Kinh doanh cần biết: Cú sốc giá cả trong ngành bán lẻ, khách sạn, nhà hàng Đức

Theo một cuộc khảo sát, trên 50% các nhà bán lẻ và nhà hàng khách sạn muốn tăng giá trong những tháng tới. Viện thăm dò dư luận Münchner Ifo-Institut trong một báo cáo khảo sát công ty hàng tháng, cho biết: Chỉ số tỉ lệ doanh nghiệp định tăng giá Preiserwartungen trong nền kinh tế Đức nói chung đã giảm xuống 14,7 điểm phần trăm trong tháng 8 so với chỉ số đó 16,3 điểm phần trăm trong tháng 7, nghĩa là tỉ lệ doanh nghiệp muốn tăng giá trong tháng 8 giảm so với tháng 7. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ, chỉ số đó chỉ giảm từ 34,9 xuống 33,5 điểm. Trong ngành ăn uống và khách sạn từ 47,8 xuống 46,6 điểm. Trong bán lẻ thực phẩm và đồ uống từ 55,3 xuống 55,1 điểm, nghĩa là số doanh nghiệp muốn tăng giá giảm không đáng kể trong tháng 8 vừa qua so với tháng 7 trước đó.

Nhà hàng khách sạn kêu gọi

Hiệp hội ngành nhà hàng khách sạn Dehoga ở Berlin cho biết: Các khách sạn và nhà hàng ở một lần nữa chỉ trích việc hết hạn giảm thuế vào đầu năm 2024. Những lo ngại hiện hữu trong ngành vẫn còn cao. Chỉ số tỉ lệ doanh nghiệp định tăng giá ở mức 45,5%, nghĩa là gần một nửa số công ty của chúng tôi dự đoán hoạt động kinh doanh sẽ tồi tệ hơn trước trong ba tháng tới. Trong bối cảnh số lượng khách giảm và chi phí tăng cùng lúc, 28% công ty lo ngại rằng họ thậm chí sẽ thua lỗ vào năm 2023. Do chi phí tăng mạnh, Dehoga một lần nữa kêu gọi các chính trị gia rằng thuế giá trị gia tăng, vốn đã giảm xuống còn 7%, không nên tăng lại lên 19% vào năm 2024. Điều này dẫn tới sốc giá đối với khách hàng.

Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Đức Dehoga từ lâu đã kêu gọi giữ thuế giá trị gia tăng VAT đối với thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, vốn đã được giảm trong cuộc khủng hoảng năng lượng và Covid-19, ở mức thấp lâu dài. Sau nhiều lần gia hạn thêm thời gian áp dụng, thuế suất sẽ tăng trở lại từ 7% lên 19% ban đầu vào tháng 1 năm 2024. Tuy nhiên, Dehoga cảnh báo rằng các công ty sẽ phải chuyển toàn bộ khoản này cho khách hàng cũng như các chi phí khác, vì các chủ nhà hàng không còn khả năng nào khác nữa. Trong nửa đầu năm, doanh số bán hàng - được điều chỉnh theo giá tăng - thực tế đã giảm 10,4% so với mức trước khủng hoảng năm 2019. Mặt khác, doanh thu danh nghĩa cao hơn gần 10% do lạm phát.

De doạ phá sản

Theo Dehoga, ngành nhà hàng khách sạn đã đóng cửa 36.000 doanh nghiệp chỉ trong năm 2020 và 2021. Dehoga cho biết trong một cuộc khảo sát đối với khoảng 6.500 doanh nghiệp tham gia, thì vào năm tới, khi việc giảm thuế giá trị gia tăng hết hạn, sẽ có tới 12.000 điểm kinh doanh bị đe dọa phá sản.

Cửa hàng thực phẩm tăng cả giá lẫn chi phí nhân sự

Theo các cửa hàng bán thực phẩm được khảo sát, hiện giá thực phẩm trung bình cao hơn 25,3% so với tháng 8 năm 2022, đồ uống tăng 18,1% và sản phẩm năng lượng tăng 41,3%. Chi phí nhân sự cũng tăng 21,0%.

Giảm lạm phát rất khó khăn

Viện Nghiên cứu Ifo cho biết: Việc giảm lạm phát sẽ rất khó khăn. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 6,2 xuống 6,1% trong tháng 8. Giá năng lượng tăng mạnh hơn đã ngăn chặn tỉ lệ lạm phát sụt giảm.

Sự tăng giá trong công nghiệp "có lẽ gần như đã dừng lại". Tuy nhiên, đang có những diễn biến trái chiều: Tỉ lệ các hãng ô tô vẫn đang có ý định tăng giá (cộng 21,6 điểm), trong khi tỉ lệ các hãng giấy lại muốn hạ giá giảm âm 48,1.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang