Triết lý sống ở đời: Đừng hiền quá & Tật xấu người Việt trẻ sang Đức

Sống ở đời đừng hiền quá

1. Bạn càng nhún nhường, người khác càng lấn tới; Bạn càng tha thứ người khác càng vô tâm; Bạn càng mềm lòng người khác càng tham lam.

2. Lương thiện nên đi cùng lý trí. Khi nào nên làm người tốt, và tốt với ai? Hiền lành tử tế mà không đúng người, đúng lúc chỉ nhận lại sự coi thường thay vì lòng biết ơn.

3. Trên đời này không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với ai cả, chẳng qua đó đều là cái nghĩa, cái tình và có qua có lại. Dành lòng tốt cho kẻ vô ơn, thì chẳng khác nào đổ nước vào giếng không đáy. Lòng tốt không thể nuôi sống những tham vọng tham lam đó.

4. Khoan dung cho kẻ bất nhân, họ sẽ dùng sự bao dung ấy để trục lợi.

5. Khi chân thành bị đánh đổi bởi giả tạo, sẽ cảm nhận ngay đau lòng. Khi lòng tốt bị đánh đổi bởi sự lợi dụng, sẽ thấy ngay thất vọng.

6. Sự tha thứ hết lần này đến lần khác chỉ tạo cho họ dửng dưng trước nỗi đau của con người.

7. Tốt bụng quá mức chỉ khiến người ta mặc định lòng tốt là lẽ đương nhiên. Tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn.

Sang Đức, lớp trẻ vẫn tự tin với thói quen ở nhà

Lớp trẻ ngày nay tự tin đến mức mang theo lối sống, tật xấu thường thấy ở nhiều người Việt sang Đức, bắt dân tộc họ phải chấp nhận, rồi lại ta thán, người Đức lạnh lùng, không thân thiện, ghét người nước ngoài.

1- Rung đùi, bẻ tay, bẻ cổ kêu răng rắc làm người Đức bên cạnh tưởng có vấn đề về thần kinh.

2 - Nhiều lần được nhắc nhở phải đúng giờ, nhưng vẫn không thèm thay đổi, người Đức cho là bị điếc, hoặc trí nhớ kém, không thể cộng tác và làm việc cùng được.

3- Khi đi thi, thì nói chuyện với người trước mặt hay ngoáy bút trên tay, làm mất tập trung người khác, người Đức tưởng bị tâm thần phân liệt.

4- Khi nói chuyện với người trước mặt, hờ hững, không lắng nghe, không nhìn vào mặt họ, bị người Đức cho là mắc chứng lơ đãng.

5- Ngồi trong lớp hay giảng đường, thường nói chuyện, làm việc riêng, hay nghịch điện thoại, nhắc nhở nhiều, vẫn vậy, người Đức ngỡ lớp đang đi dã ngoại.

6- Làm việc, ăn uống thường bừa bãi, không gọn gàng, ngăn nắp nhắc nhở vẫn y nguyên, người Đức liên tưởng tới cảnh hành khất vô gia cư.

7- Hơi sổ mũi xin nghỉ việc, hành kinh cũng không đi làm, mưa to tìm cách trốn việc.

Vậy lớp trẻ hy vọng gì khi ước mơ sống ở Đức?

Nguồn: FB Kinhnghiemsong; FB Pham Mạnh Cường.

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang