Chủ và người lao động cần biết: Những hành vi sai phạm cho phép hủy ngang hợp đồng, sa thải không cần báo trước

Hủy hợp đồng

Trên nguyên tắc, hủy ngang hợp đồng, tức sa thải bất thường, không báo trước được coi là phương án cuối cùng. Vì vậy, để tránh phương án cuối cùng, muốn hủy hợp đồng nhân viên trước đó ít nhất phải có một lần cảnh báo, tức người sử dụng lao động lắng nghe nhân viên để loại trừ những hiểu lầm và tốt nhất là nhắc nhở miệng trước.

Ngoài ra, người sử dụng lao động nên tính đến việc họ có khoảng thời gian là hai tuần kể từ khi phát hiện vi phạm để hủy hợp đồng, mà không cần phải hủy ngang hợp đồng, được gọi là hủy hợp đồng báo trước. Nếu có công đoàn trong công ti thì cần chú ý tới ý kiến của họ. Hủy hợp đồng báo trước áp dụng cho hầu hết các sai phạm của nhân viên và ngay cả khi chủ lao động không cần sử dụng lao động nữa.

Chỉ khi nhân viên vi phạm quá nghiêm trọng đến mức mối quan hệ giữa chủ và người lao động tới mức không thể hợp tác được nữa, thì việc hủy ngang hợp đồng có thể thực hiện, tức khôngbáo trước.

Tuy nhiên, trường hợp hủy ngang hợp đồng, không phải lúc nào cũng rõ ràng, nếu đối chiếu với các án lệ. Về nguyên tắc, chủ lao động khi ra quyết định hủy ngang hợp đồng cần cân nhắcchắc chắn và phải chứng minh đầy đủ sai phạm đến mức phải hủy ngang hợp đồng. Bởi việc sa thải bất thường thường bị thách thức về mặt pháp lý khi người lao động sẽ kiện lại, sau đó sẽ được điều tra nghiêm ngặt và xét xử bởi các tòa án lao động và thường bị tuyên bố là không hợp lệ.

Những sai phạm trực tiếp nào có thể dẫn đến sa thải bất thường?

Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào hoặc tổng kết từ án lệ trả lời được câu hỏi trên. Chỉ có luật lao động đưa ra những quy phạm để áp dụng, nhưng trong thực thế áp dụng muôn hình vạn trạng. Trong hầu hết các trường hợp, lý do để hủy ngang hợp đồng đóng vai trò quyết định. Điều đó bao gồm tất cả các hành vi phạm tội hình sự hoặc vi phạm hành chính mà nhân viên vi phạm khi làm việc, như:

- Hành hung hoặc gây thương tích tại nơi làm việc.

- Tham ô hoặc trộm cắp trong công ty.

- Lái xe không có bằng lái trong khi làm việc.

-Lái xe uống rượu trong khi làm việc (nhưng hãy cẩn thận: Nghiện rượu cũng có thể là một căn bệnh và do đó không thể sa thải vì lý do về hành vi, mà chỉ bị sa thải vì lý do cá nhân, do đó cần cho nhân viên có cơ hội sửa chữa không lặp lại).

Những hành vi sai phạm nào tùy thuộc vào từng trường hợp có thể hủy ngang hợp đồng?

- Xúc phạm hoặc làm tổn hại danh tiếng của người sử dụng lao động, của đồng nghiệp hoặc khách hàng.

- Tự ý nghỉ việc.

- Làm thêm công việc bán thời gian nơi khác, nhưng lại nghỉ công việc chính với lí do ốm.

Đối với ăn cắp vặt có được quyền hủy ngang hợp đồng không?

Mọi hành vi trộm cắp bị cáo buộc phải được chứng minh bởi người sử dụng lao động. Chỉ bằng chứng gián tiếp hoặc nghi ngờ là không đủ chứng cứ. Về nguyên tắc, một vụ trộm cắp đã hoàn thành hoặc có bằng chứng tìm cách trộm cắp là đủ để hủy ngang hợp đồng. Trị giá đồ ăn cắp hầu như không hoặc ít nhất không phải là yếu tố quyết định hủy ngang hợp đồng, như 2 vụ án dưới đây.

- Một nữ nhân viên bán tiệm ăn buffet ăn một chiếc bánh ngọt đang bày bán, và không trả tiền. Kết quả, nhân viên đã bị hủy ngang hợp đồng tức sa thải bất thường. Nữ nhân viên kiện qua tòa án các cấp, cuối cùng lên tận Tòa án Lao động Liên bang. Tòa phán: Ngay cả hành vi trộm cắp của nhân viên đối với một mặt hàng có giá trị thấp thuộc sở hữu của người sử dụng lao động tự điều đó cũng được coi là lý do chính đáng cho việc sa thải bất thường. Tuy nhiên, chính Tòa cũng cảnh báo: Hành vi đó đủ để biện minh cho việc sa thải bất thường hay không phụ thuộc vào sự cân bằng lợi ích hai bên, có tính đến hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp.

- Chính vì vậy, cũng bản chất vụ việc trên, nhưng ở một phiên tòa khác, quyết định hủy ngang hợp đồng bị tòa bác bỏ. Một nhân viên thu ngân siêu thị bị sa thải bất thường vì đã biển thủ một phiếu trả vỏ chai trị giá 1,30 euro. Nhân viên kiện ra toà chống lại, được Tòa chấp thuận. Tuy nhiên lí do chấp thuận là bởi nhân viên này đã làm việc ở đây hơn 2 chục năm, chứ không phải do trị giá đồ ăn trộm thấp. Vì lí do làm việc hơn 2 chục năm, thì chỉ nên sa thải bất thường khi đã được cảnh báo, nghĩa là tái phạm. Chính vì thế, tòa cũng đã lưu ý: Việc trộm cắp các mặt hàng có giá trị thấp cũng có thể dẫn đến việc hủy ngang hợp đồng lao động, tức sa thải ngay.

Có sai phạm nào thường xuyên xảy ra, mà có trường hợp vẫn bị bị hủy ngang hợp đồng không?

Không có những nghiên cứu hoặc thống kê về những trường hợp này. Tuy nhiên, trường hợp này thường xuất hiện liên quan tới nghỉ phép. Người lao động xin nghỉ phép trong khoảng thời gian nào đó. Nhưng chủ lao động từ chối vì lý do công ty chưa thể bố trí được. Mặc dù vậy, nhân viên vẫn đi nghỉ, vắng mặt không báo lý do. Thông thường, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sa thải bất thường, nhưng vẫn thường xảy ra. Hoặc nhân viên không được nghỉ 3 tuần phép, mà chỉ có hai tuần, nhưng vẫn nghỉ tiếp 3 tuần. Liệu trường hợp này có bị hủy ngang hợp đồng hay không tùy từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc trao đổi trước đó giữa chủ lao động và người sử dụng lao động ở mức độ nào.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang