Du học nghề Việt sang Đức cần biết: Thời gian thử việc - 17 Quy phạm quan trọng (Phần III)

10. Khi học sinh học nghề mang thai trong thời gian thử việc

Hệ quả pháp lý khi mang thai trong thời gian thử việc là người sử dụng lao động chỉ có thể đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng khi được sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền tiểu bang. Mang thai không nhất thiết phải kéo dài thời gian thử việc, trừ khi điều đó đã thỏa thuận trong hợp đồng (xem mục 6).

Do Luật chống sa thải người mang thai có hiệu lực từ khi bắt đầu mang thai, nên học viên có thể thông báo cho nhà trường về việc mình mang thai mà không sợ bị sa thải. Tuy nhiên Luật quy định không bắt buộc phải thông báo. Mặc dù vậy, nếu người sử dụng lao động không biết học viên mang thai, họ có thể sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm chủ lao động đối với người lao động mang thai. Do đó, vì lợi ích riêng của mình, học viên mang thai nên thông báo cho chủ lao động biết.

Nếu một học viên đang mang thai chưa thông báo cho chủ lao động biết, nên vì một lí do nào đó bị sa thải trong thời gian thử việc, học viên đó vẫn còn hai tuần sau khi nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng để chống lại với lí do đang mang thai. Nếu không được chủ lao động chấp nhận, trong vòng ba tuần, học viên được quyền chống sa thải bằng cách viện đến ban hòa giải hoặc tòa án lao động. Để việc chống sa thải có hiệu quả, học viên phải chứng minh mình đã mang thai khi nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng.

Nếu học viên bị sa thải chỉ biết mình mang thai sau khi đã hết thời hạn chống hủy hợp động lao động, thì phải thông báo ngay cho người sử dụng lao động biết, và nếu vẫn bị hủy hợp đồng lao động thì nộp đơn đến ban hòa giải hoặc tòa án lao động.

11. Thời hạn thông báo hủy hợp đồng lao động đối với học viên và chủ lao động trong thời gian thử việc

Trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng đào tạo, trong thời gian thử việc cả doanh nghiệp đào tạo và học viên đều có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không cần thời hạn báo trước. Việc chấm dứt hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi nhận được thông báo, vì vậy học viên không thể và không phải làm việc tiếp một ngày nào nữa trong công ty.

Về nguyên tắc, các bên được tự do đặt ra thời hạn dài hủy hợp đồng khi đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng đào tạo, bởi pháp luật không quy định thời hạn hủy hợp đồng.

12. Những lý do nào có thể đưa ra cho việc hủy hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn thử việc?

Khi hết thời gian thử việc thường kéo dài từ một đến bốn tháng, học viên chỉ có thể bị chấm dứt hợp đồng bất thường (hủy ngang) außerordentliche gekündigung, nghĩa là chỉ khi có lí do đặc biệt. Chẳng hạn, khi mục tiêu đào tạo không thể đạt được, như học viên có quá nhiều ngày nghỉ học hoặc đã trượt các kỳ kiểm tra. Hoặc vắng mặt không lý do, hoặc trộm cắp hoặc lăng mạ cũng có thể là căn cứ để hủy ngag hợp đồng.

Giới hạn trên không áp dụng đối với học viên tự hủy hợp đồng. Học viên có thể từ chấm dứt hợp đồng sau thời gian thử việc với thời hạn thông báo là bốn tuần và nêu rõ lý do. Không có quy định pháp lí về những lý do chấm dứt. Chỉ cần học viên nêu lí do muốn từ bỏ đào tạo nghề này hoặc muốn tìm kiếm đào tạo trong một ngành nghề khác là đủ.

Nếu học viên muốn tránh thời hạn quy định bốn tuần sau thời gian thử việc, muốn hủy ngay hợp đồng thì phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với công ty đào tạo hoặc đưa ra một lý do quan trọng nào đó, chẳng hạn tiền lương liên tục trả chậm hoặc quá thấp, hoặc khả năng không thể làm tiếp tục.

13. Thông báo chấm dứt hợp đồng có được đưa vào chứng chỉ đào tạo không?

Sau khi bị hủy hợp đồng trong thời gian thử việc, học viên được quyền đòi hỏi cấp chứng chỉ đào tạo trong thời gian này. Tuy nhiên, chứng chỉ đó không được phép nêu rõ ai đã chấm dứt hợp đồng và chấm dứt vì lý do gì. Chỉ ngoại trừ khi chính học viên hủy hợp đồng và đề nghị ghi rõ thông tin này, để dùng làm bằng chứng cho việc tìm cơ sở đào tạo khác.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang