Sang Đức làm việc & Du học cần biết: Đạo luật Nhập cư Lao động chuyên ngành mới có hiệu lực từ 01.11.2023 – Phần II

Những thay đổi khác từ tháng 11.2023

Điều kiện để được cấp giấy phép cư trú cho lao động lành nghề mà không bắt buộc có bằng cấp

Hai cơ sở pháp lý cơ bản để cấp giấy phép cư trú cho lao động lành nghề với bằng đào tạo nghề (§ 18a AufenthG) và lao động lành nghề với văn bằng đại học (§ 18b AufenthG) được thay đổi áp dụng ở hai khía cạnh:

-Đầu tiên, được quyền cấp giấy phép cư trú, nếu tất cả các điều kiện quy định trong luật đều thỏa mãn.

-Thứ hai, quy định làm việc phải đúng với nghề nghiệp đào tạo được bãi bỏ. Vì vậy, nếu có bằng cấp đào tạo nghề hoặc bằng đại học, dù ngành nghề gì cũng không bị giới hạn khi tìm việc làm mới dù việc làm mới này thuộc ngành nghề gì.

Lao động đối với lái xe chuyên nghiệp

Việc cấp phép của Cơ quan Việc làm Liên bang Bundesagentur für Arbeit đối với tuyển dụng các tài xế chuyên nghiệp từ các nước thứ ba sẽ được đơn giản hóa. Về nguyên tắc, không còn phải kiểm tra xem họ có giấy phép lái xe EU hoặc EEA không, cũng như không kiểm tra trình độ đào tạo cơ bản hoặc bổ sung hay không. Ngoài ra, không cần thiết phải kiểm tra sát hạch kiến thức tiếng Đức.

Quy định về làm việc và công nhận bằng cấp từ mùa xuân năm 2024

Lưu trú để tìm việc và công nhận trình độ đào tạo ở nước ngoài

Cơ hội lưu trú tại Đức để tham gia các biện pháp đánh giá trình độ đào tạo được mở rộng. Giấy phép cư trú 18 tháng trước đây để thực hiện các biện pháp thích ứng (Điều §16 d Abs. 1 AufenthG) được tăng lên 24 tháng khi xét cấp lần đầu. Có thể gia hạn thêm 12 tháng trong thời hạn tối đa là ba năm. Điều này mang lại cho nhà tuyển dụng lao động nước ngoài linh hoạt hơn.

Làm thêm trong quá trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sẽ được tăng từ 10 lên 20 giờ một tuần. Điều này cho phép những người lao động có kỹ năng thâm nhập vào thị trường lao động dễ dàng hơn.

Việc thực hiện các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn ở Đức nhằm đạt được sự tương đương hoàn toàn của người nhập cư với trình độ chuyên môn Đức. Đạo luật nhập cư có tay nghề cao mới ban hành đưa ra hai lộ trình nhập cư:

-Nhập cảnh và làm việc nằm trong khuôn khổ quan hệ đối tác đã kí kết. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác, người nước ngoài có thể xin được giấy phép cư trú để được quyền làm công việc chuyên môn và thực hiện thủ tục công nhận trình độ chuyên môn cần thiết sau khi nhập cảnh.

Trái ngược với các khả năng trước đây để thực hiện các biện pháp bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ, trong trường hợp này, không cần thiết phải bắt đầu thủ tục công nhận hoặc phải trình giấy chứng nhận về tương đương bằng cấp với Đức trước khi nhập cảnh vào Đức. Việc cấp thị thực có liên quan đến trách nhiệm của người lao động nhập cư và người sử dụng lao động phải nộp đơn xin công nhận bằng cấp sau khi nhập cảnh và hoàn tất các thủ tục. Các điều kiện cơ bản đối với quan hệ đối tác được công nhận là ngoài hợp đồng lao động, phải có bằng cấp chuyên môn với ít nhất hai năm học nghề hoặc có bằng đại học. Cả hai đều phải được quốc gia đào tạo tương ứng công nhận, cũng như kỹ năng tiếng Đức bằng A2 (GER). Giấy phép cư trú thường được cấp trong một năm và có thể được gia hạn đến ba năm.

-Quyền cư trú theo quy định trước đây để thực hiện các biện pháp công nhận bằng cấp theo Điều § 16 d khoản 3 (cũ), nếu thiếu các kỹ năng cơ bản trong thực hành, sẽ không còn được áp dụng. Những người có chứng chỉ bằng cấp tương một phần với bằng cấp ở Đức, nhưng còn thiếu chứng chỉ về kỹ năng trong thực hành, có hai lựa chọn để được công nhận nghề nghiệp ở Đức:

Một là: Như trước đây họ nhập cảnh vào Đức để thực hiện biện pháp bồi dưỡng kiến thức (theo Điều § 16 d Đoạn 1 AufenthG)

Hai là hoặc nhập cảnh vào Đức trong khuôn khổ quan hệ đối tác giữa 2 bên Đức và nước nguồn gốc (Điều §16 d Đoạn 3 Đạo luật cư trú mới).

-Nhập cảnh để tiến hành đánh giá trình độ: Những người muốn được công nhận bằng cấp, theo thẩm định ​​của cơ quan có thẩm quyền ở Đức, nên tiến hành kiểm tra trình độ ở Đức để xác định sự tương đương với trình độ ở Đức có thể được cấp giấy phép cư trú trong tối đa sáu tháng cho mục đích này. Một trong những yêu cầu là họ có thể chứng minh các kỹ năng tiếng Đức. Theo quy định, yêu cầu phải có trình độ tiếng Đức ít nhất là A2 (GER).

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang