Đạo luật Nhập cư Lao động chuyên ngành mới - Những quy phạm có hiệu lực từ tháng 03.2024: Phần II Việc làm của lao động phổ thông & chuyên ngành

Quy định đặc biệt về kinh nghiệm nghề nghiệp

Luật Nhập cư Lao động Chuyên ngành được bổ sung thêm yêu cầu tuyển dụng những người có kinh nghiệm chuyên môn thực tế vững chắc. Quy định mới này hiện áp dụng cho tất cả các ngành nghề trong tất cả các lĩnh vực.

- Yêu cầu đối với người có kinh nghiệm chuyên môn là họ phải phải có bằng cấp học nghề chuyên ngành hoặc tốt nghiệp đại học được công nhận (tức tương đương với Đức). Được coi là có kinh nghiệm chuyên môn, nếu thời gian đào tạo ít nhất 2 năm. Có thể thay thế cho bằng cấp trên, trong một số điều kiện nhất định, chỉ cần có bằng cấp của Phòng Ngoại thương Đức.

- Sự công nhận bằng cấp chuyên môn cấp trong nước khi sang Đức đòi hỏi trước đây, nay bãi bỏ.

- Hợp đồng làm việc ở Đức phải đảm bảo mức lương Brutto hàng năm ít nhất là 40.770 euro (năm 2024); nếu người sử dụng lao động bị ràng buộc bởi các thỏa thuận thương lượng tập thể thì mức lương phải đúng như mức quy định trong hợp đồng tập thể là đủ.

- Người sử dụng lao động có thể bị ràng buộc bởi một thỏa thuận thương lượng tập thể theo Điều §3 Đoạn 1 của Đạo luật Hợp đồng Lao động Tập thể Tarifvertragsgesetz hoặc bởi một thỏa thuận tập thể có tính ràng buộc chung theo Điều § 5 của Đạo luật trên. Thỏa ước tập thể cũng phải quy định rõ ràng về việc thanh toán.

Tiếp cận thị trường lao động sẽ trở nên dễ dàng hơn nữa đối với các chuyên gia CNTT

- Theo đó, thời gian để chứng minh có kinh nghiệm chuyên môn cần thiết được giảm xuống còn hai năm (trước đây là ba năm).

- Bằng cấp chuyên nghiệp hoặc đại học vẫn không cần thiết.

- Kỹ năng ngôn ngữ không còn phải được chứng minh để xin thị thực.

- Mức lương tối thiểu là 40.770 euro (năm 2024) mỗi năm, hoặc mức thù lao trả theo thỏa thuận tập thể.

Tiếp cận thị trường lao động đối với lao động điều dưỡng từ các nước thứ ba

Với những thay đổi pháp lí mới, khả năng tiếp cận thị trường lao động tuyển dụng nhân viên điều dưỡng được bổ sung bằng những quy định dành cho điều dưỡng từ các nước thứ ba. Theo đó, tất cả những người từ các nước thứ ba được đào tạo điều dưỡng với chương trình đào tạo chuyên môn theo quy định ba năm đều có thể được tuyển dụng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Điều kiện tiên quyết là những người này cần cung cấp bằng chứng về kiến thức đào tạo nghề phù hợp với Đức trong lĩnh vực điều dưỡng hoặc bằng cấp điều dưỡng trong nước họ đã được công nhận ở Đức.

Xin cấp giấy phép cư trú tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo ở Đức

Hộ lý điều dưỡng từ các nước thứ ba đã hoàn thành khóa đào tạo ở Đức có thể đệ đơn xin cấp giấy phép cư trú để tìm việc làm. Giấy phép cư trú được cấp tối đa 12 tháng và có thể được gia hạn tối đa 6 tháng nếu sinh kế được đảm bảo.

Cấp giấy phép định cư cho người lao động chuyên ngành

Người lao động chuyên ngành nước ngoài được cấp giấy phép cư trú theo các Điều § 18a, § 18b, § 18d hoặc §18g Luật Cư trú AufenthG và chưa hoàn thành bất kỳ khóa đào tạo nghề, hoặc học đại học ở Đức sẽ nhận được giấy phép cư trú vô thời hạn (định cư) Niederlassungserlaubnis ở Đức sau chỉ ba năm (trước đây là bốn năm).

- Ngoài ra, những người có Thẻ xanh EU có thể nhận được giấy phép định cư nhanh hơn nữa.Theo đó, họ có thể được cấp sau 27 tháng làm việc với Thẻ xanh EU, nếu đủ kiến ​​thức tiếng Đức (bậc B1 GER), thậm chí có thể được cấp 21 tháng.

- Đối với sinh viên, hoặc học nghề tốt nghiệp ở Đức, quy định đặc biệt hiện hành về giấy phép định cư vẫn tiếp tục có hiệu lực: Chỉ sau 2 năm sẽ được cấp giấy phép cư trú có thời hạn Aufenthaltserlaubnis để làm việc với tư cách là “lao động chuyên ngành” (giấy phép cư trú cấp theo các Điều §§ 18a, 18b oder 18d Luật Cư trú AufenthG, họ có thể được cấp tiếp giấy phép định cư vô thời hạn Niederlassungserlaubnis.

Tạo điều kiện đoàn tụ gia đình để trở thành lao động chuyên ngành

Nếu lao động chuyên ngành muốn đón vợ/chồng hoặc con chưa thành niên chuyển đến Đức sống đoàn tụ, khác với yêu cầu trước đây, không cần nộp hợp đồng thuê nhà ở. Ngoài ra, những người lao động chuyên ngành như vậy cũng có thể đưa cha mẹ của họ và – nếu vợ/chồng cũng là thường trú nhân ở Đức – bố mẹ vợ đến thăm nếu họ nhận được cấp giấy phép cư trú kể từ ngày 01.03.2024.

Giấy phép cư trú dành cho những người có học bổng khởi nghiệp Gründerstipendien

Để thành lập công ty tại Đức, những người lao động chuyên ngành theo Điều § 18 Đoạn 3, Luật Cư trú AufenthG, có thể nhận được giấy phép cư trú lên đến 18 tháng nếu họ được cấp học bổng từ một tổ chức khoa học hoặc cơ quan Đức cho mục đích đó.

(Còn tiếp)

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang