Nước Đức trở lại ? Về đi anh; Mai này già

NƯỚC ĐỨC TRỞ LẠI?

Ngày quan trọng cho tương lai nước Đức

Thứ ba, ngày 18/3/2025, là một ngày rất quan trọng cho tương lai nước Đức. Với 2/3 số phiếu thuận, quốc hội đã phê chuẩn hai nhiệm vụ thật lớn lao cho những năm tháng tới: Thay đổi một số điểm trong hiến pháp (để có không gian phát huy) và gói đầu tư 500 tỷ Euro để hiện đại hóa hạ tầng và trang bị cho quân đội bảo vệ đất nước.

Tôi tin nước Đức, tin giới tinh hoa Đức vì những minh chứng sau đây.

Lịch sử dân tộc Đức là một lịch sử bi hùng, thăng trầm. Có những khi họ đã ở đáy vực, nhưng tinh thần Đức, ý chí Đức và trí tuệ Đức đã giúp họ đứng dậy và tiếp tục vươn lên.

Cuộc chiến 34 năm

Đây là cuộc chiến tranh sau khi tách đạo thiên chúa thành hai nhánh, Kito và Tin lành thế kỷ thứ 16. Cuộc chiến xảy ra từ 1618 đến 1648, chủ yếu trên đất Đức, làm 20% dân số Đức bị tiêu diệt và một đống tro tàn rải khắp đất nước. Họ phải làm lại từ đầu, xây dựng lại đền đài, đường xá, làng mạc với sự bình tĩnh và kiên nhẫn rất lớn.

Napoleon  đè bẹp vương quốc Thổ

Thế kỷ thứ 18 và 19, hai cường quốc là Anh và Pháp làm mưa làm gió ở châu Âu, bắt nạt hầu hết các nước khác ở lục địa này, trong đó có Phổ (vùng đất mạnh nhất trên lãnh thổ Đức). Ngậm mối nhục ấy, tinh thần dân tộc Đức trỗi dậy với những cải tổ chưa từng thấy để Đức/ Phổ vươn lên là một cường quốc ở châu Âu.

Vì bị xé lẻ thành 39 khu tự trị nên Đức không thể mạnh lên được. Họ nhìn thấy yếu điểm này và quyết tâm thống nhất. Phổ mạnh lên nhờ cải tổ mạnh mẽ và chiến thắng liên tiếp trong vòng 10 năm, từ 1861 – 1871, thắng Đan Mạch để giành lại vùng Schleswig – Holstein, thắng Áo để khẳng định Phổ mới là ông chủ của nước Đức và đặc biệt là thắng Pháp, kẻ thù không đợi trời chung. Người Đức tuyên bố thành lập Vương quốc Đức ngay trong lâu đài Versailles thủ đô nước Pháp. Từ đó nước Đức là một cường quốc ngang ngửa với Anh, Pháp và Nga ở châu Âu.

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất

Cũng chỉ vì mạnh lên quá nhanh nên người Đức cảm thấy rằng, mình không hề thua kém các cường quốc khác nhưng chẳng có bao nhiêu thuộc địa. Sự nóng ruột của hoàng đế trẻ Willhelm II đã đẩy nước Đức châm ngòi cho cuộc chiến thế giới đòi chia lại thuộc địa. Sau khi thất bại, Đức bị đồng minh bắt đền bù rất nặng nề, và bị Pháp chiếm vùng Ruhr vì không cống nạp đủ sản phẩm hàng năm. Năm 1923 là một năm tồi tệ nhất trong lịch sử nước Đức: Lạm phát, thất nghiệp, thiếu thốn thực phẩm thuốc men, khủng bố, nổi loạn… Nhưng chỉ 2 năm sau, Đức dần ổn định và phát triển. Chỉ tính từ 1918 đến 1932, giải Nobel đã được trao cho 18 người Đức trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Einstein (vật lý) và Thomas Mann (văn học). Berlin lại trở thành một trung tâm văn hóa và khoa học của thế giới. Họ đã sản xuất thành công ô tô, máy bay, chất màu cho nhựa, tàu ngầm, súng phun lửa, Radio. Hàng made in Germany trở nên nổi tiếng thế giới.

Số không sau năm 1945

Cũng vì hiệp ước Versailles bắt ép nước Đức quá nên dân chúng bị kích động và đồng lòng muốn rửa hận. Nước Đức trở thành phát xít. Hitler bị đồng minh đánh đại bại, để lại một nước Đức tan nát với hơn 9 triệu người chết. Tất cả đã mất hết. Người ta gọi đó là “Giờ số không” của nước Đức (tháng 5/ 1945). Các nước thắng cuộc họp ở Potsdam và chia nước Đức thành 4 phần chiếm đóng để kiểm soát và tiễu trừ mọi mầm mống của chủ nghĩa phát xít, để nó không có cơ hội gây tội ác trong tương lai. Đức mất ¼ lãnh thổ ở phía đông và 12 triệu người sống ở đó phải phiêu bạt về phía tây sông Oder, trong đó gần hai triệu đã thiệt mạng trên đường trở về giữa mùa đông 1945.

Thế rồi 4 năm sau, nước CHLB Đức (Tây Đức) và CHDC Đức (Đông Đức) được thành lập. Chỉ hơn 10 năm sau khi lập quốc, kỳ tích kinh tế Tây Đức làm thế giới ngạc nhiên. Nước Đức sống những năm hoàng kim, làm gương cho cả những nước thắng trận là Anh và Pháp. Họ đã cúi đầu nhẫn nhục, lao động và sáng tạo để vượt qua số phận.

Bước ngoặt chính trị năm 1990

Sau 40 năm chia cắt, hai nước Đức lại tái thống nhất không tốn một viên đạn. Tây Đức hầu như gánh toàn bộ quá trình thống nhất này. Miền đông được xây dựng lại gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng. Khôn khéo cho tiền để nhiều vạn lính Nga đóng ở Đông Đức rút quân về nước. Định kiến đông/ tây mờ dần sau khoảng hai chục năm, mức sống hai miền gần như tương đương là những thành tựu đáng nể của dân tộc Đức.

Và hiện nay

Nước Đức không còn được như xưa nữa vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Nhưng không ai có thể tưởng tượng được là nước Nga lại hung hãn bắt nạt nước khác gây nguy cơ chiến tranh trên toàn bộ lục địa châu Âu. Nếu cẩn thận quá sẽ bị chỉ trích nặng nề là không cần thiết, nếu đánh giá nhẹ sẽ bị lên án là chủ quan, và châu Âu chủ yếu dồn vào làm ăn. Cuộc xâm lược Ukraine và sự quay lưng của Mỹ làm cho châu Âu tỉnh hẳn, không còn dụi mắt nghi ngờ gì nữa. Giới tinh hoa Đức đã quyết tâm, và tôi tin, họ sẽ hùng cường trở lại vì họ có truyền thống, tiềm năng, ý chí và trí tuệ.

Nguồn: FB Nguyễn Thế Tuyền

 

 

VỀ ĐI ANH

Về lấp đầy hồn em

Đừng như gió lang thang ngoài xa kia nữa

Những ngọn gió gieo cô đơn thành bão tố

Trút cuồng phong lên nỗi sợ một mình

 

Về đi anh

Thành phố sắp lên đèn

Hoa Trinh nữ chỉ là hoa xấu hổ

Dòng suối nhỏ rong chơi bỏ mùa mưa gầm rú

 

Quay ngược chiều về uống cạn thời gian

Chỉ đám lá vội vàng không muốn xanh hơn

Xếp lả tả lên gốc cây mùa Thu cớm nắng

Cây lá bội bạc nhưng tình em dù quá nhiều cay đắng

 

Vẫn ương gàn ôm ấp lấy mùa xanh

Về thôi anh

Em xâu chỉ khâu dòng thơ cũ đã lành

Đắp bồi lên những ngày tháng muộn

 

Chim xa tổ nhớ đường bay cuối ngày chập choạng

Muông thú nhớ rừng

Anh nhớ em không?

Về thôi anh

Xa cách mãi sao đành?

 

Đôi ta sẽ hiền lành thôi hờn ghen cãi cọ

Về đi anh, lấp đầy nhau mặc ngoài kia bão giông vần vũ

Rất có thể ngày mai

Thế giới có chiến tranh!

Nguồn: FB Kiều Thị An Giang

 

 

MAI NÀY GIÀ

Nếu một ngày ta thật sự già đi
Có quên không những điều giờ rất nhớ
Sớm bình minh có bao giờ bỏ lỡ
Hay ngủ lì kệ mặt trời lên cao?


Nếu mai này ta già sẽ ra sao
Còn ưa thích những sắc màu sặc sỡ
Ngồi ngẩn ngơ ngắm nụ hoa hé nở
Tủm tỉm cười chạm tới một cái tên?


Mai này già có nhớ nhớ quên quên?
Không hứng thú mấy nơi ồn ào nữa
Dậy thật sớm đợi bình minh ngang cửa
Pha tách trà, nghe mấy bài hát xưa.


Mai này già ta còn thích ngắm mưa
Ngồi ngơ ngẩn nghĩ về điều đã cũ
Thương những bức tường loang giờ rêu phủ
Bụi thời gian bạc phếch ánh mắt nào.


Mai này già đếm ngày tháng hư hao
Đốt ngón tay mòn dư theo màu tóc
Ta ngồi đó kể về thời khó nhọc
Cứ nhắc hoài, nhắc mãi điều đã qua.


Mai này già ta còn nhớ về ta
Về cái thời thanh xuân xa tít tắp
Mỗi một năm theo thời gian trầm mặc
Tuổi ta dần mờ nhạt … thôi đếm đong.


Mai này già sẽ sống thật thong dong
Lòng không chứa những giận hờn thương ghét
Tâm nhẹ tênh chẳng ưu phiền mỏi mệt
Như vệt nắng cuối chiều, như mây trắng buông lơi… 

Nguồn: FB BẦU TRỜI TRONG XANH

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang