- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Chủ nhà người Li Băng có một số quy định khắt khe nhưng chị Từ Thị Năm (quê Bắc Giang) vẫn gắn bó gần 10 năm qua.
7h sáng, tiếng chuông báo thức vang lên, phá vỡ không gian tĩnh mịch trong căn chung cư 2 tầng ở trung tâm Beirut, Li Băng - nơi chị Từ Thị Năm (quê Bắc Giang) - làm việc.
Chị Năm trở mình thức giấc, bước ra ban công nhìn xuống thành phố. Ô kính lan can ngăn cách chị hoàn toàn với thế giới sôi động bên ngoài.
Gia chủ tốt bụng nhưng rất khắt khe, họ không muốn chị Năm giao tiếp với bạn bè. Mỗi tháng, chị chỉ được ra phố một lần, có lái xe đi kèm... Suốt gần 10 năm ròng rã, cuộc sống của người phụ nữ này diễn ra trong 4 bức tường.
Gắn bó gần 10 năm dù có quy định khắt khe
Trước đây, chị Năm làm phụ hồ, công việc nặng nhọc, thu nhập không đáng là bao. Năm 2008, lũ quét qua Bắc Giang, ruộng lúa bị thiệt hại nặng, chị rời quê vào TPHCM làm việc, bươn chải đủ nghề.
Thông qua các kênh giới thiệu, 3 người chị gái trong nhà chị Năm lần lượt sang Li Băng làm giúp việc. Năm muốn thay đổi cuộc sống nhưng không dám mạo hiểm.
Sau khi nghe lời khuyên, người phụ nữ này mới quyết định tới Trung Đông một lần.
Một tuần trước khi bay, chị Năm trằn trọc không ngủ được, trong lòng ngổn ngang nỗi lo về cuộc sống nơi xứ người.
Trong hành lý của chị Năm, ngoài quần áo, có vài gói mỳ tôm đề phòng không hợp khẩu vị đồ ăn. Sau khi đặt chân xuống sân bay nước bạn, chị choáng ngợp với khung cảnh, còn ngôn ngữ, văn hóa... đều xa lạ.
"Những ngày đầu tiên, tôi tự học tiếng Ả Rập, ăn tạm mỳ tôm do cơm của người Li Băng nhiều dầu mỡ. Vì chủ nhà đầu tiên quá khắt khe, nên tôi đổi sang giúp việc cho gia đình hiện tại. Đến nay tôi đã gắn bó với họ được gần 10 năm", chị Năm chia sẻ.
Chủ nhà của chị Năm là đại gia giàu có, người Hồi giáo. Trong cách ăn uống có nhiều khác biệt.
Theo đó, vào tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, các thành viên trong gia đình chị Năm làm giúp việc thường nhịn ăn, uống từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn rất nghiêm ngặt. Họ sẽ ăn chay, và dùng 2 bữa chính trước bình minh (gọi là suhoor) và sau hoàng hôn (iftar).
Chị Năm không phải tuân theo quy định này song vẫn cố gắng "nhập gia tùy tục" tôn trọng phong tục của chủ nhà. Điều này giúp chị nhận được sự tin tưởng của ông bà chủ.
Lúc mới nhận công việc, chị Năm và 2 giúp việc khác (một người Philippines và một người gốc Syria) không được phép dùng điện thoại di động. Mỗi tháng, chị được gọi về nhà hai lần bằng điện thoại bàn.
Hai năm trở lại đây, người phụ nữ này và đồng nghiệp dùng điện thoại thoải mái hơn nhưng vẫn phải giữ ý tứ.
Mỗi tháng, chị Năm được phép ra phố, ăn nhà hàng một lần. Chủ nhà bố trí lái xe riêng chở nữ giúp việc người Việt Nam. Các chuyến đi ra ngoài chơi của chị Năm thường có thêm một người giúp việc khác đi cùng.
Ở Li Băng gần 10 năm nhưng chị Năm không thể hình dung đường sá Beirut. Chị chưa một lần được tự do khám phá thành phố. Mọi cảm nhận của người phụ nữ này chỉ qua góc nhìn từ ban công và kính ô tô chật chội...
"Chủ nhà không muốn giúp việc giao tiếp với mọi người. Họ e ngại chúng tôi quen bạn bè xấu, dẫn về nhà làm ảnh hưởng đến họ...", chị Năm chia sẻ.
Bên cạnh vài quy định khắt khe, chủ nhà đối xử rất tốt với người phụ nữ Việt. Chị chăm chỉ, gắn bó lâu dài, nên nhận mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng - cao hơn so với giúp việc người Philippines.
Ngoài sự tốt bụng của chủ nhà, công việc của chị Năm ở Li Băng khá nhàn nhã.
Căn chung cư nơi nữ giúp việc này ở có 2 tầng với tổng diện tích là 500m2, nằm tại tầng 26-27 của một chung cư hạng sang nhìn ra bến cảng Beirut.
Trong đó, tầng trên có 3 phòng ngủ, 4 phòng tắm, một phòng khách, một phòng tập gym, còn tầng dưới là nơi ở của giúp việc, một phòng khách, bếp, phòng ăn và phòng chơi bi-a.
Sau khi thức dậy, chị Năm lau bàn ghế, phòng ngủ, phòng tắm... chăm chút vẹt cảnh và mèo cưng của chủ nhà. Sau đó, chị hỗ trợ nấu ăn cho cả nhà.
Chị Năm kể: "Khi làm xong công việc, tôi về phòng chơi game. Chúng tôi không phải thức khuya dậy sớm. Chủ nhà thường đi công tác nước ngoài nên giúp việc không vất vả".
Mỗi lần về Việt Nam, bà chủ không chỉ hỏi về quà cáp muốn mua mà trao tận tay giúp việc một số tiền như lời cảm ơn. Suốt 10 năm, hành trình về quê của cô gái này không chỉ có vật chất mà đầy ắp tình cảm của gia chủ.
Nói về động lực gắn bó một thời gian dài với chủ nhà, chị Năm cho biết: "Công việc ở đây không quá vất vả, được bao ăn ở nên tôi không phải chi tiêu. Nhờ vậy, toàn bộ tiền lương được tôi gửi về giúp gia đình".
Những ngày này, do chiến sự miền nam Li Băng leo thang, gia chủ ở lại Pháp. Chị Năm và 2 người giúp việc khá thảnh thơi, công việc hằng ngày là chăm sóc vẹt và mèo.
Trải nghiệm cuộc sống thượng lưu
Chủ nhà của chị Năm đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và ẩm thực, thường xuyên đi công tác nước ngoài.
Cả 5 thành viên trong nhà đều có ô tô, mỗi người có một tài xế riêng.
Ngoài căn hộ chung cư ở trung tâm Beirut, ông bà chủ còn sở hữu một biệt thự trên đồi. Vào mùa hè, cả gia đình và người giúp việc chuyển tới đó sống một tháng để nghỉ ngơi.
Biệt thự nằm giữa rừng cây và thảm cỏ xanh mướt, không khí trong lành. Những ngày ở biệt thự, người giúp việc như chị Năm đảm nhận phần dọn dẹp biệt thự, giặt quần áo, vệ sinh bể bơi...
Chị Năm còn nhớ, lần đầu tiên khi được bước vào biệt thự trên đồi, chị không khỏi choáng ngợp khi nhìn thấy phòng chiếu phim tại gia, ngắm các đồ dùng đắt tiền, cảnh quan xung quanh được chăm sóc tỉ mỉ, bể bơi rộng rãi....
Cách đây vài năm, người phụ nữ Việt được chủ nhà đề xuất sang Dubai (UAE) giúp trông con khi họ đi công tác. Tuy nhiên, chị phải từ chối vì lý do say xe. Người phụ nữ này không khỏi tiếc nuối...
Mỗi khi ra ngoài, ông bà chủ khoác lên người trang phục và túi xách hàng hiệu, nhưng khi về nhà họ giữ phong cách giản dị, không tỏ thái độ coi thường người giúp việc.
"Bà chủ sở hữu khoảng 100 đôi giày, nhiều túi hàng hiệu, quần áo xếp kín nhiều tủ. Con gái chủ nhà luôn tỏ ra thân thiện, thỉnh thoảng tặng người giúp việc mỹ phẩm, quần áo...", chị Năm chia sẻ.
Phở là một trong những món ăn của người Việt được biết đến trên gần như toàn thế giới. Nơi nào có người Việt là nơi đó có phở. Hương vị của món ăn này đã theo chân người Việt xa xứ len lỏi vào rất nhiều vùng văn hóa khác nhau.
Do người Việt sinh sống tại Mỹ đông nên số lượng tiệm phở Việt tại quốc gia này cũng nhiều nhất trong các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam. Phở Việt có hồn cốt đặc thù chung nhưng mỗi tiệm tại Mỹ lại có một hương vị khác, hoặc là có gì đó khác biệt về tiểu tiết. Phở Thanh tại Westminster, California là một quán phở Việt vô cùng khác biệt và rất đông khách về đêm.
Chúng tôi là đoàn khách từ Việt Nam sang Mỹ du lịch. Anh Dũng Nguyễn là hướng dẫn viên sinh sống tại TP.HCM nhưng có hơn 10 năm dẫn du khách Việt thăm viếng nước Mỹ. Vì vậy, anh hiểu rất rõ nét văn hóa lẫn những địa chỉ ẩm thực phù hợp khẩu vị người Việt.
Hôm đó, chúng tôi bay chuyến đêm từ bờ Đông sang California. Xe buýt tới đón trễ nên tầm 11 giờ đêm chúng tôi mới lên xe, ai nấy đều đói lả.
Xe chở chúng tôi vào khu người Việt tại California. Trời về khuya, các hàng quán ở đây đều đóng cửa và cả khu phố chìm vào sự tĩnh lặng. Nhưng ở cuối con đường có một tiệm phở vẫn còn sáng đèn.
Tôi hỏi anh Dũng Nguyễn “do đoàn mình đặt trước nên tiệm phở mở cửa chờ hay sao?”, anh liền cho biết tiệm phở này bán 24/24h, không lúc nào đóng cửa.
Tôi ngạc nhiên vì không nghĩ rằng ban đêm sẽ có nhiều người đi ăn phở đến mức tiệm sẵn sàng phục vụ. Chi phí điện nước và lương nhân viên trong thời gian này không phải là ít. Tôi lân la hỏi chị đứng quầy thu tiền để chắc chắn rằng tiệm phở bán thâu đêm suốt sáng. Chị cho biết tiệm phở này hoạt động gần 20 năm. Nhiều năm qua, quán luôn có 2, 3 kíp nhân viên làm việc không ngưng nghỉ. Những người làm ca tối sẽ bắt đầu công việc từ chiều hôm trước cho đến sáng hôm sau. Điều đặc biệt đối với tiệm phở này là lượng khách vào ban đêm lại đông hơn ban ngày. Để lý giải thắc mắc vì sao có nhiều người ăn đêm, chị cho biết thêm rằng tại Mỹ có nhiều người làm ca trễ và họ đến ăn vào thời điểm tan ca. Ngoài ra, du khách quốc tế và cả những người đi chơi muộn cũng thường đến quán để ăn phở đêm.
Trong số những nhân viên của quán có mặt lúc đoàn chúng tôi vào thì khoảng phân nửa là người Việt Nam, còn lại là Mexico. Khi đó quán rất đông khách. Đoàn chúng tôi có 40 người, trong đó khách người Việt sống tại địa phương khoảng 20 người, còn lại là khách Mỹ và da màu.
Tôi chọn phở gà còn những người còn lại trong đoàn chọn phở bò. Có người nhìn thấy trên tường ghi xương xí quách 6USD/tô cũng chọn ăn thử cho biết. Phở ở đây được nấu theo hương vị miền Nam nên nước súp hơi ngọt, ăn kèm rau quế, giá đỗ cùng tương đen và tương ớt. Thịt gà tươi ngon nhưng sợi phở là phở khô đóng gói nên tôi ăn không quen lắm. Tôi nhìn sang tô phở bò của người bạn cùng đoàn thì trong tô của anh ấy là sợi hủ tiếu. Tôi lấy làm lạ là vì sao gọi phở bò mà họ dùng sợi hủ tiếu chứ không phải bánh phở như tô phở gà tôi đang ăn.
Hương vị phở ở đây có lẽ phù hợp với khẩu vị người Việt tại địa phương và những người nước ngoài là khách thường xuyên của tiệm. Nhưng nếu so sánh với món phở tại Việt Nam thì độ sâu trong hương vị có lẽ không bằng. Hơn nữa, sợi phở khô hay hủ tíu khô đóng gói cũng khiến cho tô phở ở đây giảm đi sự thuần chất. Nó khiến một người yêu thích món phở như tôi thấy chút gì đó thiếu và tiếc.
Khi về Việt Nam, tôi hỏi anh Lân, một trong những người đang quán xuyến tiệm phở Minh Pasteur lâu đời ở Sài Gòn rằng "tại sao một tiệm phở đông khách như thế lại không có lò làm bánh phở tại chỗ để bán mà lại sử dụng phở khô đóng gói?". Anh Lân cho biết, việc mở lò bánh phở tại hải ngoại có thách thức về nhiều thứ. Chính vì thế, dù gia đình anh cũng có một tiệm phở Minh tại Mỹ nhưng cũng đành bán sợi phở khô đóng gói.
Dẫu có hơi tiếc một chút về sợi bánh phở nhưng với một người đã 1 tuần không ăn món Việt như tôi thì tô phở Thanh cũng đủ làm tôi hài lòng và ăn cạn. Nó cũng giúp tôi vơi đi nỗi nhớ nhà và hương vị của món phở Việt ở Sài Gòn.
Vào ngày 30/9, Ủy ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và Kim Joo Young (nhân chứng) vào ngày 25/10. Ủy ban dự kiến sẽ hỏi Hanni về các vấn đề bắt nạt tại nơi làm việc và sẽ chất vấn Kim về lý do đưa ra phản hồi không tốt trước tình huống này.
Khi được chọn làm nhân chứng hoặc người tham chiếu, nếu đưa ra "lý do chính đáng", họ có thể nộp đơn xin miễn tham dự. Tuy nhiên, với nhân chứng (Kim Yoo Young) dù có văn bản giải thích sự vắng mặt của mình, nếu Ủy ban xác định rằng lý do vắng mặt không hợp lý, Ủy ban có thể ra lệnh triệu tập hoặc nếu không tuân thủ có thể bị khiếu nại. Do đó, dù Hanni có thể không xuất hiện với tư cách người tham chiếu, nhưng khả năng cao CEO Kim sẽ xuất hiện.
Trước đó, vào ngày 11/9, Hanni đã tiết lộ câu chuyện của bản thân trên livestream của NewJeans. Cụ thể, nữ thần tượng cho biết đã gặp 1 nhóm nhạc tại khu vực làm đẹp của HYBE. Khi hai bên chào hỏi nhau, người quản lý của nhóm nhạc này đã nói: "Mặc kệ nó đi". Hanni đã báo lại vụ việc với CEO Kim Yoo Young nhưng không nhận được sự hỗ trợ với lý do "thiếu chứng cứ". Phía HYBE cho biết đã kiểm tra CCTV và không thấy sự bất thường nào giữa Hanni và quản lý của ILLIT.
Sau đó, người hâm mộ nộp đơn khiếu nại đến Bộ Lao động, sự chú ý đang dồn vào việc liệu đây có thực sự là bắt nạt tại nơi làm việc hay không. Với quy định cấm bắt nạt tại nơi làm việc trong Bộ luật Lao động, việc NewJeans có được xem là "nhân viên" theo quy định này hay không là vấn đề then chốt (Theo VKR News).
Hanni có bố mẹ đều là người Việt Nam. Cô từng sống ở Úc trước khi định cư tại Hàn Quốc và bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình. Ở tuổi 15, Hanni đã trở thành thực tập sinh của ADOR (công ty con của HYBE). Sau một thời gian nỗ lực không ngừng, cô đã chính thức ra mắt cùng NewJeans vào năm 2022.
Nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, giọng hát ngọt ngào và khả năng vũ đạo ấn tượng, Hanni đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả. NewJeans với loạt hit như "Attention", "Hype Boy", "Ditto", "OMG"... đã trở thành một trong những nhóm nhạc nữ hàng đầu Kpop hiện nay.
Cảnh sát đã bắt giữ 5 người, bao gồm chủ sở hữu của một câu lạc bộ đêm tại trung tâm thành phố Chiba. Họ bị cáo buộc điều hành hoạt động kinh doanh về đêm tại khu vực cấm hoạt động sau giờ này. Câu lạc bộ này được cho là có nhiều người gốc Việt lui tới, và đã xảy ra một số trường hợp người bị đưa đi cấp cứu do ngộ độc chất cấm. Cảnh sát đang điều tra thực tế hoạt động của câu lạc bộ này.
Chủ câu lạc bộ bị bắt giữ là Lee Gong-kang, 43 tuổi, mang quốc tịch Hàn Quốc và sống tại thành phố Funabashi. Vào rạng sáng ngày 29/9, cảnh sát tỉnh Chiba đã điều động khoảng 140 người để khám xét câu lạc bộ đêm mang tên “GALAXY CLUB” tại quận Chuo, thành phố Chiba.
Theo cảnh sát, nghi phạm bị buộc tội vi phạm luật kinh doanh dịch vụ giải trí khi tiếp tục vận hành câu lạc bộ sau nửa đêm, cho khách nghe nhạc, nhảy múa và phục vụ đồ uống có cồn tại khu vực cấm hoạt động sau giờ này. 4 người khác có quốc tịch Việt Nam được cho là nhân viên của câu lạc bộ, cũng bị bắt giữ cùng lúc.
Câu lạc bộ này được nhiều người gốc Việt thường xuyên lui tới và trước đó đã xảy ra một số trường hợp khách hàng bị ngộ độc do sử dụng chất cấm. Cảnh sát cũng cho biết, nhiều vụ xô xát giữa các khách hàng đã xảy ra tại đây. Tuy nhiên, tại lối vào câu lạc bộ, khách hàng đều được kiểm tra kỹ lưỡng làm cho tình hình bên trong câu lạc bộ khó bị phát hiện.
Hiện cảnh sát đang tiến hành phân tích các tài liệu thu giữ được từ cuộc khám xét để làm rõ các hoạt động thực tế của câu lạc bộ. Tuy nhiên, do lo ngại ảnh hưởng đến quá trình điều tra, cảnh sát chưa tiết lộ thông tin về phản ứng của các nghi phạm.
Nguồn: Dân Trí; 1 Thế Giới; Sao Star; LocoBee
Người Việt hải ngoại: Trung thu ở Udon Thani; Người đầu tiên nhận giải TechWomen 100; TS hóa dược ở Hungary; Giữ mâm cơm nhà ở Dubai
Người Việt hải ngoại: 'Nhường cơm sẻ áo' ở Singapore; Mang trung thu tới Abyei; Tết thiếu nhi tại Nhật; 1 người bị bắt tại Đài Loan
Người Việt hải ngoại: Hồng Nhung hạnh phúc với bạn trai ở trời Tây; Nghệ sĩ Hoài Thanh du lịch y tế ở Nhật; 2 người bị bắn chết ở Malaysia
Người Việt hải ngoại: Công dân ở Liban an toàn; 31 giờ mắc kẹt ở Thụy Sĩ; Mỹ nhân khuynh đảo phòng vé; Gian lận vé tàu, 2 người bị bắt
Người Việt hải ngoại: Góp sức cứu trợ lũ lụt ở Séc; Dẫn đầu về du học sinh trốn ở Nhật; Bán phở bò ở Thụy Sỹ
Người Việt hải ngoại: Nghe tiếng bom ở Liban; Ôm con tháo chạy ở Israel; 9 người bị bắt ở Thái Lan; Cô giáo gây sốt ở Phi
Người Việt hải ngoại: Tết trung thu tại Anh, Pháp; Nơi học tập của thiếu sinh quân tại Séc; Giải cứu 2 nhà leo núi ở Thụy Sĩ; CLB áo dài ở Séc
Người Việt hải ngoại: Lễ hội gắn kết kiều bào ở New Zealand; Sinh viên phát huy truyền thống ở Thái Lan; Lớp tiếng Việt ở Östergötland
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá