Đức cắt giảm ngân sách cho dịch vụ số hóa năm 2024; Tương lai thương hiệu Volkswagen và viễn cảnh ngành công nghiệp ô tô

Đức cắt giảm ngân sách cho dịch vụ số hóa trong năm 2024

Mục đích số hóa

Liên minh cầm quyền Đức từng tuyên bố muốn hiện đại hóa các hệ thống số hóa tin học và giúp cuộc sống của người dân trở nên thuận tiện hơn bằng cách số hóa hàng trăm dịch vụ của chính phủ. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ một phần nhỏ ngân sách của chính phủ được thông báo dành cho lĩnh vực này trong năm tới.

Kế hoạch và thực hiện

Chính phủ Đức vừa tuyên bố sẽ cắt giảm hơn 300 triệu Euro ngân sách dành cho các dịch vụ số hóa trong năm 2024. Trong khi theo kế hoạch ngân sách cấp cho số hóa trong năm nay là 377 triệu Euro. Kế hoạch trên sẽ ảnh hưởng lớn đến các dịch vụ hành chính, lẽ ra phải được số hóa từ cuối năm 2022 theo Đạo luật OZG.

Điều chỉnh

Mặc dù vậy, người phát ngôn của Bộ Kỹ thuật số Liên bang cho biết ngân sách vẫn được đảm bảo cho các dự án chính liên quan đến chiến lược kỹ thuật số. Bộ trên cho biết số tiền còn lại từ ngân sách các năm trước cũng sẽ được sử dụng để thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Đức tụt hậu so với nhiều nước láng giềng khi nói đến việc các quốc gia đang làm tốt như thế nào về kỹ năng kỹ thuật số và truy cập Internet. Theo Chỉ số xã hội và kinh tế kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU) năm 2022, Đức đứng vị trí thứ 13, ngay sau Pháp trong bảng xếp hạng chỉ số trên.

Ngân sách Đức

Việc cắt giảm ngân sách kỹ thuật số là một phần trong mục tiêu của Đức nhằm kiểm soát ngân sách sau nhiều năm chi tiêu quá lớn, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19.

Theo kế hoạch, Chính phủ dự chi 445,7 tỷ Euro ngân sách trong năm 2024, giảm so với mức 476,3 tỷ Euro được lên kế hoạch cho năm nay. Dự thảo ngân sách được trình bày từ đầu mùa Hè, nhưng sẽ được thảo luận tại Quốc hội từ tháng 9/2023.

Tương lai thương hiệu Volkswagen và viễn cảnh ngành công nghiệp ô tô

Không còn là điều bất khả thi

Năng lực sản xuất động cơ đốt trong của Đức đã khiến những chiếc xe Volkswagen được cả thế giới ưa chuộng. Thế nhưng, khi kỷ nguyên xe điện bùng nổ, Volkswagen dường như đang “hụt hơi” trong cuộc đua với những kẻ đi đầu như Tesla hay các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc.

Cuộc đua để giành vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe điện vẫn chưa đi đến hồi kết nhưng Volkswagen đã bộc lộ những "yếu điểm chết người" khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về tương lai của hãng xe này. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, viễn cảnh những thương hiệu lâu đời như Volkswagen sớm đi vào dĩ vãng không còn là điều bất khả thi.

Những bất ổn của hãng xe Đức Volkswagen tại thị trường Trung Quốc

Từng được hưởng lợi từ Trung Quốc, thị trường đông dân nhất nhì thế giới, nay Volkswagen lại đang chịu cảnh “thất sủng” khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tham gia vào cuộc đua xe điện.

Tại phân khúc xe điện ở thị trường Trung Quốc, Volkswagen chỉ chiếm 2% thị phần, con số khá khiêm tốn so với hãng xe đứng đầu là BYD với gần 40% hay Tesla với hơn 10%.

Trong quý đầu tiên của năm 2023, doanh số bán xe của Volkswagen đạt 427.247 xe và bị BYD vượt mặt với doanh số 440.000 xe. Từ một hãng xe luôn giữ vị trí số 1 ở thị trường Trung Quốc ít nhất từ năm 2008 tới nay, Volkswagen giờ đây phải “ngậm ngùi” nhường chỗ cho một hãng xe “non trẻ” và kém xa về danh tiếng trên thị trường “hái ra tiền” của mình.

Volkswagen mới đây cũng đã cắ giảm dự báo giao hàng toàn cầu khi doanh số bán xe tại Trung Quốc chậm lại. Báo cáo cho thấy lượng đơn đặt hàng xe điện của Volkswagen đang thấp hơn từ 30% - 70% so với kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh số bán xe của Volkswagen tại Trung Quốc đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, trong tháng 6, số lượng xe Volkswagen được bán ra tại thị trường Trung Quốc thấp hơn 14,5% so với năm trước.

Rào cản từ bảo thủ

Volkswagen là gã khổng lồ về ô tô sử dụng động cơ đốt trong, vì vậy việc thay đổi đối với Volkswagen "cũng giống như việc yêu cầu một con voi quay lại – rất khó khăn", cựu giám đốc điều hành của Volkswagen thừa nhận.

Một trong những rào cản khiến Volkswagen “chững lại” trong cuộc đua xe điện chính là sự bảo thủ.

Vào những năm 1990, khi các hãng xe châu Á đã bắt đầu phát triển các công nghệ thay thế để giảm lượng khí thải của ô tô và tiến đến xe điện thì Volkswagen vẫn đang tập trung tìm cách kiếm tiền từ động cơ đốt trong.

Vào năm 2009, Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz đã kí thỏa thuận trị giá 50 triệu USD với Tesla. Thế nhưng theo Elon Musk, Daimler chỉ cần một số mẫu xe sử dụng năng lượng bền vững nhằm làm hài lòng các nhà quản lý chứ “không sẵn sàng đặt cược vào xe điện trong thời điểm đó”.

Chưa kể, một năm sau khi tung ra mẫu BMW i3 chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2013, Daimler đã bán cổ phần của mình tại Tesla với giá 780 triệu USD vì “người Đức không đủ sức chịu đựng sự thua lỗ”, một giám đốc điều hành của Daimler tiết lộ. Đến thời điểm hiện tại, sự bùng nổ của Tesla đã chứng minh cho Daimler thấy đó là một quyết định hết sức sai lầm.

Nếu xét riêng ở thị trường Trung Quốc, Volkswagen cũng vấp phải sai lầm vì chiến lược có phần “cũ kỹ” của mình. Ô tô của Volkswagen vốn được phát triển tại Đức và chủ yếu dành cho khách hàng châu Âu, sau đó mới được điều chỉnh để phù hợp với người tiêu dùng Trung Quốc. Trái lại, các đối thủ của Volkswagen lại đang phát triển những công nghệ lái xe thông minh cùng những dòng xe dành cho khách hàng Trung Quốc và dễ dàng chinh phục được người tiêu dùng ở nơi đây.

Bê bối khí thải

Một nguyên nhân sâu xa khác ảnh hưởng đến hoạt động của Volkswagen chính là vụ bê bối khí thải lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô vào năm 2105. Vụ bê bối đáng xấu hổ của Volkswagen liên quan đến 11 triệu phương tiện trên toàn cầu và Volkswagen đã phải trả tới 30 tỷ euro tiền dàn xếp và bồi thường cho những bên liên quan.

Nhà phân tích Matthias Schmidt tại Berlin cho biết: “Về cơ bản, vụ bê bối này của Volkswagen đã phá hủy hình ảnh tốt đẹp về động cơ diesel trong mắt người dùng”.

Sức mạnh của ngành công nghiệp ô tô

Đức là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất công nghiệp và lĩnh vực xuất khẩu, trong đó phải kể đến sản xuất ô tô. Ngành công nghiệp ô tô quan trọng đến mức nếu nó lụi tàn, nước Đức sẽ phải đối mặt với “nhiều cuộc khủng hoảng cục bộ”.

Hiện tại, có hơn 700.000 người đang làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp ô tô Đức và tổng cộng có 3 triệu người làm việc trong những ngày liên quan đến ô tô. Theo một nghiên cứu của IW Cologne, con số này chiếm khoảng 7% tổng lực lượng lao động của Đức.

Đầu tư và đổi mới của Đức gắn liền với sự phát triển của các nhà sản xuất ô tô của quốc gia này. Theo IW, ngành công nghiệp ô tô Đức chiếm 35% tổng số vốn định hình thành trong sản xuất vào năm 2020.

Nếu ngành công nghiệp ô tô bốc hơi

Sự trì trệ trong tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô, hay thảm họa hơn là sự sụp đổ của Volkswagen sẽ là nhân tố “kéo lùi” nền kinh tế của Đức. “Nếu ngành công nghiệp ô tô Đức bốc hơi, nó sẽ để lại một hố sâu kinh tế khổng lồ giữa châu Âu”, ông Schroeder của WZB cho biết.

Theo các chuyên gia, với cuộc cách mạng xe điện và lệnh cấm động cơ đốt trong trong thập kỷ tới, các nhà sản xuất ô tô Đức, trong đó có Volkswagen, cần phải tái tạo lại chính mình nếu không muốn trở thành lực cản đối với sự phát triển của nền kinh tế Đức.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang