Luật Tiếp tục Thúc đẩy nhập cư Lao động Lành nghề Đức cần biết: Cơ hội cao cho lao động lành nghề Việt nhập cư sang Đức

(Nội các họp thông qua Dự thảo Luật Weiterentwicklung der Fachkräfteeinwanderung).

Nền kinh tế Đức cần một số lượng lớn lao động lành nghề Fachkräfte. Nhập cư lực lượng này là cách duy nhất để đảm bảo sự thịnh vượng và các hệ thống an sinh xã hội Đức. Dự thảo luật và sắc lệnh về tiếp tục thúc đẩy nhập cư lao động lành nghề Weiterentwicklung der Fachkräfteeinwanderung được Nội các Đức vừa công bố nhằm mục đích thu hút nhiều lao động lành nghề hơn nữa từ nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cho lao động lành nghề Việt sang Đức làm việc như đã từng bùng nổ vào những thập niên 80 thế kỷ trước, CHDC Đức đã thu hút hàng ngót trăm ngìn lao động Việt Nam.

Bộ trưởng Lao động Liên bang Heil nhấn mạnh rằng, văn bản luật mới cho thấy nước Đức không chỉ chấp nhận những người nhập cư đủ điều kiện mà còn mong muốn, khuyến khích điều đó.

Đức hiện thiếu hụt lao động lành nghề ở nhiều vùng và lĩnh vực. Số lượng cần tuyển dụng vào năm 2022 khoảng 1,98 triệu.

Với chiến lược về lực lượng lao động lành nghề, Chính phủ Liên bang Đức đang tập trung vào tiềm lực trong nước, nhằm thu hút lực lượng lao động của phụ nữ và người lớn tuổi đồng thời tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nghề. Ngoài ra, nước Đức vẫn cần nhập cư bổ sung lao động lành nghề, để các công ty có thể đảm bảo và mở rộng lực lượng lao động của mình.

Thêm một bước tiến trong hiện đại hóa nước Đức

Ngày 29.03.2023, Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz đã nhấn mạnh tại Hạ viện Đức Bundestag rằng điều quan trọng là Đức phải thực sự có được những lao động lành nghề. Và để làm được điều đó, chúng ta cần Luật nhập cư Lao động Lành nghề hiện đại nhất trong Liên minh Châu Âu, một luật có thể dẫn đầu toàn cầu. Đó là một bước tiến nữa hướng tới hiện đại hóa nước Đức, một bước tiến nữa hướng tới đảm bảo tăng trưởng kinh tế cho tương lai, và một bước nữa hướng tới vượt qua hàng thập kỷ bế tắc.

Rào cản hành chính quan liêu và kiến ​​thức cần thiết về tiếng Đức vẫn khiến quá nhiều người khó quyết định nhập cư vào Đức. Chính phủ Liên bang muốn thay đổi điều đó.

Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser phát biểu: Chúng tôi muốn lao động lành nghề có thể nhanh chóng đến Đức và bắt đầu một khởi đầu thuận lợi. Chúng tôi muốn loại bỏ các rào cản quan liêu. Nếu người nhập cư có kinh nghiệm làm việc hoặc tiềm năng cá nhân, chúng tôi sẽ giúp họ có được chỗ đứng vững vàng trong thị trường lao động Đức.

Nhập cư lao động lành nghề được thực hiện theo ba cách quy định trong Luật nhập cư Lao động Lành nghề:

Trình độ chuyên môn

Với thẻ xanh của EU, các chuyên gia CNTT, những lĩnh vực hiện Đức đang có nhu cầu đặc biệt, có thể nhập cư Đức với bằng cấp được công nhận. Đối với họ, ngưỡng lương được hạ xuống, thời gian kinh nghiệm chuyên môn được rút ngắn và quan trọng đối với người Việt vốn không vững về ngoại ngữ là bằng chứng về kỹ năng tiếng Đức được miễn. Trong tương lai, bất kỳ ai có bằng cấp đều có thể làm bất kỳ công việc nào có trình độ tương đương.

Kinh nghiệm

Bất kỳ ai có ít nhất hai năm kinh nghiệm chuyên môn và bằng cấp về chuyên môn được nước đó công nhận đều có thể nhập cư Đức với tư cách lao động lành nghề. Bằng cấp không còn đòi hỏi được công nhận ở Đức trước khi nhập cư. Điều đó có nghĩa là ít quan liêu hơn và do đó thủ tục ngắn hơn.

Ngưỡng mức lương phải đảm bảo rằng những lao động lành nghề nhập cư có triển vọng dài hạn trên thị trường lao động Đức. Những người không đạt được ngưỡng mức lương cần thiết phải tiếp tục bồi dưỡng để được công nhận trình độ chuyên môn của họ tương đương với mức lương đỏi hỏi. Để thủ tục công nhận bằng cấp không trì hoãn ảnh hưởng tới thời gian nhận việc, lao động lành nghề nhập cư và chủ lao động được quyền tự thỏa thuận với nhau về phương pháp và thời gian công nhận bằng cấp.

Tiềm năng

Đối với những người muốn nhập cư chưa nhận được lời mời làm việc cụ thể từ chủ lao động, nhưng có tiềm năng đáp ứng thị trường lao động sẽ được tạo cơ hội nhập cư. Điều này dựa trên một hệ thống điểm đáng giá tiềm năng. Các tiêu chí bao gồm trình độ, kiến ​​thức về tiếng Đức và tiếng Anh, kinh nghiệm nghề nghiệp, mối liên hệ với nước Đức, tuổi tác và tiềm năng của bạn đời hoặc vợ/chồng.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang