Hồi ký chẳng phải, nhật ký cũng không - Sống lâu trên đất Đức

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực lòng từ trái tim mình, mình rất tự hào là người Việt Nam, yêu dân mình, nguyện cống hiến „vô điều kiện“ cho quê hương.

Cho đến khi người Việt Nam buôn lậu thuốc lá, bị xã hội lên án, rồi cạnh tranh, bắn giết nhau, trộm cắp, chấn lột chính đồng bào mình trên đất nước người ta, trong khi người ta coi mình là KHÁCH !

Thời đó bạn bè Đức hỏi - Woher kommst du (bạn người nước nào) ?

Bọn mình trả lời cho xong: Mình là người Lào !!!

Rồi đến khi bảo vệ luận án tiến sỹ với kết quả tuyệt đối „cum laude“ (ông giáo sư hướng dẫn mình là một trong những người thiết kế đồng Euro) mình càng mong muốn quay về Việt Nam phục vụ tổ quốc !

Thực tế mình đã về Việt Nam và sẵn sàng làm việc cho quê hương, nhưng mình đã quay lại. Gia đình mình quyết định ở lại Đức, đơn giản chỉ vì con cái.

Những năm đầu ở lại Đức, mình vẫn đau đáu nhớ về Việt Nam và lý tưởng cống hiến cho nước mình. Mình luôn „mặc cảm“ là „phó thường dân“ nơi đất khách quê người, luôn tự hỏi mình là ai - ông không ra ông, thằng chẳng ra thằng.

Mình không có ý nghĩ phải „cống hiến“ cho nước Đức và đã đứng bên lề của xã hội !

Thời gian qua đi, con mình đã trưởng thành, các cháu được xã hội đánh giá cao và có một tương lai tươi sáng. Các cháu không có „bệnh“ như mình - mặc cảm. Ít nhất trong công việc các cháu được coi trọng và ưu đãi, nhiều trường hợp còn hơn cả các đồng nghiệp „Đức gốc“ - khi các cháu có khả năng cống hiến cao hơn họ !

Mình cũng đã nhận ra nhiều điều trước kia mình „học“ và „dạy người ta“ - không đúng, không phải là „Duy vật biện chứng“ mà là giáo điều „Duy tâm“.

Ai đã cố tình lừa mình hay họ cũng bị lừa và tự dối lòng ?

Sống trên nước Đức người ta dần dần nhận ra:

Chỉ khi sống ở Đức, thực sự hoà nhập vào một xã hội Đức từ cấp vĩ mô, lập pháp, hành pháp, tư pháp đến những hoạt động đời sống thường nhật diễn ra xung quanh mình, bạn mới dần dần nhận ra: Thế nào là tự do, dân chủ.

Nhìn cuộc sống của người dân, qua hành vi cư sử của họ bạn sẽ tự hào được sống trong xã hội Đức, có những người bạn Đức, thậm chí tự hào là „ học trò“ của họ.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Sống lâu trên đất Đức bạn sẽ cảm nhận được - đây là quê hương thứ hai của bạn và bạn sẽ tự nguyện xây dựng, cống hiến cho nó như các con tôi, như bao sắc tộc sống ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang dẫn dắt thế giới.

(Nguồn: => FB Vietduc Kultur | Facebook)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Thơ

Thông điệp hôm nay; Nghịch lý cuộc sống

24/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Hạnh phúc là khi đã cố gắng hết mình; Định  nghĩa vui về chồng

23/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Định nghĩa về vợ; Nếu một ngày ta chán nhau

22/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Văn xuôi

Những lời nói vô giá, để bạn ngẫmlại chính mình; Một bài học đơn giản nhưng quý báu

13/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Nhịn; Đừng cãi

10/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Sự thật nơi đáy giếng; Khi thấy buồn bực, chên vênh, mơ hồ về định hướng cuộc đời

09/04/2024

  Khi còn còn học ở Uni Leipzig, nếu có cơ hội, trong các bài văn (Absatz) mình ca ngợi Việt Nam hết lời, không phải là sáo rỗng mà là thực l&ogra

Lên đầu trang