HỘI GIẢ TRANG

Vào một chiều mùa Đông ở Luebeck vào những năm bảy mươi. Tôi nhìn thấy một con đường dốc thẳm, đóng băng trơn và tối. Mỗi cây đèn đường chỉ soi sáng một ngôi nhà nơi nó đứng. Một chiếc chuông cửa kêu lắc cắc báo hiệu có người ra. Một cô bé dắt một thằng nhỏ, đó là tôi. Nhưng tôi rẩy tay ra, con đường là dải băng đẹp tuyệt. Tôi trượt xuống, tôi trượt nhanh. Tôi tiến gần ngã ba. Trong chốc lát, trước khi tôi đến đó thì một người đàn bà bịt khăn từ đầu đến chân bước ra, tay nải bà xách cái gì đó. Trong khi trượt nhanh tôi không hãm được, tôi đã va vào bà, còn bà ta thì không né được. Vì đường trơn nên bà bị ngã, nhờ trời tối nên tôi đã tẩu thoát. Nhưng tôi nghe tiếng cốc chén vỡ. Bà ta mang theo cốc chén trên tay nải. Tôi đã gây ra tai họa! Tôi đứng lại, tim đập mạnh. Cô bé cuối cùng thì cũng đã tới, tôi nói ‘không phải tại em”, “bà ấy không còn gì ăn nữa”, cô bé nói “ và con bà cũng chả còn miếng gì“. “Chị biết bà ta không, chị Stine?“. ”Bà ta biết em đó”, Stine cả quyết. “Bà ta sẽ sang nhà và mách với cha mẹ không?”. Stine nói là có và đe dọa, tôi sợ quá. Chúng tôi lo vì ngày mai tại nhà có lễ hội đặc biệt quan trọng hơn mọi lễ hội khác: Hội giả trang. Rồi tôi cứ phảng phất mối lo đằng sau. Hãy còn trên giường, tôi cứ rón rén nghe, có ai bấm chuông không, liệu người đàn bà ấy có đến không. Bà ta không còn chén, bát, con cái bà ta thì không còn cái ăn. Nhưng tôi cũng chẳng sung sướng gì.

Ngày hôm sau, khi Stine đón tôi từ trường về, việc đầu tiên tôi muốn biết là về người đàn bà: “Bà ta có sang nhà ta không?”. Chị tôi suy nghĩ, và nói không, nhưng lại dọa tôi, bà ta dù sao cũng tìm thấy mày...

Cho đến chập choạng tôi vẫn còn sợ, rồi thì sự vô tư và cái rộn rịp trong nhà để chờ đón hội lễ đã thâm nhập vào người tôi. Khắp nơi đèn sáng choang và nặc mùi thơm của hoa, của các loại thức ăn khác lạ. Tôi được phép làm cho mẹ tôi sửng sốt. Rồi thì những người khách xuất hiện, đầu tiên là các cô gái trẻ bạn của mẹ cùng một cô từ Bremen đến, một người khách vãng lai ở tạm trong nhà, một người khách mà tôi không muốn bỏ qua. Sau đó thì cô này mang mặt nạ, tôi thì cảm thấy mình là người nhà, tôi đã biết, ai là cô zigeu và ai là con quy tim. Bây giờ thì tôi phải đi ngủ, một lần nữa với bộ đồ mỏng mảnh tôi trườn xuống cầu thang. Lễ hội đã bắt đầu. Những căn phòng bên ngoài thì trống vắng, thêm nữa, tôi cũng không nhận ra nó. Cái lễ hội đã làm thay đổi nó hoàn toàn. Có ai đó bước vào, tôi lại nhẹ nhàng nép vào phòng khác. Và tôi lượn một vòng, một sự ăn bận đủ các kiểu, đủ các màu sắc được nổi lên cùng tiếng nhạc rộn rã, hàng loạt gói quà tặng xếp hàng, những tiếng nói râm ran và mùi thơm ấm áp của nước hoa. Cuối cùng thì tôi cũng tới được trước cửa phòng lễ hội, nguy hiểm nhưng có giá. Những vai trần, được ánh sáng tô màu, tóc óng ánh như châu báu, tỏa sáng từ cuộc vui, xoay vòng không mệt mỏi theo bước nhảy. Cha tôi là một sĩ quan lạ, tô phấn, và đeo kiếm, tôi rất tự hào về cha tôi. Madam Q-tim vuốt ve ông nhiều hơn. Nhưng niềm tin của tôi đã đổ vỡ trước cô gái đến từ Bremen, tôi cảm giác như cô ta bị cuốn hút, ngã vào lòng một người đàn ông, mà không hi vọng ông ta biết cô là ai. Cậu bé bảy tuổi tôi đang đứng trước cửa phòng lễ hội, ngạc nhiên về niềm hạnh phúc mà mọi người đang vờn theo nhau. Bổng nhiên cánh cửa mở, tôi bị mời, có ai đó tìm tôi. Một người làm công trong nhà, anh ta gọi tôi ra, phía dưới có một người đàn bà muốn gặp tôi. Anh ta không để ý tới khuôn mặt tái của tôi. Đuôi tôm áo nhanh nhẹ biến mất. Tôi đứng lại một mình và là ông chủ của mọi sự phán quyết. Có phải tôi hay không? Nếu tôi không xuống gặp bà ta thì biết đâu bà ta sẽ lên tận phòng lễ hội. Như thế thì nguy to, tốt nhất là tôi chịu hi sinh. Người đàn bà đã đứng bên cửa ra vào, nơi ít ánh sáng. Đàng sau bà là một phòng tối. Bà vẫn che mặt như hôm qua, không cử động. Bà ta là một pho tượng của lương tâm nhô lên từ bóng đêm. Tôi chậm chạp tiến lại gần, tôi muốn biết bà đòi tôi bao nhiêu nhưng tôi không phát nổi âm thanh . “Mày đã làm vỡ chén bát của tao”, bà nói như tự sự, với một giọng rất khàn: “con trai tao không còn gì để ăn”. Tôi nuốt nước miếng đặt số phận mình vào những đứa con của bà. Tôi có thể lấy thức ăn từ bếp ra đưa cho bà ta? Nhưng bếp thì lại đầy người, các cô gái và người hầu bàn, tôi sẽ làm cho người ta rộn lên. “Bà chờ cho một chút”, tôi lắp bắp và đi vào phòng tối phía sau bà. Ở đấy để nhiều áo khoác của khách. Tôi bước qua và đến được chỗ tôi cất đồ đoàn của mình, những tượng lính và những quyển sách. Tôi ôm hết cả xuống và muốn lấy luôn cả lọ hoa có con thiên nga xòe cánh. Nhưng tiếc thay không phải của tôi. Tôi đưa hết cho bà và bà tuôn hết vào ró, rồi đi khỏi.

Ngạc nhiên thay, ngày hôm sau khi chị Stine đón tôi từ trường về nhà thì các thứ tôi đem tặng lại được sắp lên chỗ cũ. Tôi không hiểu nổi, cả Stine nữa, người mà tôi đã kể cho nghe, cũng có vẻ như ngạc nhiên lắm. Nhưng Stine đã phì cười. Tình nghi cho Stine thì lâu sau này mới có, và bởi vì chị cười. Stine chính là người đàn bà đòi gặp tôi trong đêm, là pho tượng lương tâm, người mẹ bất hạnh của những đứa con bị đói mà tội lỗi là do tôi gây ra.

Hình như trong thực tế thì không ai bị đói cả. Cũng không ai biết liệu có chén bát bị vỡ hay không. Stine một diễn viên giỏi với nhân vật được sáng tạo của mình đã dựng nên bi kịch hấp dẫn. Tôi thì không quên được, rằng mình mới là đứa trẻ bảy tuổi đã phải dứt ra khỏi tầng lớp giàu sang tiếp xúc với rià xã hội để đặt chân vào sự nghèo đói và tội lỗi do chính mình gây ra. Một ấn tượng cũng là một bài học ư? Ở Luebeck những năm bảy mươi không thể nhìn thấy rõ ràng điều này.

Khi tôi đi dạo chơi cùng bà tôi, thì bên lề đường thỉnh thoảng có người đập đá hay những người đàn ông giống như vậy và ăn cơm trong những cái niêu. “Chúc đồng bào ăn ngon”, bà tôi

nói rất thành tâm và cởi mở. Chữ “đồng bào” nghe ngắn và hút âm, từ này lâu nay nghe không quen. Nhưng họ đã cảm ơn.

Thái Bá Hồng dịch

Nguồn: https://books.google.de/books?isbn=9739827950

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang