Sống ở Đức cần biết, bao nhiêu tiền là vừa, các bậc thu nhập bình quân ở Đức; Ba lý do đồng nghiệp không nên biết mức lương mình

Sống ở Đức cần biết, bao nhiêu tiền là vừa?

Đó là một vấn đề mà mọi người đều muốn biết, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng và lạm phát. Vẫn còn rất nhiều thời gian cho đến hết tháng, nhưng trong khoảng thời gian này, đến một ngày nào đó bỗng ngân sách không còn một xu. Nhiều người sẽ tự hỏi: Mình vẫn kiếm đủ tiền chứ? Thu nhập của mình thực sự ở mức nào so với xã hội, những người xungquanh? Có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách xem xét so sánh với mức lương thống kê từ Tổng cục Thống kê Liên bang Đức das Statistischen Bundesamt. Mỗi năm một lần, thu nhập lao động Đức kiếm được, được thống kê phân thành các mức thu nhập. Muốn biết thu nhập mình nằm ở đâu, chỉ cần tìm ở bảng này.

Mức thu nhập bình quân 2022 đối với lao động toàn phần và có bằng cấp đào tạo

Tất nhiên, thống kê cho năm 2023 vẫn chưa có kết quả cuối cùng, nhưng nếu muốn biết liệu mình có thực sự kiếm đủ tiền hay không, cũng có thể xem xét so sánh với các giá trị trong năm 2022. Và cuộc khảo sát này cho thấy: Trong năm dương lịch 2022, người lao động toàn phần, và có bằng cấp đào tạo ở Đức có tổng thu nhập trung bình là 3.521 euro/tháng (lương gộp Brutto).

Lao động có bằng tiến sỹ

Tùy thuộc vào mức độ bằng cấp, nó sẽ tăng chênh lệch khá cao: Những người có bằng tiến sĩ, tiến sỹ khoa học nhận được mức lương gộp trung bình lên tới con số khổng lồ 8.687 euro/tháng.

Lao động có bằng cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ, hoặc tương đương

Họ nhận được mức lương gộp là 6.188 euro, trong khi những người có bằng kỹ thuật viên hoặc tương đương nhận được 4.826 euro.

Lao động có bằng đào tạo nghề, trung cấp, học nghề

Họ nhận được mức lương trung bình 4.551 euro. Những người hoàn toàn không có bằng cấp hoặc chưa hoàn thành khóa đào tạo nghề kiếm được ít tiền nhất: Tổng thu nhập của họ khoảng 2.817 euro.

Các yếu tố phụ thuộc khác

Lẽ dĩ nhiên giữa những lao động cùng trình độ cấp bậc đào tạo, vẫn có sự chênh lệch mức lương khá lớn. Ví dụ, thợ làm đầu vẫn ở vị trí thấp trong bảng lương, nhận được trung bình 1.778 euro. Theo Tổng cục Thống kê Liên bang, sự khác biệt còn lớn hơn giữa các ngành đào tạo. Vào tháng 04.2022, những thợ làm đầu toàn thời gian nhận được tổng số tiền là 1.778 euro mỗi tháng, trong khi kỹ thuật viên cơ điện tử cho ô tô nhận được trung bình 3.204 euro, cao hơn khoảng 1.400 euro.

Khác biệt lớn ở một số ngành nghề đặc biệt

Phi công thuộc học nghề nhưng vẫn nằm trong số những người được trả lương cao nhất, với tiền lương lên tới khoảng 8.739 euro. Các bác sĩ có mức lương gộp trung bình là 7.706 euro, so với các nhà phát triển phần mềm khoảng 5.541 euro.

Đặc biệt đáng chú ý

Các nhà điều dưỡng và lính cứu hỏa kiếm được ít hơn mức trung bình so với lao động nghề cùng bằng cấp, chỉ 4.105 euro. Ai chữa cháy, dịch vụ điều dưỡng cũng vậy, mức lương bình quân chỉ 3.559 euro. Câu hỏi đặt ra ai sẵn sàng chữa cháy, điều dưỡng?

Ba lý do đồng nghiệp không nên biết mức lương của mình

Đồng nghiệp không nên biết mức lương của mình, đó là một điều tốt. Tất cả chúng ta đều biết rằng nói dối không phải là cách để xây dựng một mối quan hệ (công việc) tốt đẹp. Suy cho cùng, ai cũng muốn mọi người luôn nói sự thật. Nhưng nói dối và giấu giếm là hai việc khác nhau.

Có một số điều không nên chia sẻ với đồng nghiệp mình, trong đó có đời sống tình dục riêng tư cũng như mức lương của mình. Về cơ bản, không có quy định nào về việc không thảo luận về mức lương của đồng nghiệp. Nhưng có thể do chỉ muốn biết liệu mình có được trả lương và đối xử công bằng hay không, nên nảy sinh nhu cầu muốn biết lương đồng nghiệp để so sánh. Tuy nhiên, 3 lý do sau đây cho thấy, không nên tiết lộ mức lương của mình.

Không nên xem đồng nghiệp của mình là đối thủ cạnh tranh

Nếu không tiết lộ mức lương của mình với đồng nghiệp và không cho họ biết về thu nhập của mình thì sẽ không có áp lực cạnh tranh giữa họ với mình, điều này trong một số trường hợp thậm chí có thể dẫn đến mâu thuẫn thù địch. Một số người quá tham vọng và sẽ làm bất cứ điều gì để có thêm tiền cao hơn người khác. Vì vậy, tốt hơn hết nên giấu đồng nghiệp của mình để không gây thù chuốc oán.

2. Không dằn vặt bản thân về mặt cảm xúc

Nếu không cho ai biết mức lương của mình và không ai cho mình biết họ kiếm được bao nhiêu tiền, sẽ khiến bản thân bớt căng thẳng hơn rất nhiều. Bởi vì nếu nhận thấy đồng nghiệp mình kiếm được nhiều tiền hơn mình và lại làm cùng một công việc, trước hết chính mình có thể tự trách mình tại sao lại như vậy. Tất nhiên, điều ngược lại cũng xảy ra: Không ai muốn đồng nghiệp mình cảm thấy thiệt thòi do mức lương mình cao hơn họ.

3. Không ai cảm thấy bị đối xử bất công

Nếu không ai biết mức lương của đồng nghiệp thì sẽ không có khả năng ai đó cảm thấy bị đối xử bất công. Người sử dụng lao động chắc chắn biết lý do tại sao họ trả lương cho mình theo cách họ làm và tại sao thu nhập của đồng nghiệp của mình có thể khác. Trong bối cảnh này, một thiếu một chút thông tin không gây hại gì mà còn thúc đẩy bầu không khí làm việc trong công ty.

Tất nhiên,ai cũng được phép hỏi về mức lương của đồng nghiệp, nhưng hãy chắc chắn trước rằng mình có thể chấp nhận câu trả lời và cảm thấy an tâm ở vị trí làm việc của mình.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang