Du học nghề Việt sang Đức cần biết: Thời gian thử việc - 17 Quy phạm quan trọng (Phần I)

Học viên có thời gian thử việc trong quá trình đào tạo là bao lâu, có thể kéo dài hoặc rút ngắn? Nếu người học nghề bị ốm hoặc mang thai trong thời gian thử việc thì sao? Và điều gì xảy ra trong trường hợp chấm dứt hợp đồng? Sau đây là những câu hỏi và trả lời.

1. Thời gian thử việc có lợi gì?

Về nguyên tắc, thời gian thử việc mang lại lợi thế cho cả hai bên. Nhà tuyển dụng có thể có được một bức tranh chính xác hơn về người học việc của họ trong vài tháng đầu tiên trước khi họ đồng ý kí hợp đồng lao động chính thức. Ví dụ, thầy giáo hướng dẫn nghề có thể kiểm tra xem học viên có phù hợp với đội ngũ làm việc hay không, có đáng tin cậy và đáp ứng các yêu cầu chuyên môn cơ bản hay không. Về phần mình, các học viên có thể sử dụng thời gian để tìm hiểu xem nghề nghiệp có đáp ứng được kỳ vọng của chính họ hay không và nó có thể được học tốt như thế nào trong công ty này.

2. Sự khác biệt giữa thời gian thử việc Probezeit và công việc tập sự Probearbeit là gì?

Trái ngược với công việc tập sự, thời gian thử việc được hưởng phụ cấp đào tạo ngay từ ngày đầu tiên. Rốt cuộc, người học nghề trong thời gian thử việc cũng là người lao động chính thức, có trách nhiệm hoàn thành một công việc cho người sử dụng lao động. Còn công việc tập sự, chỉ là làm thử vẫn phải có người giám sát. Do đó, các công ty được phép trả tối đa một khoản trợ cấp chi phí cho nhân viên làm thử, như chi phí đi lại, tiền ăn trưa, mà không bắt buộc phải trả lương.

3. Người sử dụng lao động có buộc phải thỏa thuận về thời gian thử việc không?

Thời gian thử việc ít nhất một tháng được quy định theo Điều §20 của Luật Dạy nghề (BBiG). Luật quy định: Thỏa thuận về thời gian thử việc Probezeit ngắn hơn luật định là không hợp pháp, ngay cả khi chủ lao động và người học nghề thống nhất.

Trong hợp đồng lao động bình thường, luật pháp không bắt buộc phải áp dụng thời gian thử việc. Trong thực tế, điều này có nghĩa là nếu một người thử việc, sau khi học lý thuyết làm việc trong một công ty đào tạo hoặc một công ty khác, không bắt buộc phải thỏa thuận về thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.

4. Thời điểm thử việc bắt đầu khi nào trong quá trình học nghề?

Thời điểm thử việc bắt đầu vào ngày ghi trong hợp đồng đào tạo là thời điểm bắt đầu đào tạo. Đối với hầu hết trường học nghề, đây là ngày 1 tháng Tám hoặc ngày 1 tháng Chín. Ngày kí hợp đồng không đóng vai trò gì liên quan tới thời gian bắt đầu thử việc.

5. Thời gian thử việc trong thời gian học nghề là bao lâu?

Theo Điều §20 Luật dạy nghề BBiG, thời gian thử việc được quy định tối đa cho học viên học nghề là bốn tháng và tối thiểu một tháng , nghĩa là nằm trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 4 tháng. Nếu hợp đồng đào tạo quy định thời gian thử việc nằm ngoài khung thời gian trên thì sẽ không hợp pháp. Thời hạn thỏa thuận trong từng trường hợp riêng lẻ thường được quy định trong hợp đồng đào tạo. Nếu không quy định khác đi, thì thường thời gian thử việc mặc định là 1 tháng.

6. Thời gian thử việc trong đào tạo có thể kéo dài không?

Nếu không có gì thay đổi, thời gian thử việc không được kéo dài quá thời hạn bốn tháng theo quy định của Luật Dạy nghề. Các trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng nếu người thử việc bị ốm trong một thời gian dài hơn thời gian thử việc, hoặc nghỉ thai sản hoặc nghỉ phép. Điều quan trọng cần lưu ý là sự gián đoạn phải chiếm ít nhất một phần ba tổng thời gian thử việc đã thỏa thuận. Các bên sau đó có thể thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo rằng do gián đoạn dẫn đến thời gian thử việc được kéo dài,

Nếu không có lý do nào gây cản trở thì thời gian thử việc không được kéo dài quá thời gian thử việc tối đa là bốn tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ thỏa thuận thời gian thử việc hai tháng, thì có thể kéo dài đến bốn tháng, với điều kiện cả hai bên đồng ý.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang