- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
Tình yêu tiếng Việt từ trái tim người mẹ
Trên một chương trình truyền hình năm 2023, chị Vân kể tuổi thơ của mình: "Ba tôi thường dạy tôi những câu hát tiếng Việt. Dù đi đến phương trời nào nó vẫn nằm trong tâm thức của tôi". Chị luôn tìm cách truyền lại tình yêu với tiếng mẹ đẻ cho con gái nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chị kể về một lần Ivy từ chối học tiếng Việt, cho rằng: "Học tiếng Việt boring (chán) lắm!".
Sự từ chối đó khiến chị trăn trở: "Làm thế nào để mình giữ tiếng Việt cho con?". Chị bắt đầu tận dụng mọi cơ hội hàng ngày, từ những chuyến đi chơi, giải thích những điều giản dị xung quanh, giúp con phát triển tư duy song ngữ một cách tự nhiên.
Một kỷ niệm xúc động khác là khi bà Nguyễn Thị Sang, mẹ chồng chị Vân, chia sẻ: "Tôi có 9 cháu thì 8 cháu ở nước ngoài. Mỗi lần tôi gọi điện mà cháu không nói được tiếng Việt thì rất buồn. Khi cháu biết tiếng Việt, ông bà rất phấn khởi. Mỗi lần nghe Ivy nói "Con mời bà xơi cơm", lòng tôi rộn ràng vui sướng".
Từ những điều nhỏ nhặt ấy, chị Vân nhận ra việc dạy tiếng Việt không chỉ là truyền đạt ngôn ngữ mà còn là sự kết nối tình cảm gia đình. Từ đó, chị quyết tâm khởi xướng nhiều dự án để hỗ trợ các gia đình người Việt trong việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Dự án Đọc sách cùng con, cung cấp 78 quyển sách và video cho 100 gia đình Việt tại Australia, là một trong những sáng kiến thành công của chị.
Bên cạnh đó, chị Vân còn tích cực tham gia nhiều hoạt động để bảo tồn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở Australia. VietSpeech, dự án do Hội đồng nghiên cứu Australia tài trợ mà chị Vân là thành viên, đã cho ra đời cuốn cẩm nang Multilingual Children (Trẻ đa ngữ). Tài liệu cung cấp miễn phí kiến thức cho các gia đình người Việt sinh sống ở nước ngoài về các chủ đề như: Lợi ích của việc duy trì tiếng mẹ đẻ; các chiến lược, cách thức để giúp con duy trì tiếng mẹ đẻ, cách dạy con học tiếng Việt vui từ tài liệu sẵn có và từ sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày; kiến thức về hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để trẻ có thể so sánh...
Vào tháng 10/2021, chị Vân chủ động tiếp cận Đài SBS Việt ngữ và đề nghị sản xuất chương trình "Cùng giữ tiếng Việt", phát sóng hàng tuần trên SBS Việt ngữ. Chương trình này đã trở thành nơi các gia đình người Việt ở Australia và nhiều nước khác chia sẻ câu chuyện về việc gìn giữ tiếng Việt, đồng thời mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về phát triển ngôn ngữ trẻ đa ngữ đến thảo luận.
Với sự khích lệ và trợ giúp của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, tháng 3/2023, chị Vân tiếp tục thành lập VietSchool - tổ chức nhằm duy trì và phát triển ngôn ngữ, văn hóa Việt thông qua các lớp tiếng Việt và các chương trình tương tác như SuperSpeech và Đọc sách cùng con.
"Tôi mong muốn hỗ trợ các gia đình biết cách giữ tiếng Việt cho con. Giữ tiếng Việt chính là khẳng định bản sắc, ý thức cộng đồng của mình lớn mạnh như thế nào".
Người giữ gìn tiếng Việt ở Mỹ
Tại Mỹ, câu chuyện của chị Ngô Kim Việt (sinh sống ở bang Maryland) cũng đầy cảm xúc và tâm huyết. Từ năm 1995, chị trở thành "cô giáo bất đắc dĩ" khi thấy cháu mình không nói được tiếng Việt. Quyết tâm truyền đạt tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau, chị đã bắt đầu dạy tiếng Việt qua Zoom, đặc biệt là sau khi các cháu phải thuê phiên dịch trong những chuyến về Việt Nam.
Từ chỗ không biết tiếng Việt, Tường Long, cháu của chị Ngô Kim Việt, cảm thấy tự hào khi sau vài tháng học cùng dì, cậu đã đọc tiếng Việt khá lưu loát.
Tường Long chia sẻ với báo chí: ”Giờ trong đám bạn Việt Nam thì con là người giỏi tiếng Việt nhất. Dì vừa dạy tiếng Việt vừa dạy cả văn hóa của Việt Nam cho con. Con thấy tiếng Việt đã giúp ích cho con rất nhiều. Lúc nhỏ sống với bố mẹ, con chỉ nghe hiểu được rất ít. Lớn lên có vợ thì vợ con là người Việt nhưng không nói được tiếng Việt, đi làm cũng chỉ nói tiếng Anh. Có lần công ty của con biết con là người Việt Nam nên gọi con ra dịch cho khách hàng là người Việt không biết nói tiếng Anh, nhưng con lại không biết tiếng Việt. Trong chuyến đi làm từ thiện tại Sapa cùng các bạn tại Việt Nam, con đã phải thuê phiên dịch tiếng Việt… Vậy nên con sẽ cố gắng học giỏi tiếng Việt để làm phiên dịch cho vợ và các bạn của con. Nhất định khi có con, con sẽ dạy cho bé nói tiếng Việt”.
Không chỉ dạy tiếng Việt cho các cháu trong nhà, chị Kim Việt còn tình nguyện dạy tiếng Việt cho các cháu nhỏ trong các gia đình người Việt, dạy trong các nhà thờ theo phong trào hướng đạo... Chị tin rằng, qua những bài học nhỏ, chị không chỉ dạy tiếng mẹ đẻ mà còn truyền lửa văn hóa, giúp các thế hệ trẻ giữ vững bản sắc Việt.
Chị chia sẻ: "Cách dạy tiếng Việt của tôi là thông qua những bài học về lịch sử, về văn hóa truyền thống, những hình ảnh lễ hội, văn hóa đặc sắc của Việt Nam để qua đó giáo dục truyền thống dân tộc, vừa dễ tiếp thu vừa khám phá thêm đời sống văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, qua đó quảng bá được hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế…”.
Những câu chuyện của Tiến sĩ Trần Hồng Vân và chị Ngô Kim Việt cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Mỗi lời nói, mỗi chữ tiếng Việt được truyền dạy không chỉ là ngôn ngữ mà còn là hành động gắn kết văn hóa, gia đình và cội nguồn. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản đó đang góp phần quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam ra khắp thế giới.
Nhà chức trách Campuchia bắt giữ và khởi tố 22 người đàn ông Việt Nam về các hành vi tàng trữ ma túy, buôn lậu ma túy và sử dụng vũ khí trái phép ở thành phố Bavet nằm trên đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, báo mạng Khmer Times đưa tin vào sáng sớm hôm 8/10.
Theo Khmer Times, tòa án tỉnh Svay Rieng đã khởi tố nhóm người nêu trên hôm 7/10. Báo mạng này trích dẫn Đại tá Nhim Saroeun, Phó Giám đốc Sở Chống Ma túy tỉnh Svay Rieng cho hay toàn bộ các nghi phạm bị khởi tố về các hành vi sử dụng, tàng trữ và buôn lậu ma túy; riêng 2 người trong nhóm bị khởi tố thêm về hành vi sở hữu vũ khí trái phép.
Nhóm này đối mặt với án tù từ ít nhất 10 năm tới 30 năm nếu bị tòa tuyên là có tội.
13 người trong số các nghi phạm bị bắt giữ vào đêm hôm 2/10 khi cảnh sát chống ma túy tỉnh Svay Rieng đột kích một quán karaoke có chủ là người Việt ở làng Bavet Kandal thuộc thành phố Bavet trong tỉnh.
Ngoài số người bị bắt, cảnh sát cũng thu giữ nhiều tang vật bao gồm 61 gói ma túy đá (meth), các chất liệu liên quan đến ma túy, 267 điếu thuốc lá điện tử, 2 súng lục và 15 viên đạn, Khmer Times cho biết.
Trước đó, hôm 1/10, 9 người Việt bị bắt khi cảnh sát đột kích chính quán karaoke này. Cảnh sát đã thu giữ hơn 2,3 kg ma túy ecstasy, hơn 5 gram meth và các chất liệu khác liên quan đến ma túy, theo tin của Khmer Times và The Star.
Trong cả 2 cuộc đột kích, tất cả các nghi phạm đều được xét nghiệm nước tiểu và có kết quả dương tính với ma túy.
Hiện toàn bộ các nghi phạm đều bị giam tại nhà tù tỉnh Svay Rieng trong thời gian chờ xét xử tại tòa án, Đại tá Nhim Saroeun nói với Khmer Times.
Năm người thuộc nhóm tội phạm quốc tịch Việt Nam đã bị Cảnh sát tỉnh Nagano và các cơ quan điều tra khác bắt giữ vì nghi ngờ ăn trộm 7 chiếc ô tô và các vật dụng khác từ một đại lý ô tô cũ ở tỉnh Niigata. Năm người này cũng được cho là có thể liên quan đến vụ trộm 3 chiếc ô tô của Big Motor trước đây ở thành phố Matsumoto vào tháng 4 và cảnh sát đang điều tra mối liên hệ giữa các vụ việc.
Năm đối tượng đều nam giới, mang quốc tịch Việt Nam bị bắt vì tình nghi trộm cắp và các tội danh khác, trong đó có Ha Van Binh (?), 25 tuổi, thất nghiệp và không có nơi ở cố định. Theo điều tra, 5 người bị tình nghi đột nhập vào văn phòng của một đại lý ô tô đã qua sử dụng ở thành phố Niigata trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 4 năm nay và lấy trộm số hàng hóa trị giá khoảng 9,6 triệu yên (khoảng 1,6 tỉ đồng), trong đó có 7 chiếc ô tô đã qua sử dụng.
Các đối tượng được cho là liên lạc với nhau thông qua mạng xã hội (SNS) và các nguồn khác để lấy trộm chìa khóa ô tô từ một văn phòng trước khi hành động. Các vụ việc sử dụng kỹ thuật tương tự đã xảy ra lần lượt tại ít nhất 7 tỉnh từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, trong đó có thành phố Matsumoto, Gunma, Saitama, các cửa hàng Big Motor trước đây của tỉnh Yamanashi và các đại lý ô tô đã qua sử dụng.
Nguồn: Việt Báo; VOA; LocoBee
Người Việt hải ngoại: Festival sinh viên tại Ý; Khóa tu tại Đài Loan; ‘Hiện tượng mạng’ Bách Buquen; Phỏng vấn một kẻ buôn người
Người Việt hải ngoại: 7 công dân bị ép bán dâm tại Malaysia; 1 phụ nữ Việt bị bắt tại Hy Lạp; ‘Bé’ Xuân Nghi sau 14 năm sang Mỹ
Người Việt hải ngoại: Cử tri buồn vui lẫn lộn; Bi hài chuyện xin nghỉ ở Nhật; Vụ du khách tập yoga tại Hàn; Người đoạt giải thiên văn quốc tế
Người Việt hải ngoại: Vụ 2 người Việt bị giết ở Mỹ; Nam diễn viên tố bị quản lý cũ ăn chặn tiền; Tiếp cận băng người Việt buôn người
Người Việt hải ngoại: Hội phụ nữ ở Hà Lan; Vườn hồn ở Úc; Cử tri chọn ‘xanh’ hay ‘đỏ’; 11 công dân bị bắt ở New Zealand
Người Việt hải ngoại: Người Việt ở Mỹ bỏ phiếu cho ai?; Sao Việt làm dậy sóng tại Thái Lan, danh tính gây bất ngờ
Người Việt hải ngoại: Chuyện đi bầu Tổng thống; Lý do chọn Trump hay Harris; Cuộc thi hùng biện tiếng Việt tại Nhật
Người Việt hải ngoại: Nền tảng gắn kế thế hệ trẻ ở Campuchia; Cuộc sống của Kim Hồng tại Mỹ; Dựng kịch về cuộc đời Trần Tố Nga
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá