Ký ức DDR: Có ai lấy số đo may quần áo kiểu này không?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào.

Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cuối 1987. Tới nơi, mọi người được đi học tiếng Đức Deutsch, còn tôi sau khi khám sức khoẻ phát hiện bị bệnh phổi nặng (chụp phim 2 lá phổi đen gần hết). Thế là phải nằm bệnh viện mang tên Sommerfeld (Cánh đồng nắng) chữa trị hết 2/3 năm 1988 mới khỏi hẳn, nên không bao giờ quyên được ơn nước Đức đã sinh ra tôi lần thứ 2.

Mùa thu 1988 tôi phục hồi sức khỏe, về nhà máy LEW (nay là AEG, xem ảnh chụp kèm theo) làm việc. Ngày đi làm, tối phải đi Bus, S-Bahn vào Schönhause Alle học tiếng Đức. Chương trình này là do tự tôi theo học nên phải sắp xếp thời gian hợp lý, phải được Thợ cả cho đổi ca, vì trường học chỉ dạy vào khung giờ từ 17 đến 20 giờ, thứ 2, 4, 6 trong tuần. Cuối cùng thì tôi cũng vượt qua được những rào cản ngôn ngữ ban đầu, để 2 năm sau tôi có thể đi bác sỹ mà khôngcần phiên dịch. Các đồng nghiệp chắc không quên hồi ấy. Đó là lúc buôn Computer của lao động xuất khẩu đã chấm dứt. Anh chị em chủ yếu kiếm tiền thêm bằng nghề may quần áo. Ai không biết may thì đi kiếm số đo về nhượng lại cho chị em may giỏi. Ngay từ đầu tôi đã tự biết đôi tay vụng nhất quả đất của mình rồi. Tôi nghĩ, nếu tôi học may có lẽ cỡ 200 năm chưa chắc đã may được 1 cái cổ áo. Thế là tôi nghe Thọ (người Đồ Sơn, Hải Phòng thuộc tầng lớp “cộng“ cũ, sang Đức từ năm 1982) là đồng nghiệp làm cùng phân xưởng RA/F MWT bảo: Anh cứ đi kiếm số đo về em sẽ may & Thọ đưa tôi 1 cái thước dây & hướng dẫn cách tiếp cận khách hàng Tây, đo như thế, như thế... Mấy buổi đầu cũng kiếm được một vài bạn Tây đặt may mấy cái váy bò hay quần da.

Bỗng 1 hôm Tiến “lợn“ cũng dân “cướp“ cảng Hải Phòng, đồng hương Thọ cũng thuộc cộng mốc sang Đức năm 1982 khi mới học xong cấp 3 nên ít hơn tôi gần chục tuổi vẫn gọi tôi là anh, xưng em. Tiến lợn nổi tiếng lãng tử. Cậu ta bảo tôi rằng: Khi lấy số đo anh phải bảo bọn Tây cởi hết quần áo ra thì đo người nó mới chính xác & khi cắt, may mới dễ . Thấy lạ tôi bảo Tiến lợn: Lạ nhỉ ! Từ thuở cha sinh, mẹ đẻ chưa bao giờ tôi thấy thợ may nào lại làm như thế cả. Tiến lợn nói ngay: Anh mới ở Việt Nam sang không biết đó thôi, nước Đức văn minh người ta đo như vậy. Tôi lại hỏi: Cả đàn ông & đàn bà đều đo thế à ? Tiến bảo: Chỉ khác giới mới cần đo như thế, có nghĩa tôi là đàn ông thì khi nào đo cho phụ nữ mới cần thế, còn đo cho đàn ông thì vẫn để cho họ mặc đồ & ngược lại nếu bạn nữ đồng nghiệp nào lấy số đo cũng chỉ với đàn ông mới phải đo khi không mặc quần áo. Nghe Tiến lợn căn dặn đủ điều cho 1 học trò mới, trong lòng tôi cứ lăn tăn lấy làm lạ, nhưng vẫn thử vận may xem sao !

Rồi một hôm tôi cũng làm quen được một em Tây tóc màu hạt dẻ (blond) đẹp như thiên thần đề nghị tôi may cho một chiếc váy bò. Tôi bảo sau giờ làm việc ca sáng về phòng tôi ở Spandauer Alle để đo. Khi chỉ có mỗi tôi và Sabrina (tên cô ta), tôi vắt cái thước cuộn trước ngực ra vẻ một thợ may chuyên nghiệp. Nhớ lời dặn của Tiến lợn tôi vừa “sủa tiếng Đức” vừa ra hiệu tay chân cho Sabrina cởi bỏ hết đồ ra để lấy số đo. Khi ấy tôi cũng nghĩ đùa thử xem thế nào chứ cũng không tin được lời Tiến lợn cố vấn. Nhưng... thật bất ngờ, Sabrina hoàn toàn làm theo ý tôi. Loáng cái trước mặt tôi là một thiên thần còn đẹp hơn cả bức tranh của Leonardo da Vinci. Tình huống khó xử quá, vì tôi cứ tưởng Tiến lợn đùa, hoá ra lại là thật. Tôi đành lấy thước, đo các chỉ số vừa học được từ Thọ mất khoảng vài phút & nói: Fertig (xong) & bảo Sabrina mặc đồ.

Đấy cũng là số đo cuối cùng của đời tôi. Là người vụng nhất thế giới nên sau đó ngoài làm việc chính ở nhà máy, mỗi khi đi làm thêm thì tôi về các đội có nhiều người làm nghề may như đội 300 Magdeburg, nhà 34 đến 42 Ahrensfeld , Tierpark... lấy đồ của chị em đi đổ cho các cửa hàng mua bán A&V (mua bán đồ cũ). Chuyện đã sau hơn ba chục mùa anh đào rồicòn gì, nay bỗng trỗi dậy trở thành ký ức vui vẻ, chia sẻ cùng mọi người !

(Nguồn: Bài và ảnh của tác giả Đỗ Ngọc Khánh, FB Khanh Do Ngoc và FB Ký ức DDR. Toà soạn chỉ chữa Morat)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Thơ

Tiền là bạc; Trăng lúc tròn lúc khuyết, người lúc buồn lúc vui – Hãy tin tất cả sẽ an bài đẹp nhất  

25/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Thông điệp hôm nay; Nghịch lý cuộc sống

24/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Hạnh phúc là khi đã cố gắng hết mình; Định  nghĩa vui về chồng

23/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Văn xuôi

Những lời nói vô giá, để bạn ngẫmlại chính mình; Một bài học đơn giản nhưng quý báu

13/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Nhịn; Đừng cãi

10/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Sự thật nơi đáy giếng; Khi thấy buồn bực, chên vênh, mơ hồ về định hướng cuộc đời

09/04/2024

  Tôi cam đoan câu chuyện chép ra dưới đây có thật 100% , có nghĩa không hề bịa tí nào. Như đã nhiều lần giới thiệu với mọi người, tôi sang DDR cu

Lên đầu trang