- Cư trú - Luật pháp
- Luật Pháp
Vì luật chỉ quy định thời gian thử việc tối thiểu là một tháng, nên chủ doanh nghiệp có thể thỏa thuận với học viên thời gian thử việc dài hơn, và ngay cả sau đó lại rút ngắn, cũng không thành vấn đề. Thậm chí, doanh nghiệp đào tạo có quyền chấm dứt hợp đồng đơn phương trong thời gian thử việc, mà không cần học viên đồng ý.
Tuy nhiên, về phía học viên không có quyền rút ngắn thời gian thử việc. Điều này cũng áp dụng cho cả học viên đã hoàn thành thực tập tại công ty trước khi bắt đầu đào tạo.
Không có quy định đặc biệt nào về nghỉ phép, nghỉ lễ trong Đạo luật Đào tạo Nghề Berufsbildungsgesetz, do đó quyền nghỉ lễ, nghỉ phép bình thường của người lao động được áp dụng cho học viên học nghề, dù lao động chính thức hay thử việc. Theo đó quyền nghỉ phép chỉ được phép áp dụng sau thời gian làm việc 6 tháng. Nghĩa là công ty đào tạo không buộc phải cho học viên nghỉ phép trong sáu tháng đầu tiên, tuy nhiên công ty vẫn có thể áp dụng tự nguyện.
Nghỉ phép tối thiểu theo luật định
Thời gian được tính theo công thức: Mỗi năm được nghỉ phép 1 tháng. Tức, nếu làm việc 5 ngày một tuần, sẽ được phép nghỉ: 4 tuần x 5 ngày = 20 ngày mỗi năm (không tính ngày nghỉ cuối tuần). Trong trường hợp một tuần làm việc 6 ngày, quyền được nghỉ phép hàng năm: 4 tuần x 6 ngày = 24 ngày (theo Điều §3 Luật Nghỉ phép Liên bang - BurlG).
Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho những người trẻ tuổi. Nếu chưa đủ 16 tuổi có thể yêu cầu 30 ngày nghỉ phép mỗi năm. Trong năm sinh nhật lần thứ 17, được hưởng tối thiểu 27 ngày nghỉ mỗi năm, và trong năm sinh nhật lần thứ 18 được hưởng 25 ngày (theo Điều § 19 JArbSchG). Học viên khuyết tật nặng có thể yêu cầu nghỉ phép thêm tối đa 5 ngày nghỉ mỗi năm (theo Điều §208 Bộ Luật Côn dân 9 - SGB IX)
Quyền nghỉ phép theo luật định đối với học sinh học nghề
Thời gian nghỉ phép của học sinh học nghề được bảo đảm bằng nghỉ học kì. Nếu không được nghỉ học kì mà phải đi học thực hành, thì phải thay thế số ngày lẽ ra được nghỉ học kì bằng số ngày nghỉ phép.
Ngoại lệ đối với quy định tối thiểu 6 tháng làm việc mới được quyền nghỉ phép
Được áp dụng nếu ngưỡng 6 tháng trong một năm không thể đạt được do khách quan. Chẳng hạn, khóa học nghề thường bắt đầu vào ngày 01.10 hàng năm. Vì chỉ còn ba tháng trong năm nên "thời gian chờ đợi" sáu tháng không thể đạt được nữa. Trong trường hợp này, học viên được quyền nghỉ phép: 30 ngày nghỉ phép cho 1 năm chia cho 12 tháng nhân với 3 tháng = 7,5 ngày. Sang năm mới, từ tháng 01, mới áp dụngthời gian chờ đợi 6 tháng, mới được tính nghỉ phép.
Một căn bệnh thông thường không bao giờ được coi là lí do để sa thải trong thời gian thử việc cả trong trường học lẫn tại xí nghiệp học thực hành. Ngoại lệ duy nhất chỉ áp dụng đối với những người khuyết tật nặng. Trong trường hợp này, việc chấm dứt hợp đồng chỉ được phép khi có sự đồng ý của cơ quan hòa nhập lao động khuyết tật Integrationsamt.
Đối với tất cả những người khác, về mặt lý thuyết, họ cũng có thể bị sa thải mà không cần thông báo, nếu do bệnh tật hoặc số ngày nghỉ ốm cao trong thời gian thử việc. Công ty đào tạo cũng có thể đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng nếu học viên phải nghỉ ốm.
Còn tiếp
Đức Việt Online
Luật thuế Đức 2024, 2025: PHẦN IV - Các quy định mới về tiền cha mẹ Elterngeld
Chính phủ Đức thông qua Luật Tiếp tục Giảm thuế Steuerfortentwicklungsgesetz: Tăng thu nhập ròng cho người dân
Luật mới và sửa đổi tháng 12.2024 - PHẦN I: Tăng lương hưu; Bù đắp lạm phát; Khai thuế tự nguyện; Trợ cấp làm việc ngắn hạn; Cổ đông làm giám đốc điều hành
Luật mới và sửa đổi tháng 12.2024 - PHẦN II: Dịch vụ thông tin; Giá đường sắt, phí cầu đường; Thư Giáng sinh; Thời hạn trả lại hàng; Hãng Audi; Cây Noel
Mua pháo từ nước ngoài mang vào Đức cấn biết: Luật chất nổ; Mức phạt; Những chú ý khi nhập khẩu; Nhập khẩu, vận chuyển từ Ba Lan
Doanh nghiệp và người lao động cần biết: Làm việc ngày nghỉ lễ, Tết, Giáng sinh; Tiền bồi dưỡng; Chế độ nghỉ phép
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá