Bài thơ trên cây thập tự giá; Ngàn kiếp đợi chờ; Phong cách đáng học ở người Đức

BÀI THƠ TRÊN CÂY THẬP GIÁ

Người bỏ ta một mình về phía trống không

Để lại nơi đây khoảng trời rụng đầy hoa khô. Và nắng

May còn có mùa đông xác xơ bụi cây cúc đắng (*)

Kiên nhẫn đứng chờ mà chẳng biết chờ ai...

 

Phía cuối con đường ta tuột tay thành thử mưa rơi

Người nhặt lên để lòng mình trôi vào mùa giông bão

Điều kỳ lạ chỉ một lần hiện hữu

Mưa phía không người là nắng phía không tôi

 

Con dốc quá dài hờn giận chưa kịp khô môi

Chỉ khúc sông lạc dòng lặng trôi về miền hư ảo

Không ai biết dưới dòng sâu triền cát thẩm thấu đầy vết bão

Tự ủ ấm cho mình bằng nhợt nhạt ngàn sao...

 

Người chẳng hồn nhiên ta tự cấu mình đến quặn đau

Tự hôn lên vết thương để xung quanh còn vờ đang nhộn nhịp

Sau ba đêm trong hang sâu Chúa nhân từ thôi trầm mình ẩn náu

Không hồi sinh ta còn lại những gì?

 

Thôi thì dang đôi tay trụa trầy đóng lên cây Thập giá từ bi

Ta gánh trên vai ta đủ trăm năm. Không, ngàn năm - khổ nạn

Phía cuối con đường bóng người như sương mê sảng

Ta vẫn còn trông theo

Se sẽ một làn hương...

Nguồn: FB Kiều Thị An Giang

 

 

NGÀN KIẾP ĐỢI CHỜ

Mơ choàng tỉnh mộng mị khuya

Giấc vừa chạm khẽ hồn lìa rong chơi

Cửu Vĩ Hồ ơi … Kiếp nổi trôi

Lạc vào thiên giới trẩy rồi Đào tiên.

 

Trộm bầu rượu nhấp ngả nghiêng

Tâm trào thiếu nữ dáng hiền cõi Thơ

Tích tình tang yểu điệu chờ

Hồ Ly ngún nguyẩy liếc… “ Trơ” “Anh hào”.

 

Sấm rền chớp giật mưa rào

Rạt ràn ve vuốt tình trao ướt mềm

Quân tử gục … Hồ Ly xinh

Trăng Xuân lơi lả gợi mình cùng ta.

 

Gối chăn tung… Bóng nhập nhòa

Thẳm sâu hun hút Ta Bà sương giăng

Tao Nhân Mặc Khách băn khoăn

Cửu hồ níu bíu Nguyệt rằm ẩn mây!.

Nguồn: FB Lan Lam Long 

 

 

PHONG CÁCH ĐÁNG HỌC Ở NGƯỜI ĐỨC

Tôi sang Đức học từ đầu năm 1975 khi vừa mới lớn, nên thấm nhuần ngay PHONG CÁCH ĐỨC. Tôi mang theo tính cách đó về Việt Nam, và bỗng thấy mình trở thành lạc lõng...

- Người Đức nói chung sống rất CÓ TRÁCH NHIỆM với bản thân, gia đình và xã hội, cũng như công việc mình làm.

- Người Đức có thói quen giữ NGUYÊN TẮC và KỶ LUẬT nơi làm việc cũng như tôn trọng PHÉP NƯỚC. Họ rất ĐÚNG GIỜ vì không muốn làm người khác phải khó chịu khi chờ đợi; họ không đến quá sớm khi được mời tới nhà hay dự tiệc, nhưng cũng không muộn nửa phút. Còn trong công việc thì luôn đến sớm ít nhất 15 phút để có thời gian chuẩn bị, không phải cập rập làm ảnh hưởng tới tâm trạng khi làm việc.

- Người Đức rất THẬT THÀ, SẠCH SẼ và TIẾT KIỆM (nhất là điện, nước, gas lò sưởi và thực phẩm, cho dù ở nhà hay ở nơi làm việc); họ KHÔNG THÍCH KHOE KHOANG, (vì không muốn tạo sự chú ý, gây ra ghen tị không đáng có của những người kém may mắn hơn họ) nên ra đường, đi ăn hay đi nhẩy.... không mấy ai biết họ là ông chủ doanh nghiệp tầm trung ở Đức.

- Người Đức nói chung có cách khu xử rất BÌNH ĐẲNG và LỊCH SỰ, kể cả với người nước ngoài, (nếu bạn nói tốt tiếng Đức và thực sự HỘI NHẬP vào XÃ HỘI ĐỨC); họ TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT (nhưng không sợ cảnh sát, vì nghĩ rằng những người ăn lương từ thuế dân phải phụng sự dân).

- Người Đức rất niềm nở, tôn trọng lẫn nhau, câu CÁM ƠN hay XIN LỖI luôn ở cửa miệng; từ nhà (dù nhà riêng hay nhà tập thể) khi bước chân ra cửa, gặp bất cứ ai họ cũng chào (Chào buổi sáng - Guten Morgen! Chào ban ngày - Guten Tag! và chào buổi tối - Guten Abend!), bởi họ nghĩ chạm mặt nhau ở cửa (hay cổng nhà) thì chắc chắn là hàng xóm cùng khu. (Mình làm vườn mà bất cứ trẻ em hay người lớn, thanh niên hay cụ già, đi qua cũng chào mình, nên đôi khi mình cũng phải ngừng tay trao đổi, hỏi han họ vài câu xã giao, dù chẳng quen biết gì)

Đến công ty hay xí nghiệp cũng vậy, gặp ai họ cũng chào, dù không biết nhau, vì họ nghĩ chắc chắn là người cùng công ty hay xí nghiệp.

- Người Đức luôn sẵn sàng giúp bạn bất cứ việc gì, nếu bạn hỏi hay nhờ họ giúp. Hai người hàng xóm thất nhà tôi chẳng bao giờ chặt cây, làm vườn hay dọn tuyết, trong khi tôi túi bụi vì công việc ngoài cửa hàng, việc văn phòng, việc hội đoàn, con cái... nên có lần còn hỏi tôi có cần họ giúp cắt bớt ngọn cây thông quanh nhà không? Cũng không hiếm lần họ tự động dọn hộ tuyết trên lối đi bộ quanh nhà tôi hay nhổ giúp những khóm cây dại có độc mọc rất nhiều trong vườn nhà, khi biết con trai tôi đã ra ở riêng.

- Ai bảo người Đức “sống không tình cảm” là nhầm to! Trước kia tôi thân với một vài cặp vợ chồng già người Đức, thấy họ rất tình cảm không chỉ với nhau, với cha mẹ, con cái họ, mà cả với mẹ con mình nữa.

Nay được thực sự sống cùng với một ĐẠI GIA ĐÌNH NGƯỜI ĐỨC có 5 con ruột và 2 con nuôi, thêm 4 người dâu, rể và mẹ già gần 90 tuổi, cùng 3 người em trai và em dâu, rồi anh chị em của người vợ đã khuất núi của Anh.... tôi mới thấy người Đức RẤT TRÂN TRỌNG TÌNH CẢM GIA ĐÌNH!

Tuy những đứa con khi đến tuổi trưởng thành, đủ năng lực kiếm sống là họ cho ra ở riêng theo ý nguyện. Cha mẹ chỉ giúp khi cần xây nhà, để cho các con tự thân vận động kiếm sống, chứ không hỗ trợ tiền bạc (họ muốn các con tự trải nghiệm những khó khăn khi kiếm được đồng tiền, để biết trân trọng và tiết kiệm). Nhưng mỗi năm vẫn giữ lệ HỌP MẶT HỌ HÀNG bên nội riêng, một lần bên ngoại riêng một lần. Ngày sinh nhật mẹ và Noen hàng năm đại gia đình tụ họp đông đủ cả con và cháu tại nhà mẹ. Sinh nhật mẹ, mọi người tặng quà và hoa, nhưng Noen mẹ lại có quà tặng cho các gia đình của con cháu.

- Người Đức rất TÔN TRỌNG NGƯỜI CHUNG QUANH, nên KHÔNG AI nói cười bô bô tại nơi đông người (đặc biệt trong phòng chờ khám bệnh hay trên các phương tiện công cộng); hay nói chuyện riêng trong các cuộc họp, nơi biểu diễn văn hoá, nghệ thuật (cho dù chỉ do các hội đoàn tổ chức). Họ cũng không hét lên “dô dô” mỗi khi cụng ly trong nhà hàng, khiến những người lịch sự phải khó chịu. Ở nhà họ cũng KHÔNG MỞ NHẠC QUÁ TO, hay tụ tập đông người chơi quá 23 giờ làm ảnh hưởng hàng xóm.

- Người Đức rất có ý thức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Họ phân loại rác thành 4 thùng khác nhau. Thùng nắp vàng là rác tái chế như nilon, sắt, thép, cao su, nhựa...; nắp xanh thẫm là dành cho các loại báo chí, bìa các tông, giấy lau miệng còn sạch để tái chế; nắp mầu nâu là dành cho đồ ăn thừa, rau, cỏ, cây, phân súc vật....; thùng nắp đen dành cho rác thải các loại.

Nhiều người Việt mình đã ở Đức hàng chục năm vẫn không biết điều này, cứ vứt tất vào thùng rác thải, khiến người Đức cùng khu nhà RẤT KHÓ CHỊU! (Cũng vì một gia đình người Việt vứt cả túi rác có đồ ăn trong đó vào thùng rác thải chung, nên bị một người sống cùng khu nhà nhìn thấy, họ xé ra và không may trong túi rác đó là đầu, đuôi, lông và 4 cái chân chó. Họ gọi cảnh sát, vì người Đức không ăn thịt chó. Thế là dân cả vùng đó dậy sóng chống người nước ngoài...).

Chính kiểu sống CHỈ VÌ TIỀN, nhưng VÔ TRÁCH NHIỆM, THIẾU Ý THỨC của một số người Việt cũng như người nước ngoài ở đây đã khiến người Đức ghét người nước ngoài, chứ thực tâm họ RẤT TỐT! Họ sẵn lòng giúp bạn vô tư, mà chẳng mong sự trả ơn. Họ coi đó là việc làm tự nhiên của MỘT CON NGƯỜI!

Nguồn: FB Thanh Bình

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Bài Tập Ép Bụng làm Mạnh Tỳ Vị Gan Khoẻ hạ Chỉ Số Đường Chữa Khỏi Tiểu Đường

Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.

Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược

Hội Người Việt Nam Leipzig e.V. tổ chức TẾT ẤT TỴ 2025

Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8

Đức Việt Online

Lên đầu trang