Sổ tay luật lao động: Khi làm thêm chỗ thứ 2

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Trả lời

Trước khi nhận việc làm thêm, người lao động phải nắm rõ một số quy định liên quan, nếu không hợp đồng lao động chính có thể bị hủy ngang. Quyết định của công ty Đức dưạ trên những quy định đó.

Về nguyên tắc chủ lao động không thể cấm người lao động làm thêm. Theo Điều 12 Hiến pháp, mỗi người có quyền tự do hành nghề. Tuy nhiên nhiều công ty muốn rằng, ít nhất họ phải được người lao động thông báo khi làm thêm chỗ khác. Bởi vậy trong hợp đồng lao động thường có điều khoản, trước khi người lao động nhận Nebenjob phải thông báo cho chủ lao động. Nếu trong hợp đồng không ghi gì thì không cần thông báo. Riêng công chức có quy định khác: Họ luôn được cho phép làm thêm. Theo thống kê, có tới 90% chủ lao động không phản đối làm thêm. Họ có biết, nhưng không quan tâm nhiều. Tuy nhiên làm thêm vẫn phải tuân theo những quy định nhất định.

Nghiêm cấm cạnh tranh

Lao động làm thêm sẽ trở nên có vấn đề, khi việc làm thêm cạnh tranh với chủ lao động. Vi dụ: một thợ làm đầu sau giờ làm nhận cắt tóc cho khách riêng. Hoặc thợ sửa xe, trong thời gian rảnh kiếm thêm tiền bằng cách tự nhận khách để sửa. Hay một luật sư tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm cho một văn phòng luật sư khác. Theo Điều §60 Bộ Luật thương mại, cấm một Nebenjob tạo ra cạnh tranh về mối quan hệ pháp lý giữa chủ và người đó. Nếu không, trường hợp xấu nhất, người làm công có thể bị hủy ngang hợp đồng. Bởi vậy trong trường hợp này, làm thêm cần được chủ lao động đồng ý, không phụ thuộc trong hợp đồng có điều khoản đó hay không.

Qui định thời gian làm việc

Chủ lao động có thể cấm làm thêm, nếu người lao động vi phạm qui định giờ làm. Theo qui định, trung bình một tuần không được phép làm quá 48 tiếng. Những ai đã làm hơn 39 tiếng/tuần, chỉ được phép làm thêm nhiều nhất 9 tiếng. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 11 tiếng 1 ngày (24 giờ).

Khi năng suất lao động giảm sút

Thực tế, phần lớn chủ lao động ít quan tâm đối với trường hợp làm thêm, có thể dẫn tới vi phạm giờ làm việc, bởi ít xảy ra. Tuy nhiên chủ lao động có thể không cho phép làm thêm, nếu ảnh hưởng tới năng suất lao động, không hiệu quả như trước, thường xuyên mệt mỏi và nghỉ ốm. Trường hợp này, chủ lao động có thể rút lại giấy cho phép làm thêm bất kỳ khi nào. Tuy nhiên nếu người lao động vẫn tiếp tục làm thêm, có thể nhận được giấy cảnh báo.

Mức lương sau khi bị cấm làm thêm

Sau khi chủ lao động không cho phép làm thêm, người lao động vẫn được tiếp tục hưởng chế độ trả lương như cũ. Ví dụ: Một người thay vì chỉ được làm 48 tiếng / tuần trong thời kỳ làm thêm, sau khi cấm làm thêm, thời gian làm việc tăng lên 60 tiếng / tuần, thì công ty vẫn phải trả đủ tiền lương tương đương với 60 tiếng / tuần.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang