Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Giá heo (lợn) hơi ở nhiều tỉnh, thành phía Nam vẫn đang ở mức cao (trên 80.000 đồng/kg), trong đó Đồng Nai có giá lên tới 83.000 đồng/kg (cao nhất cả nước). Giá heo hơi tăng dẫn đến giá thịt heo pha lóc bán ra thị trường cũng tăng theo khiến cả người bán lẫn người mua đều ngán ngại.
Phát “sốt ” vì giá
Chiều 10/3, đúng vào giờ tan ca, hàng nghìn công nhân Công ty Pouyuen (quận Bình Tân, TPHCM) nhanh chân túa ra từ cổng nhà máy. Không vội về nhà ngay, chị Nguyễn Thị Trang (45 tuổi, quê Đồng Tháp) đến khu chợ gần đó mua thức ăn về lo bữa tối cho gia đình. Rảo qua hàng thịt heo quen thuộc, chị Trang cầm miếng thịt đùi và được báo giá 155.000 đồng/kg.
Người bán khuyến khích nếu mua cả ký sẽ giảm 5.000 đồng. Ngập ngừng giây lát, chị Trang thả miếng thịt xuống rồi chuyển sang quầy bán cánh gà gần đó, mua nửa ký cánh gà với giá chưa tới 30.000 đồng.
“Thịt heo đắt quá nên lâu lâu ăn một lần cũng được. Mình thay bằng thịt gà, trứng gà, đậu hủ… ăn vẫn ngon mà giá lại rẻ” – chị Trang nói.
Theo chị Trang, bữa ăn của gia đình gồm hai vợ chồng và đứa con nhỏ chỉ gói gọn khoảng 50.000 đồng/ngày nên phải tính toán sao cho vừa đủ.
Tại chợ Phạm Văn Hai (quận Bình Tân), chị Lành (tiểu thương bán thịt heo) than thở khách mua thì vắng mà giá thịt heo vẫn liên tục tăng. “Tính từ đầu năm đến nay, thịt heo liên tục tăng giá. Có loại tăng tới 50.000 đồng/kg. Giá cao lại vắng khách, tôi phải lấy ít thịt lại, chủ yếu bán cho các mối quen để họ bán hàng ăn, nhưng mối quen cũng giảm số lượng gần 1/3” – chị Lành thở dài.
Khảo sát giá thịt heo tại nhiều chợ truyền thống ở TPHCM như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, Bàn Cờ (quận 3), Phú Lâm (quận 6)… cho thấy, sườn non đang có giá từ 200.000 – 240.000 đồng/kg, cốt lết 160.000 – 180.000 đồng/kg, nạc đùi 140.000 đồng/kg… Còn tại chợ đầu mối Hóc Môn (huyện Hóc Môn), giá sỉ thịt heo loại 1 đã lên đến trên 100.000 đồng/kg. Nguồn heo về chợ tiếp tục ở mức thấp do sức mua hạn chế.
Nỗ lực bình ổn
Trước tình trạng giá thịt heo tăng mạnh, Sở Công Thương và Sở Tài chính TPHCM đang triển khai các biện pháp nhằm bình ổn thị trường. Một trong những giải pháp được đưa ra là tăng nguồn cung các loại thực phẩm thay thế như thịt gà, vịt, cá, trứng để người dân có thêm lựa chọn.
Lý giải việc phải điều chỉnh giá bán thịt heo, đại diện Công ty Vissan cho biết, do giá heo hơi đầu vào tăng mạnh. Cụ thể, từ mức 67.000 đồng/kg (thời điểm xét duyệt giá ngày 30/12/2024), giá heo hơi đầu vào tại kho VISSAN đã tăng lên 78.000 đồng/kg vào ngày 3/3/2025, tương đương mức tăng 16,4%. Sự gia tăng này xuất phát từ nguồn cung heo hơi giảm do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, giá thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì ở mức cao và chi phí sản xuất gia tăng.
“Hiện nay, nguồn cung heo hơi đang chịu áp lực do dịch bệnh khiến nhiều hộ chăn nuôi buộc phải bán heo sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn heo đạt trọng lượng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn có xu hướng giảm đàn, càng làm nguồn cung khan hiếm hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì được nguồn cung nhờ hệ thống liên kết chuỗi ổn định. Công ty chủ động thu mua từ các đối tác chiến lược và tăng cường quản lý nguồn heo đầu vào để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà phân phối để thực hiện các chương trình kích cầu, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong bối cảnh giá cả thị trường biến động” – đại diện công ty Vissan cho hay.
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM nhận định, giá thịt heo tăng là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Theo ông Phương, đây cũng là bước sàng lọc các cơ sở chăn nuôi tự phát, giúp việc sản xuất đi theo hướng công nghiệp và bảo đảm an toàn về dịch bệnh. “Mức giá tăng hiện nay sẽ phù hợp với chi phí sản xuất cũng như kích thích người chăn nuôi tái đàn. Qua một thời gian, khi vòng đời của sản phẩm ổn định thì giá cả có xu hướng giảm trở lại, nhờ vào nguồn cung tăng cao” - ông Phương nhận định.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện số lượng heo chăn nuôi đã tăng mạnh ở các trang trại quy mô lớn của doanh nghiệp. Do đó, tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ chỉ diễn ra trong giai đoạn ngắn. Trong quý 2/2025, nguồn cung sẽ trở lại dồi dào.
Mặc dù giá thịt heo vẫn ở mức cao nhưng TPHCM không thiếu nguồn cung, người dân có thể yên tâm mua sắm.
Nho sữa cao cấp Trung Quốc được rao bán giá sỉ 11.000-14.000 đồng một kg - mức thấp nhất kể từ khi nhập vào Việt Nam đến nay.
Nho sữa Trung Quốc được bán tại Việt Nam từ năm 2021 với giá sỉ 250.000 đồng một kg. Tuy nhiên, giá mặt hàng này đã giảm liên tục sau đó và hiện ở mức thấp kỷ lục. Chị Hoa ở Thái Nguyên cho biết vừa nhập một container 18 tấn và bán giá sỉ chỉ 109.000 đồng một thùng 8-9 kg, tức khoảng 11.000-14.000 đồng một kg. "Đây là mức giá thấp nhất 4 năm qua", chị nói.
Chị Linh Anh, đầu mối nhập khẩu tại chợ nông sản Thủ Đức, cho rằng giá rẻ nhưng chất lượng nho vẫn đảm bảo, hàng tươi xanh còn cuống chứ không phải loại tồn kho. Chị cho biết sức tiêu thụ đang tăng mạnh, khi từ cuối tháng 2 đến nay, lượng hàng nhập về đã lên đến cả trăm tấn.
Giá sỉ lao dốc kéo theo giá bán lẻ trên thị trường giảm mạnh, còn 30.000-60.000 đồng một kg (tùy loại), rẻ hơn nhiều so với nho Việt Nam và các loại trái cây khác như vú sữa, xoài...
Chị Hạnh, chủ cửa hàng trái cây trên đường Lê Đức Thọ, cho biết mỗi đợt bán hết khoảng 20 thùng (9 kg một thùng). Ngoài việc bán tại cửa hàng, chị còn rao trên mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình.
"Những năm trước, thời điểm này nho sữa trái vụ có giá khoảng 110.000-150.000 đồng một kg, nhưng nay giá lao dốc mạnh. Nho sữa có quả to, xanh bóng, giòn tan, ngọt lịm, có mùi sữa thơm nhẹ và lớp vỏ dày dễ bóc", chị Hạnh nhận xét.
Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết lượng nho sữa nhập về không nhiều như hàng chính vụ, nhưng giá đang thấp nhất nhiều năm qua.
Dẫu vậy, theo ông, nho loại 1 vẫn có giá cao, dao động 350.000-400.000 đồng một rành (8-9 kg), tức khoảng 40.000-50.000 đồng một kg. Loại nho có giá rẻ, khoảng mười mấy nghìn đồng một kg đa phần là hàng loại 2, 3 hoặc hàng dạt. "Người tiêu dùng cần lựa chọn kỹ lưỡng và mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng", ông khuyến nghị.
Theo các thương nhân đầu mối, giá nho sữa trái vụ rớt mạnh một phần do sản lượng tăng nhanh. Trước đây, nho sữa chỉ được trồng ở một số địa phương tại Trung Quốc, nay đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành như Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào canh tác và bảo quản giúp nho sữa Trung Quốc có mặt trên thị trường quanh năm, không còn phụ thuộc vào mùa vụ.
Từ tháng 2 trở đi, nguồn cung trái cây nội địa Trung Quốc và Việt Nam đều tăng mạnh, trong khi sức mua chậm lại, khiến giá nho giảm sâu.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, nho là mặt hàng đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam, với giá trị hơn 160 triệu USD mỗi năm. Hiện, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 37% thị phần.
Một báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho thấy sản lượng nho niên vụ 2024-2025 tại Trung Quốc ước đạt 14,2 triệu tấn. Nho sữa đã nhanh chóng trở thành giống nho được trồng phổ biến nhất tại quốc gia này, thay thế cho các giống truyền thống như Red Globe và Kyoho.
Thiết kế một nghị quyết để tạo động lực thực sự cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đang là vấn đề nhận được sự trông đợi của cả người dân và doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính phải đo bằng tốc độ của dự án
Làm việc với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư vào chiều 7.3 về chuyên đề phát triển kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần đổi mới tư duy về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sớm ban hành một nghị quyết mới, đột phá về kinh tế tư nhân...
Bàn về sự cần thiết của nghị quyết cho khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN), PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, khẳng định cộng đồng doanh nhân, DN đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đất nước khó vươn mình, khó đạt được mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao nếu không có được lực lượng DN Việt hùng mạnh và có nhiều tập đoàn tư nhân lớn. Việc Tổng Bí thư yêu cầu sớm ban hành một nghị quyết mới, đột phá về kinh tế tư nhân thể hiện rất rõ sự quan tâm thực chất đến DN Việt, đồng thời nhấn đậm lập trường "nội lực là quyết định" của Đảng trong bước chuyển mình lịch sử của dân tộc.
Ông Thiên nhận định: "VN đang đứng trước một vận hội mới với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên và hướng tới tăng trưởng hai con số. Những thông điệp mới như "kỷ nguyên vươn mình", "điểm nghẽn của điểm nghẽn", "tự quyết, tự làm…" cùng việc cải cách bộ máy được triển khai nhanh chóng theo hướng làm thật, làm luôn đã truyền cảm hứng mạnh mẽ khơi dậy tinh thần, khát vọng của các doanh nhân VN. Vai trò của kinh tế tư nhân đang được khẳng định mạnh mẽ hơn và đây là cơ hội để khu vực này lột xác, phục hồi và bứt phá".
Tuy nhiên, PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng 40 năm vừa qua, chúng ta vẫn chưa phát huy được hết sức mạnh của khối DNTN. Mặc dù đã có một số thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung, thực lực của khu vực DNTN Việt vẫn chỉ gói trọn trong ba từ: nhỏ, yếu và thấp. Một trong những điểm yếu "cốt tử" khiến các DN Việt "khó lớn, chậm lớn", thậm chí "không muốn lớn" là do tình trạng không "thông" về cơ chế. Hệ thống chính sách, pháp luật hiện còn nhiều chồng chéo, thiếu đồng bộ, phức tạp, xung đột, gây khó khăn cho hoạt động của DN; đôi khi gỡ được cái này lại vướng cái kia, chuyển biến rất chậm. Cùng với đó, tính phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế vẫn còn cao, dẫn tới tình trạng khu vực kinh tế tư nhân chưa nhận được sự hỗ trợ xứng tầm từ phía nhà nước. Đây là những "điểm yếu sinh tử" của môi trường kinh doanh mà khu vực tư nhân VN thường xuyên đối mặt. Đáng nói, những điểm yếu đó lại mang tính hệ thống, chậm được khắc phục, tồn tại dai dẳng.
Vì thế, ông Thiên nhấn mạnh để khu vực tư nhân thật sự lột xác, đòi hỏi phải có những chính sách đột phá, vượt lên và phải thay đổi đồng bộ những khối cơ chế, chính sách cũ, không thể chỉ sửa từng chính sách một. Cụ thể, giai đoạn mới đòi hỏi cấu trúc thị trường phải thông thoáng, môi trường cạnh tranh phải bình đẳng và lành mạnh, trong đó, điểm mấu chốt là không phân biệt đối xử khu vực DN nhà nước - tư nhân. Chính phủ vừa qua đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện cho DNTN phát triển như kiến tạo hệ thống hạ tầng cao tốc (hạ tầng giao thông, hạ tầng số), thúc đẩy cải cách thể chế, hướng tới hội nhập toàn cầu và thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh thực hiện cam kết phát triển xanh. Những hành động này cần phát huy mạnh hơn nữa, mở rộng ra nhiều lĩnh vực, thông qua các chính sách cụ thể về lãi suất, về đất đai… Đơn cử, có cơ chế đặc thù cho việc thu hút các DNTN tham gia các dự án động lực phát triển KT-XH, ở đó có cơ chế về giao đất, thuê đất; cơ chế ưu tiên các dự án có hiệu quả tổng hợp; cho phép tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư được vượt quá 50% tổng mức đầu tư…
"Hiện nay, công tác cải cách thủ tục hành chính đang được thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh. Những việc này phải làm thực chất, cho kết quả thực chất bằng việc tính thời gian "chạy" của các dự án, chứ không phải chỉ hô hào ở trên, còn bên dưới vẫn ì ạch không làm, không quyết, DN chạy lòng vòng rồi chờ đợi, vừa lỡ cơ hội, vừa tốn chi phí", ông Thiên nói.
Tập trung "phân vùng" doanh nghiệp
Chi tiết hơn, PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển DN, cho rằng cần chỉ rõ khu vực nào trong khối DNTN đang rất cần có nghị quyết, chứ không nên một nghị quyết chung chung, rất dễ rơi vào cảnh ôm đồm mà khó thực hiện. Cụ thể, hiện DNTN Việt có quy mô rất khác biệt, có sự chênh lệch lớn về quy mô vốn, năng lực, ngành nghề, lĩnh vực… Trong đó, có không ít DN đang chờ cơ chế mới là có thể "bung" ra làm luôn. Khu vực này cần thiết phải có nghị quyết để tháo gỡ ngay lập tức. Bên cạnh đó, sẽ có DN tiếp nhận nghị quyết xong sẽ thay đổi cách nghĩ, cách làm… Khối này cũng quan trọng, họ đang mất phương hướng hoặc chưa biết định đặt chiến lược thế nào trong bối cảnh mới để hoạt động mà không bị quá nhiều rủi ro. Thế nên, nếu muốn gom DNTN vào 1 nghị quyết, phải có tiêu chí cụ thể cho từng khu vực, hộ gia đình thế nào, DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, DNTN lớn có khả năng dẫn dắt ngành nghề…
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quốc Việt (Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích: Trong thực tế, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân từ lâu đã được Bộ Chính trị xác định là động lực chính của nền kinh tế. Thậm chí, khu vực này có thể thay thế dần sự phụ thuộc vào khu vực DN nhà nước cũng như DN đầu tư nước ngoài trong xuất khẩu. Trong bối cảnh hiện nay, nghị quyết phải khẳng định được chính DNTN là động lực tăng trưởng chính, là yếu tố then chốt trong chuyển đổi mô hình kinh tế, từ lao động giá rẻ sang mô hình hiện đại, phát triển nhờ đổi mới sáng tạo và giá trị gia tăng cao. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và 2 con số vào những năm sau. "Nghĩa là khu vực tư nhân đang cần một nghị quyết có thể áp dụng ngay, đi vào hiện thực ngay và luôn để có động lực tăng tốc từ quý 1, chậm nhất là quý 2", ông Việt đề xuất.
Cũng theo ông Việt, những rào cản thủ tục hành chính và môi trường pháp lý vẫn là thách thức lớn với DNTN. Vì thế, nghị quyết có thể có những quy định cụ thể để "phá rào", ví dụ về thủ tục được cấp phép đầu tư một dự án theo quy định là từ 3 - 6 tháng nhưng trong thực tế mất tới 1 - 2 năm. Trong khi cùng lĩnh vực đầu tư đó, DN tại các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… chỉ mất tối đa 2 tháng, đa số giải quyết xong trong 1 tháng. "Nghị quyết nên chăng có quy định cấp phép đầu tư rút ngắn trong vòng 1 - 2 tháng. Hay về tiếp cận nguồn vốn, thống kê cho thấy 30% DN khu vực nhỏ và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, số còn lại phải tìm nguồn vốn vay từ các kênh khác với lãi suất cao hơn. Nghị quyết cần đi thẳng vào vấn đề để DN nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng mà không mất quá nhiều thời gian. Không để DN mất cơ hội do không thể tiếp cận được nguồn vốn lãi suất tốt", TS Nguyễn Quốc Việt đặt vấn đề.
Hàng loạt dự án bất động sản khu công nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư, khởi công dự án hứa hẹn mở ra một năm bùng nổ cho phân khúc này.
Ngày 10/3, tại Thái Nguyên đã diễn ra lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II (giai đoạn 2). Dự án được triển khai trên quy mô diện tích đất 296,24ha với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Trần Tuấn Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viglacera Thái Nguyên, Khu công nghiệp Sông Công II (giai đoạn 2), tập trung đa ngành, với tiêu chí là khu công nghiệp tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới...
Dự án hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động trực tiếp trong khu công nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, các dịch vụ đi kèm.
Mới đây, Công ty WHA Industrial Zone Nghệ An (Thái Lan) vừa được chấp thuận đầu tư Dự án Khu công nghiệp WHA 2 - Nghệ An, quy mô 183 ha, vốn 1.200 tỷ đồng. Cùng lúc, Tập đoàn Đầu tư Hưng Yên được phê duyệt Dự án Khu công nghiệp Kim Thành 2 - Hải Dương, giai đoạn I, quy mô 235 ha, vốn 3.403 tỷ đồng.
Ngày 21/2/2025, UBND tỉnh Bắc Giang trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho bốn KCN lớn: Nghĩa Hưng, Mỹ Thái, Song Mai - Nghĩa Trung và Đồng Phúc. Các KCN này, với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, dự kiến tạo ra hơn 90.000 việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp địa phương.
Phân khúc nhiều triển vọng
Thị trường bất động sản khu công nghiệp được giới phân tích cho là phân khúc "sáng" nhất và nhiều triển vọng nhất năm 2025-2026. Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bất động sản khu công nghiệp hiện ghi nhận tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD. Năm nay cả nước dự kiến sẽ có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha.
Theo nhận định của bà Phạm Thị Miền - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam, nguồn cung đất công nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nhờ sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới và dự án mở rộng tại những khu công nghiệp hiện hữu. Dự kiến, giai đoạn 2024-2027, Việt Nam sẽ có khoảng 15.200 ha đất công nghiệp và hơn 6 triệu m2 kho xưởng được đưa vào thị trường.
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn lớn nhờ quy mô và chất lượng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn các khu công nghiệp lớn với hạ tầng bài bản. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chọn những khu công nghiệp vừa và nhỏ, quy mô từ 10-20 ha hoặc thậm chí dưới 5 ha, với ưu thế về giá thuê rẻ và vị trí lân cận thuận lợi.
Ông David Jackson - Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam cho rằng, bất động sản công nghiệp và hậu cần vẫn là phân khúc được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Với việc nhiều khu công nghiệp mới được cấp phép và triển khai trên cả nước, nguồn cung trong phân khúc này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là "ngôi sao" của năm. Việt Nam cũng đang xây dựng lộ trình phát triển để vươn lên trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn toàn cầu, nhằm đảm bảo vị thế thu hút vốn FDI.
Trong bối cảnh nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng, cuộc đua mở rộng nguồn cung khu công nghiệp của các chủ đầu tư dự báo còn diễn ra mạnh mẽ trong tương lai.
Nguồn: Tiền Phong; Vnexpress; Thanh Niên; CafeF
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá