Được miễn học phí, và ở lại làm việc, sinh viên quốc tế đổ vào Đức du học; Đạo luật Nhập cư Lao động chuyên ngành từ 01.11.2023

Được miễn học phí, và ở lại làm việc, sinh viên quốc tế đổ vào Đức du học

Tổng hợp số lượng, cơ cấu sinh viên quốc tế ở Đức

Theo báo cáo về sinh viên quốc tế của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức DAAD hồi tháng 9, năm học 2022-2023 có hơn 458.000 du học sinh theo học tại Đức, tăng 4% so với năm ngoái. So với 2014, thời điểm chính phủ Đức phê duyệt chính sách giáo dục miễn phí, con số này đã tăng 52%.

Trong số này, gần 146.000 sinh viên theo đuổi ngành kỹ thuật, chiếm 31,8% và tăng 7% so với hai năm trước. Những ngành học khác được sinh viên quốc tế ưa thích là Luật, Kinh tế và Khoa học xã hội, với tổng cộng hơn 87.000 người.

Xét theo quốc tịch, sinh viên Ấn Độ đông nhất với hơn 42.000 người, tăng gấp ba so với 7 năm trước. Trung Quốc xếp thứ hai với hơn 39.000 sinh viên.

Ở từng bậc học, hơn 130.000 sinh viên theo hệ cử nhân. Mức tăng mạnh được ghi nhận ở bậc thạc sĩ, với gần 149.000 sinh viên, tăng 12.000 so với năm học trước đó.

Ba lý do chính thu hút sinh viên quốc tế vào Đức và ở lại Đức sinh sống

Theo khảo sát của Study in Germany, một cổng thông tin về du học Đức, có ba lý do chính khiến ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài chọn Đức làm điểm đến du học.

- Đầu tiên, hầu hết các đại học công lập tại Đức miễn học phí, sinh viên chỉ mất một khoản phí hành chính 150-250 euro (4-6,6 triệu đồng) mỗi năm. Trong khi đó, chất lượng giáo dục đại học Đức được đánh giá cao với hơn 500 chương trình cử nhân, thạc sĩ được dạy bằng tiếng Anh. Tổng cộng có 49 trường của nước này thuộc nhóm hàng đầu thế giới, theo xếp hạng của Times Higher Education.

- Thứ hai, tổng chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên quốc tế tại Đức chỉ khoảng 930 euro/tháng (1.000 USD), thấp hơn 1/3 so với du học sinh tại Anh (1.500 USD) hay 1/4 so với ở Mỹ (1.250 USD). Trong thời gian học tập được phép đi làm thêm với mức lương tối thiểu hiện nay 12 Euro/giờ. Thời gian nghỉ hè sinh viên có thể đi làm, thậm chí xin nghỉ một nămhọc đi làm, năm tới học tiếp, đủ tiền để trang trải sinh hoạt phí, thậm chídư dả có thể gửi về Việt Nam trợ giúp gia đình.

- Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở lại tìm việc lên tới 18 tháng với giấy phép cư trú có thời hạn. Nếu tìm được việc làm sẽ được cấp giấp phép thường trú, tức sống ở Đức. Kết quả khảo sát cũng cho thấy gần 70% du học sinh muốn ở lại Đức tìm việc sau tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ở lại mười năm sau khi đặt chân tới Đức là 45%, cao hơn ở Canada (44%) - một trong những nước thu hút du học sinh đông nhất thế giới.

Lực lượng trí thức chuyên gia nước ngoài sống và làm việc tại Đức

Khoảng 29% nhân lực tại các viện nghiên cứu và 14% tại các trường đại học Đức là công dân nước ngoài, với tổng cộng 70.000 người, theo GS Monika Jungbauer-Gans ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học Đức.

Còn theo StepStone, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến, mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp cử nhân ở Đức là 64.000 USD/năm, cao hơn 46% mức lương trung bình tại Đức. Bác sĩ là ngành cho thu nhập cao nhất, ở mức 102.000 USD/năm. Các ngành nghề khác cho mức lương cao là tư vấn quản lý (59.000 USD), ngân hàng (62.800 USD), kỹ sư (57.400 USD) và chuyên gia công nghệ thông tin (56.700 USD).

Đạo luật Nhập cư Lao động chuyên ngành từ 01.11.2023

PHẦN I Thẻ xanh EU mới từ tháng 11.2023

-Hạ giới hạn tiền lương

-Mở rộng diện nhập cư

PHẦN II Những thay đổi khác từ tháng 11.2023 & Quy định làm việc và công nhận bằng cấp từ năm 2024
-Điều kiện cấp giấy phép cư trú cho lao động chuyên ngành không có bằng cấp

-Lao động đối với lái xe chuyên nghiệp
-Lưu trú để tìm việc và công nhận trình độ đào tạo ở nước ngoài

-Cơ hội lưu trú tại Đức để tham gia các biện pháp đánh giá trình độ đào tạo

PHẦN III Việc làm đối với lao động phổ thông và lao động chuyên ngành

-Quy định đặc biệt về việc làm đối với lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp

-Đối với chuyên gia CNTT quyền được nhập cư lao động thậm chí còn dễ dàng hơn

-Nhập cư lao động điều dưỡng từ các nước thứ ba

-Tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng

-Điều dưỡng và trợ lý từ các nước thứ ba đã hoàn thành khóa đào tạo tại Đức

-Giấy phép định cư cho người lao động chuyên ngành từ nước ngoài

-Đối với sinh viên tốt nghiệp một khóa đào tạo nghề ở Đức

-Đoàn tụ gia đình dễ dàng hơn đối với lao động chuyên ngành

-Giấy phép cư trú cho những người được trợ cấp khởi nghiệp

PHẦN IV Việc làm của sinh viên và du học sinh nhập cư

-Mở rộng cơ hội làm việc cho sinh viên nước ngoài

-Thời gian cư trú để tìm kiếm trường đại học có triển vọng làm thêm

-Mở rộng cơ hội cư trú để tìm kiếm nơi đào tạo

-Mở rộng cơ hội làm việc bán thời gian cho sinh viên

- Việc làm ngắn hạn

- Những thay đổi tiếp theo từ đầu mùa hè năm 2024

-Áp dụng thẻ cơ hội tìm việc

PHẦN KẾT V Quy định riêng nhập cư lao động từ các nước Tây Balkan

-Lao động chuyên ngành phải làm những thủ tục gì để có thể nhập cư vào Đức làm việc

-Tư vấn

-Nơi liên hệ xin thị thực nhập cảnh và cư trú

-Là một nhà tuyển dụng lao động, tuyển sinh nước ngoài, hay công ti ở Đức cần nhân lực nước ngoài, có thể tìm thông tin ở đâu?

-Những thông tin cụ thể

Xem nội dung chi tiết tại đường Link

=> ĐẠO LUẬT NHẬP CƯ LAO ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH MỚI HIỆU LỰC TỪ 01.11.2023.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang