebenslauf) của vợ và chồng, kèm ảnh của gia đình, con cái (nếu có).

b- Bản sao Giấy khám sức khỏe tổng quát (ärztliches Attest) của hai vợ chồng (nhận kết qủa sau hơn 1 tuần).

c- Bản sao Chứng thư tư pháp (Führungszeugnis) của hai vợ chồng, xin tại Einwohneramt, chờ đợi khoảng 3 tuần.

d- Giấy khai sinh và hôn thú của hai vợ chồng (nếu đã kết hôn).

e- Giấy khai sinh của trẻ nhận làm con nuôi.

g- Giấy khai sinh và hôn thú cha mẹ đẻ của trẻ.

h- Giấy chứng nhận có việc làm do chủ doanh nghiệp ký hoặc giấy đăng ký kinh doanh Gewerbeanmeldung.

i- Giấy chứng nhận thu nhập 3 tháng.

k- Hợp đồng thuê nhà có đủ chỗ ở cho gia đình, tính cả con nuôi (tiêu chuẩn 12 m2 / đầu người, không tính công trình phụ).

l- Giấy tờ bằng chứng về lý do xin con nuôi, chẳng hạn: Hoàn cảnh gia đình cha mẹ trẻ nghèo khó, cha hoặc mẹ bị bệnh hay tàn tật không còn khả năng nuôi dưỡng trẻ, gia đình cha mẹ ly dị con ở với ông bà, nhưng hiện nay ông bà già yếu không còn khả năng nuôi dưỡng.... tất cả phải có xác nhận của UBND nơi trẻ sống (giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình quan trọng nhất).

m- Giấy kiểm tra sức khỏe của trẻ.

Mười loại giấy tờ nói trên, xin ở đâu phải được chỗ đó công chứng, hợp thức hóa tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, hoặc thành phố Hồ Chí Minh, rồi dịch ra cả 2 thứ tiếng Đức và Việt.

Sau khi nộp đủ giấy tờ trên, nhân viên phòng Adoptionsvermittlungstelle (phòng môi giới con nuôi) là cơ quan có thẩm quyền hợp pháp duy nhất tại thành phố nơi cư trú sẽ hẹn ngày đến thăm gia đình, thẩm vấn tâm lý nuôi dạy con của cha mẹ nuôi, thẩm tra nơi ăn ở và sinh hoạt dự kiến cho trẻ. Nếu thấy đủ điều kiện, họ sẽ đề nghị cơ quan chức năng liên quan, có nơi là Einwohnersamt, có nơi là Ausländerbehörder (nếu 2 cơ quan trên tách riêng) cấp Verpflichtungserklärung (giấy bảo lãnh).

2.2- Cấp Giấy bảo lãnh

Để được cấp Giấy bảo lãnh, tại Einwohnersamt/Ausländerbehörder phải khai bản Antrag auf Beglaubigung einer Verpflichtungserklärung (đơn xin chứng thực bảo lãnh ) in sẵn, và trình nộp, kèm theo:

- Chứng nhận thu nhập 3 tháng gần nhất.

- Hợp đồng thuê nhà.

- Giấy chứng nhận có việc làm (Arbeitgeberbestätigung ) hoặc đăng ký kinh doanh.

- Đóng lệ phí (mức tùy từng điạ phương, giao động quanh 20 Euro).

Thời gian chờ một ngày đến một tuần.

3- Hồ sơ thủ tục phía Việt Nam

(Xem tiếp tại => Ấn phẩm chuyên đề Cẩm nang đón con nuôi sang Đức: Quy trình, thủ tục, hồ sơ, xử lý vướng mắc cả 2 phiá Đức-Việt).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang