Nghị quyết của Thượng viện Đức về Dự Luật Cải cách đặt tên họ - Những quy phạm chính sửa đổi

Kế hoạch cải cách quyền đặt tên họ

Vào ngày 20.10.2023, Thượng viện Đức đã thảo luận về kế hoạch của Chính phủ Liên bang hiện đại hóa luật đặt tên họ Đức.

Trong đánh giá của mình, Thượng viện yêu cầu một số thay đổi đối với dự thảo luật, đặc biệt yêu cầu luật cần có hiệu lực muộn hơn để cơ quan hành chính có đủ thời gian thay đổi dễ dàng các thủ tục.

Kế hoạch sửa đổi của Chính phủ đưa ra nhiều khả năng đặt tên họ kép

Theo kế hoạch của Chính phủ, tên họ kép có thể được áp dụng cho con cái và cả hai vợ chồng. Cho đến nay, chỉ có tên họ lúc khai sinh hoặc tên họ hiện tại của vợ hoặc chồng mới có thể sử dụng để xác định tên họ chung của cả vợ chồng cũng như con cái sau khi kết hôn.

Theo Dự Luật mới người phối ngẫu không sử dụng tên họ của mình để đặt tên họ chung cho cả vợ chồng khi kết hôn có thể sử dụng tên họ cũ này của mình làm tên họ kép trước và sau khi đã kết hôn.

Vợ chồng không bắt buộc phải chọn tên họ chung cho cả 2 người khi kết hôn. Nếu vợ chồng không chọn tên họ chung cho cả 2 người, thì khi sinh con phải quyết định cho con mang tên họ nào của bố hoặc mẹ. Tên họ kép theo luật hiện hành không được phép.

Dễ thay đổi hơn sau khi bố mẹ ly hôn

Việc thay đổi tên họ con cái lấy từ tên họ của bố hoặc mẹ, theo Dự Luật mới được thực hiện dễ dàng hơn đối với con chưa thành niên sống với mẹ hoặc bố sau khi li hôn (tức sống với mẹ nhưng mang tên họ của bố, hoặc sống với bố nhưng mang tên họ của mẹ). Cho đến nay, những trẻ như vậy vẫn phải giữ nguyên tên họ cũ khi khai sinh. Con riêng của vợ hoặc chồng không được người phối ngẫu nhận làm con nuôi, được quyền lấy lại tên cũ của mình, nếu có lý do. Ngoài ra, Dự luật mới bỏ điều khoản bắt buộc thay đổi tên họ của con nuôi khi nhận nuôi đã ở tuổi trưởng thành trong luật cũ.

Yêu cầu đối với người thuộc các dân tộc thiểu số

Ngoài ra - không giống như trước đây - truyền thống đặt tên của các dân tộc thiểu số được công nhận ở Đức và đối với các dạng họ phù hợp với giới tính, cũng cần phải tính đến đối với những người có nguồn gốc di cư. Những hình thức như vậy đặc biệt phổ biến ở những tiểu bang có khu vực nói tiếng Slowakisch và Sorbisch. Trong đánh giá của mình, Thượng viện yêu cầu các quy định sửa đổi trên cần giới hạn áp dụng cho những dân tộc thiểu số vẫn còn giữ phong tục tiếng nói của họ.

Các thủ tục tiếp theo hoàn tất Dự luật

Đánh giá của Thượng viện đã được chuyển đến Chính phủ Liên bang. Chính phủ sẽ phản hồi. Tiếp theo, Hạ viện sẽ thảo luận thông qua Dự thảo luật của Chính phủ Liên bang đệ trình. Chậm nhất ba tuần sau khi được thông qua, Dự thảo sẽ được đưa tiếp vào chương trình nghị sự của Thượng viện cho ý kiến lần cuối cùng.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang