Tập đoàn Intel Mỹ lớn bậc nhất thế giới đầu tư vào Đức với khoản tiền xin hỗ trợ 17 tỉ euro

Tập đoàn Intel (tiếng Anh Integrated electronics)

Intel là một nhà sản xuất chất bán dẫn của Mỹ có trụ sở tại Santa Clara, Thung lũng Silicon, California, được thành lập vào năm 1968 bởi các nhân viên của Fairchild Semiconductor. Trụ sở châu Âu đặt tại München từ năm 1974. Intel được biết đến nhiều nhất với bộ vi tính PC, chiếm khoảng 80% thị phần trên toàn thế giới. Intel cũng sản xuất nhiều loại vi mạch khác cho máy tính.

Với doanh thu 64 tỷ đô la, lợi nhuận 0,11 tỷ đô la, Intel được xếp hạng số 1 trong số các công ty lớn nhất thế giới theo Forbes Global 2000. Công ty có vốn hóa thị trường 160,2 tỉ Euro năm 2022.

Xin tăng gói hỗ trợ lên 17 tỉ Euro

Ngày 11.06, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Chrisitan Lindner cho biết không thể chấp thuận đề nghị tăng gói hỗ trợ xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới của Intel tại München lên 17 tỉ euro.

Trước đó, Intel đã đạt thỏa thuận gói hỗ trợ vay tín dụng trị giá 6,8 tỉ euro từ Chính phủ Đức để xây nhà máy mới tại thành phố Magdeburg. Tuy nhiên, tập đoàn này yêu cầu được hỗ trợ thêm 10 tỉ euro với lý do chi phí năng lượng và xây dựng tăng.

Phản ứng của Chính phủ Đức

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Lindner cho biết ông phản đối việc tăng số tiền hỗ trợ: Chúng tôi không còn tiền trong ngân sách cho khoản này. Chúng tôi đang cố gắng gộp các khoản trong ngân sách lại, thay vì mở rộng chúng.

Lập trường của ông Lindner ít nhiều tạo nên sự chia rẽ quan điểm trong nội bộ Chính phủ Đức. Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz và Bộ trưởng Bộ Kinh tế kiêm Phó thủ tướng Robert Habeck được cho cởi mở với việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho Intel.

Truyền thông nhận định hai quan chức đứng đầu chính phủ tin rằng thương hiệu chip của Mỹ sẽ tăng cường đầu tư vào Đức với khoản hỗ trợ 17 tỉ USD. Đặc biệt, theo ông Habeck, Berlin cần cố gắng đưa mức hỗ trợ mảng sản xuất chất bán dẫn lên bằng Mỹ.

Với Đạo luật về chip và khoa học, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đổ 52 tỉ USD vào việc phát triển mảng sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Việc ông Lindner không đồng ý chi thêm 10 tỉ euro có thể ảnh hưởng không nhỏ đến dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của Intel trong lịch sử Đức thời kỳ hậu Thế chiến II.

Đây cũng là dự án chủ chốt trong mục tiêu nhân đôi thị phần trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu của Liên minh châu Âu (EU), từ chưa đầy 10% của hiện tại lên đến 20% vào năm 2030.

Bình luận về những tuyên bố trên của ông Lindner, phía Intel chỉ cho biết: Hiện có một khoảng chênh lệch liên quan đến chi phí và chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Đức để thu hẹp nó.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang