Luật Đức mới năm 2024: Tổng quan những thay đổi quan trọng nhất – Phần XIII Dán nhãn xuất xứ tại mọi quầy bán thịt

Quy định ghi nhãn nguồn gốc xuất xứ theo Luật mới mang lại những thay đổi cho tất cả mọi điểm kinh doanh bán thịt. Từ tháng 02.2024, nhãn mặt hàng thịt phải ghi rõ nguồn gốc của thịt lợn, cừu, dê và thịt gia cầm, được mã hóa theo quá trình nuôi và giết mổ. Các trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng cho thịt đã qua chế biến.

Quy định trên, thực tế đã được cơ quan lập pháp thảo luận và lên kế hoạch từ rất lâu nay mới chính thức trở thành văn bản lập pháp áp dụng cho tất cả các cửa hàng bán thịt chủ yếu đối với loại thịt không đóng gói, có hiệu lực từ tháng 02.2024. Quy định pháp lí mới về ghi nhãn xuất xứ không chỉ phải in trên bao bì mà còn phải được nhìn thấy trên quầy bán thịt. Quy chuẩn này áp dụng cho thịt lợn, cừu, dê và thịt gia cầm tươi, ướp lạnh và đông lạnh cũng như thịt băm. Các sản phẩm thịt chế biến sẵn và xúc xích đóng gói hiện không áp dụng quy định mới.

Nhãn xuất xứ phải dán ở đâu?

Nhãn xuất xứ, quy định áp dụng cho thịt không đóng gói tại điểm bán thịt, cửa hàng chuyên bán thịt, chợ hàng tuần và cửa hàng nơi giết mổ. Hiệp hội Bán thịt Đức (DFV) đã cung cấp thông tin về thực hiện luật mới trong tờ thông tin chi tiết gửi cho các nơi bán thịt.

Theo đó, nhãn thịt không đóng gói phải được thực hiện trực tiếp tại quầy bán thịt, thông qua dán bảng thông báo hoặc bảng thông tin điện tử. Cụ thể, dán hoặc treo các biển báo nhỏ trên quầy, ghi thông tin giống như thực đơn thức ăn, đồ uống, hoặc ghi trong bảng giá.

Nếu thịt chủ yếu có cùng nguồn gốc thì chỉ cần giải thích chung ở một nơi dễ thấy điều đó là đủ. Các cửa hàng bán thịt chủ yếu lấy thịt từ một quốc gia có thể ghi cụ thể rõ ràng tên quốc gia này một lần chung cho mọi loại thịt nhập khẩu từ quốc gia đó. Chỉ phải thêm một thông tin đối với thịt từ những quốc gia khác.

Ghi nhãn xuất xứ như thế nào?

Bản thân nhãn xuất xứ phải bao gồm (1) Thông tin quốc gia nuôi con vật cấp thịt: "Được nuôi tại:…", và nơi giết mổ nó: "Giết mổ tại:…". Quốc gia hoặc quốc gia thành viên EU phải được ghi cụ thể. DFV giải thích: “Nếu một con vật được sinh ra, muôi và giết mổ cùng ở một quốc gia, chẳng hạn ở Đức, thì chỉ cần nêu rõ 1 lần tên quốc gia với tựa đề: “Xuất xứ: ở Đức”. Theo DFV, các cửa hàng bán thịt nếu coi trọng khu vực bán thịt hoặc khách hàng của họ rất quan trọng thì có thể cung cấp thông tin bổ sung tự nguyện kĩ về nguồn gốc.

Ngoài thông tin trực tiếp về thịt, các công ty còn phải cung cấp thêm thông tin cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc và chứng minh nguồn gốc. Theo DFV, điều đó phụ thuộc vào số lượng xuất xứ khác nhau. Nếu có cùng một xuất xứ duy nhất cho tất cả các loại thịt thì chỉ cần trình chứng từ giao nhận hàng Lieferpapiere là đủ. Nếu có nhiều xuất xứ thì phải thực hiện các biện pháp hợp lý để người mua hỏi, hoặc cơ quan chức năng nhà nước kiểm tra thì có thể trình bày.

Điều đó có thể thực hiện được, ví dụ, bằng cách dán nhãn lên hộp đựng hoặc bản thân hàng hóa hoặc tại các vị trí bảo quản nơi bày bán. Hiệp hội chỉ ra rằng việc ghi nhãn mới không đòi hỏi bất kỳ yêu cầu lưu giữ đặc biệt nào đối với các tài liệu liên quan.

Ghi nhãn xuất xứ, những điều đặc biệt phải chú ý

Nhãn xuất xứ sẽ trở nên phức tạp hơn một chút khi các loài động vật được nuôi dưỡng nhiều chỗ khác nhau. Bởi nơi nuôi động vật thường thay đổi theo độ tuổi của chúng. Theo đó, nơi nuôi kéo dài sáu tới tháng tuổi được coi đó là nguồn gốc xuất xứ áp dụng cho lợn, cừu và dê. Tuy nhiên, nếu chúng được nuôi ở địa điểm khác sau khi chúng được hơn sáu tháng tuổi thì địa điểm thứ hai được coi là nguồn gốc thịt. Đối với gia cầm, một tháng là thời hạn đầu tiên.

Nếu một con vật được nuôi ở một số quốc gia và không thể chỉ định nguồn gốc chính xác thì điều này cũng phải được nêu rõ, ví dụ như được nuôi ở một số quốc gia thuộc EU, hay ngoài EU.

Điều tương tự cũng áp dụng cho việc ghi nhãn xuất xứ của thịt băm, việc này là cần thiết nhưng có thể được thực hiện dưới các hình thức tóm tắt khác nhau, như "Được nuôi dưỡng và giết mổ ở EU", "Được nuôi dưỡng bên ngoài EU" và "Giết mổ ở EU" hoặc "Được nuôi dưỡng và giết mổ trong và ngoài EU".

Các yêu cầu về ghi nhãn xuất xứ mới đã được phê duyệt và đặt ra tại Điều §4b của Pháp lệnh Thực thi Thông tin Thực phẩm, xem đường Link => LMIDV.

Đức Việt Online

.

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang