Thu chi tiền mặt ở Đức và châu Âu cần biết: Các quy phạm hiện hành giám sát giao dịch tiền mặt, chống rửa tiền

Tiền mặt đang và sẽ vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến nhất của người Đức. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quy phạm liên quan đến giao dịch tiền mặt ở Đức. Cơ quan giám sát ngân hàng làm việc này để có thể chống rửa tiền hiệu quả.

Giới hạn trên khi thanh toán tiền mặt là bao nhiêu?

Giới hạn trên có nghĩa là các khoản thanh toán bằng tiền mặt tối đa một lần được phép. Ở Đức hiện không có giới hạn tối đa cho việc thanh toán tiền mặt. Tuy nhiên ai muốn thanh toán trên 10.000 euro bằng tiền mặt một lần, phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Phải có hóa đơn kí nhận và lưu sổ sách. Lí do cho quy phạm trên ở EU là do cuộc chiến của EU tăng cường chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Theo đó, các quốc gia thành viên EU được yêu cầu áp dụng Quy phạm EU 2018/843 thành các văn bản luật cho nước mình.

Áp dụng giới hạn trên đối với tiền gửi ngân hàng như thế nào?

Kể từ ngày 08.08.2021, các quy tắc mới của cơ quan giám sát tài chính BaFin có hiệu lực. Theo đó, với các khoản tiền gửi trên 10.000 euro, các ngân hàng và quỹ tiết kiệm phải yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng xuất xứ.

Tuy nhiên ở Đức không có giới hạn trên về số tiền gửi ngân hàng, quỹ tiết kiệm. Nhưng với tư cách là khách hàng, người gửi phải chuẩn bị sẵn bằng chứng nếu muốn gửi trên 10.000 EUR vào tài khoản của chính mình.

Những bằng chứng nào có thể cung cấp?

- Phiếu rút tiền ngân hàng liên quan đến tài khoản của khách hàng tại một ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm khác, cho thấy nguồn gốc tiền mặt ở đó.

- Biên lai thu tiền mặt từ một ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm.

- Sổ tiết kiệm của khách hàng thể hiện rút tiền mặt.

- Biên lai, hóa đơn bán hàng.

- Biên lai cho các giao dịch tiền tệ.

- Di chúc, giấy chứng nhận thừa kế hoặc bằng chứng tương tự về thừa kế có tiền mặt.

- Hợp đồng tặng cho hoặc giấy báo cho tặng tiền mặt.

Nếu gửi tiền mặt tại một ngân hàng không phải là ngân hàng có tài khản của mình, các quy tắc chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng. Tại đây, phải cung cấp bằng chứng về nguồn gốc từ số tiền hơn 2.500 euro.

Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm cũng có thể yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc trong từng trường hợp cụ thể.

Giới hạn mới về mua kim loại quý?

Khi mua kim loại quý ẩn danh, giới hạn thậm chí còn chặt chẽ hơn. Phải tuân theo Quy phạm chống rửa tiền lần thứ 4 của EU der 4. EU-Geldwäscherichtlinie. Theo đó, từ ngày 01.01.2020, giới hạn trên đối với kim loại quý như vàng và bạc sẽ là 1.999 EUR.

Nếu muốn mua một lượng vàng hoặc bạc cao hơn, phải tuân thủ trách nhiệm xác định danh tính người mua.

Còn tiếp>>

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang