Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Văn nghệ
- Thơ
Xuân đã về đấy ư
Tiếng chồi non tí tách
Gió đùa chân lữ khách
Cánh én chao lưng trời.
Đôi tay trần gọi mời
Nét tầm xuân bối rối
Nụ hôn tình rất vội
Thoảng hương say thơm nồng.
Xuân đến rồi phải không
Mai Đào thay áo mới
Tiếng chim như ngóng đợi
Líu lo bản nhạc tình...
Lẩn khuất giữa bình minh
Giọt sương mềm trên lá
Cảm xúc tràn rất lạ
Xuân tô hồng nét môi.
Lối về ta chung đôi
Xuân thì thầm hò hẹn
Em nhìn anh bẽn lẽn
Ta say đắm tình Xuân!
Nguồn: FB Trương Thị Hoa Lài
Tiếc không đến được hội Lim
Bơi thuyền trong mộng đi tìm câu ca.
Miếng trầu cánh phượng têm ra
Em mời vỗ lả vỗ la tiếng lòng
Tưởng mình đang tựa thuyền rồng
Dùng dằng giã bạn mãi không muốn về.
Câu thơ vạt áo chưa đề
Tay ai chửa nắm cơn mê đã dừng
Biết là - em chỉ người dưng
Mà nghe lời hát như từng của nhau.
Em ca anh nuốt từng câu
Nửa vui gặp mặt nửa sầu chia tay
Con gà gáy báo sang ngày
Tỉnh ra mới biết mình say giấc nồng.
Nguồn: Tác phẩm Bến xưa; Tác giả Duong Đoàn Trọng
Socrates, một triết gia người Hy Lạp, được mệnh là bậc thầy về lý luận, truy vấn. Một hôm, ông được các đệ tử đặt câu hỏi:
- Thưa thầy, thầy có thể lấy ví dụ để nói rõ ngụy biện là gì?
Socrates suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại:
- Giả sử có hai người, một người sạch sẽ tươm tất, còn người kia bẩn thỉu xuề xòa. Nếu mời hai người này đi tắm, các em thử nghĩ xem, hai người trong họ, ai sẽ đi tắm trước?
Một đệ tử lớn tiếng nói:
- Tất nhiên là người bẩn thỉu rồi.
Socrates phản bác nói:
- Sai rồi, là người sạch sẽ. Bởi người sạch sẽ kia đã có thói quen thích tắm gội. Còn người bẩn thỉu lại cho rằng không cần phải tắm.
Nói rồi ông hỏi lại lần nữa:
- Hãy nghĩ thử đi, rốt cuộc ai sẽ di tắm trước?
Hai đệ tử đồng thanh:
- Là người sạch sẽ.
Socrates lại phản bác nói:
- Không đúng, là người bẩn thỉu. Bởi vì người bẩn thỉu càng cần phải tắm gội hơn người sạch sẽ.
Sau đó, Socrates lại hỏi thêm lần nữa:
- Vậy trong hai người rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước?
Ba đệ tử lớn tiếng trả lời như lần thứ nhất:
- Là người bẩn thỉu.
Một lần nữa Socrates lại nói:
- Lại sai nữa rồi, dĩ nhiên là cả hai người đều sẽ đi tắm. Bởi người sạch sẽ có thói quen tắm gội, còn người bẩn thỉu cần phải đi tắm. Thế nào, rốt cuộc ai sẽ là người đi tắm trước đây?
Lần này bốn đệ tử lưỡng lự trả lời:
- Thế thì xem ra hai người đều sẽ đi tắm.
Socrates giải thích:
- Không đúng, cả hai đều sẽ không tắm. Bởi vì người bẩn thỉu không có thói quen tắm gội, còn người sạch sẽ kia thì vốn không cần phải tắm.
Lần này các đệ tử nhôn nhao nói:
- Mỗi lần thầy nói đều khác nhau, nhưng lại đều đúng, chúng tôi rốt cuộc nên hiểu thế nào đây?
Socrates nói:
- Đúng vậy, về hình thức là dùng thủ đoạn suy luận chính xác nhưng thực tế lại trái với quy luật khách quan. Đưa ra kết luận nghe thấy đúng nhưng lại là sai, đấy chính là ngụy biện!
Các đệ tử lại đặt câu hỏi:
- Thưa thầy, ngụy biện có phải là cố ý luận chứng cho lý lẽ sai nào đó và sai lầm khách quan trong đó thật không dễ phát hiện. Vậy làm sao để nhìn thấy sai lầm khách quan trong nguỵ biện đó?
Socrates suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Có hai người cùng nhau chui vào sửa ống khói. Khi họ chui từ ống khói ra, một người thì rất sạch sẽ, còn một người thì muội than nhem nhuốc khắp người. Tôi hỏi ai sẽ đi tắm trước đây?
Tất cả đệ tử ngập ngừng trả lời:
- Đương nhiên là người bị lấm bẩn khắp người sẽ đi tắm trước.
Socrates nói:
- Thật vậy ư? Các ngươi hãy chú ý, người sạch sẽ thấy người kia lấm bẩn khắp người, nghĩ rằng từ ống khói chui ra sẽ rất bẩn. Còn người kia nhìn sang thấy người trước mặt rất sạch sẽ thì lại nghĩ rằng bản thân mình cũng rất sạch sẽ. Bây giờ tôi hỏi lại, ai sẽ là người đi tắm trước?
Hai đệ tử phấn khích:
- Ồ, tôi biết rồi ! Vậy nhất định là người sạch sẽ chạy đi tắm gội trước.
Cuối cùng Socrates chậm rãi nói:
- Những câu trả lời đó đều không đúng. Hai người đều cùng chui từ ống khói đó ra, làm sao người này thì sạch sẽ, người kia thì nhem nhuốc bẩn thỉu được. Đây gọi là trái với quy luật khách quan, dẫn tới sai lầm khách quan trong ngụy biện.
- Kẻ giỏi nói không bằng người biết phân tích lắng nghe.
- Ngụy biện nhìn ngoài thì hiệu nghiệm thật nhưng không bền vững.
- Xảo trá chi bằng hãy sống chân thành, muôn nghìn diệu kế chẳng bằng sống đúng đạo làm người.
Nguồn: FB Nguyễn Thị Tuyết Phương
Đức Việt Online
Tình em sống lại; Hoa Nguyệt Quế và em; Nghề giúp việc
Quên đi một cuộc tình; Tuổi già; Nhân quả thiện
Nhớ anh; Nhân nghĩa ở đời; Bí quyết sống hạnh phúc của 9 nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử
Xuân về thăm mẹ; Gửi cho em; Thái độ tiêu cực sẽ phá nát cuộc đời mình
Giấc mơ yêu; Để anh được quen em; Tám lời khuyên vừa thâm vừa thấm
Tình si; Gió Đông; Các ông chủ người Đức nghĩ gì khi sử dụng nhân viên
Một nửa ân tình; Họa chân dung em… tình yêu và nỗi nhớ; Những lời khuyên vàng cho cuộc sống; 12 sự thật giúp bạn bớt ngu ngơ khi vào đời
Ngỡ ngàng; Tám đặc tính của người đàn ông có giáo dục; Là ai không quan trọng, quan trọng là ở cạnh ai ?
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá