Luật Đức mới năm 2024: Tổng quan những thay đổi quan trọng nhất – Phần XII Ô tô phải lắp đặt hệ thống phụ trợ điều khiển tự động Fahrassistenten

Từ năm 2024, Luật EU yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải lắp đặt một hệ thống phụ trợ điều khiển tự động cho các loại ô tô, như điều khiển tự động tốc độ, cảnh báo buồn ngủ, cảnh báo chú ý, đèn phanh khẩn cấp, hỗ trợ lùi... Dựa theo số liệu thống kê tai nạn giao thông, Nghị viện châu Âu dự báo với lắp đặt hệ thống hỗ trợ điều khiển trên, sẽ cứu được 25.000 mạng sống hàng năm, vào năm 2038, và muộn nhất đến năm 2050 sẽ không còn trường hợp tử vong nào nữa do tai nạn giao thông trên các con đường ở châu Âu. Từ nay tới lúc đó sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống phụ trợ điều khiển tự động ô tô dưới đây.

Những hệ thống phụ trợ điều khiển tự động

Cảnh báo tốc độ

Cảnh báo bằng tín hiệu âm thanh trực quan, nếu vượt quá tốc độ quy định.

Cảnh báo mệt mỏi và mất tập trung

Cảnh báo bằng tín hiệu âm thanh và hình ảnh nếu người lái mệt mỏi hoặc mất tập trung. Tình trạng thể chất được theo dõi bằng cách ghi lại chuyển động của mắt hoặc mí mắt và/hoặc chuyển động tay lái.

Hỗ trợ phanh khẩn cấp

Tự động phanh trong tình huống nguy hiểm hoặc hỗ trợ người lái khi phanh gấp. Quy định này đã được áp dụng bắt buộc cho xe tải hạng nặng và xe buýt từ năm 2015.

Tự động bật đèn phanh khẩn cấp

Hệ thống này còn có tên gọi là đèn phanh thích ứng, có nhiệm vụ báo hiệu cho những người tham gia giao thông khác biết khi mình phanh gấp.

Cảnh báo khẩn cấp chệch làn đường

Hệ thống này dành cho ô tô con (M1) và xe tải hạng nhẹ (N1). Hệ thống này sẽ phát tín hiệu cảnh báo nếu xe vô tình rời khỏi làn đường. Nếu phát hiện tình huống khẩn cấp, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh hướng di chuyển ô tô để tránh tai nạn.

Giám sát áp suất lốp

Quy định này đã bắt buộc đối với ô tô con sản xuất từ năm 2014, và từ tháng 7 năm 2022 đối với tất cả các loại xe tải hạng nhẹ, trung bình và nặng mới (N1, N2 và N3), xe buýt (M2 và M3) và rơ moóc xe tải lớn (O3 và O4) phải có hệ thống này.

Hỗ trợ lùi xe

Hỗ trợ người lái khi lùi xe để nhận biết người đi đường và vật cản phía sau xe của họ.

Hỗ trợ phát hiện góc khuất khi rẽ dành cho xe thương mại hạng trung và nặng (N2, N3) và xe buýt (M2, M3)

Hệ thống điều khiển tự động sẽ cảnh báo khả năng va chạm với người đi xe đạp, bộ hành trong “điểm khuất” khi xe tải, xe buýt rẽ.

Hỗ trợ dừng xe chạy khi có mùi cồn

Hiện đang còn nghiên cứu tiêu chuẩn hóa mùi cồn liên quan tới nồng độ cồn của người lái.

Lưu trữ dữ liệu tai nạn cho ô tô (M1) và xe thương mại hạng nhẹ (N1)

Tương tự như hộp đen trên máy bay, các thông số thiết yếu liên quan đến một vụ tai nạn có thể xảy ra đều được lưu trữ ẩn danh. Mục đích là để đảm bảo điều tra tai nạn hiệu quả và phân tích hiệu suất của hệ thống an toàn.

Hệ thống hỗ trợ có thể cứu sống hơn 25.000 người

Theo Hiệp hội xe cơ giới Đức ZDK, nhiều hệ thống phụ trợ hiện nay đã được cài đặt trên nhiều mẫu xe. Hiệp hội đánh giá yêu cầu của EU là hợp lý. Người phát ngôn của hiệp hội cho biết: Với cácquy định trên đã giúp các nhà chế tạo ô tô trang bị thêm nhiều bộ phận phổ biến như tựa đầu, dây an toàn có chuông và túi khí phòng va chạm.

Theo thống kê của EU, có tới 95% tổng số vụ tai nạn giao thông do lỗi của con người. Từ số liệu thống kê tai nạn giao thông gần đây nhất, Nghị viện Châu Âu giả định rằng các hệ thống phụ trợ bắt buộc hiện nay sẽ cứu được hơn 25.000 mạng sống và ngăn ngừa ít nhất 140.000 người bị thương nặng vào năm 2038.

Ngoài việc tăng cường độ an toàn, chi phí dành cho chủ phương tiện cũng có khả năng tăng lên, và không chỉ khi mua xe mới. Để đảm bảo chức năng của hệ thống phụ trợ luôn được đảm bảo, Hiệp hội ZDK khuyến nghị nên kiểm tra thường xuyên. Nếu một trong những bộ phận phụ trợ điều khiển tự động có khiếm khuyết, sẽ không được cấp TÜV khi kiểm tra tổng thể (HU).

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang