Cảnh báo ngành cắt tóc làm móng: Vấn nạn lao động chui phổ biến hơn bao giờ hết

Hiệp hội Thương mại Làm tóc Đức đang kêu gọi các chính trị gia hành động. Khoảng 1/4 tiệm làm tóc hoạt động qua mặt cơ quan thuế. Lao động không khai báo đã tăng lên đáng kể, trở thành một vấn đề trong ngành, đặc biệt kể từ sau đại dịch Covid-19.

Lao động lậu phổ biến

Số liệu đến từ Bộ Tài chính Liên bang cho thấy cứ 4 tiệm làm tóc bị hải quan kiểm tra thì có 1 tiệm không khai báo tiền lương. Trong tổng số 3.919 vụ kiểm tra toàn Liên bang có tới 979 bị khởi tố hình sự, trong đó có các tội cáo buộc, không đóng bảo hiểm xã hội, trả lương dưới mức tối thiểu và không khai báo lao động. Các ước tính cho thấy số lượng khách hàng làm đầu không được khai báo doanh thu khoảng 40%.

Nguyên nhân

Một lý do tại sao nền kinh tế ngầm vẫn tồn tại như vậy được Hiệp hội giải thích, do hậu quả dịch Covid-19. Hiệp hội mô tả tình hình hiện tại: Những nhân viên đã bỏ việc sẽ không quay trở lại, chi phí vận hành ngày càng tăng, mức lạm phát tác động tới người tiêu dùng giảm chi tiêu, dẫn đến doanh thu bán hàng thấp hơn, kết quả lao động lậu gia tăng. Tình hình nhiều tiệm làm đầu cũng khó khăn do sự cạnh tranh không bình đẳng bởi chính các tiệm trong ngành tạo ra. Chỉ khoảng 70% tiệm làm đầu hoạt động như công ty thông thường chịu thuế doanh thu. 30% còn lại được đăng ký tự hành nghề. Họ cung cấp dịch vụ được miễn thuế VAT vì doanh thu dưới ngưỡng quy định.

Cần phải điều chỉnh chính sách, luật pháp để chống lao động lậu

Trước tình hình hiện tại, Hiệp hội ngành đã đưa ra các yêu cầu kiến nghị lên Chính phủ Liên bang. Trong đó có các biện pháp:

-Giảm thuế doanh thu xuống 7% để cạnh tranh công bằng.

-Giảm thuế thu nhập cho dịch vụ làm đầu.

-Hỗ trợ tốt hơn cho đào tạo, hội nhập đối với lao động từ nước ngoài nhập cư, thông qua hỗ trợ tài chính cho học viên và thu hút học viên.

-Mở rộng các biện pháp kiểm soát để chống lao động lậu.

Câu trả lời cho doanh số bán hàng thấp

Hiện tại, không có ngành nghề nào rơi vào nền kinh tế ngầm lớn như nghề làm tóc, làm móng. Hiệp hội trung ương ngành cho biết: Doanh thu thấp và lương thấp khuyến khích thợ cắt tóc làm chui bên ngoài tiệm, hoặc giải quyết những khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động dịch vụ bất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp làm tóc nộp thuế lại phải chịu thiệt hại lớn hơn do giá thấp, chi phí tăng cao nên khó có khả năng cạnh tranh. Nghĩa là tiến thoái lưỡng nan.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang