Du học nghề Việt sang Đức cần biết: Thời gian thử việc - 17 Quy phạm quan trọng (Phần Kết)

14. Học viên có được hưởng trợ cấp thất nghiệp bậc I sau khi bị thôi việc trong thời gian thử việc không?

Điều kiện tiên quyết để nhận trợ cấp thất nghiệp bậc I là đã có ít nhất mười 12 tháng làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Học viên học nghề làm việc ngay sau khi tốt nghiệp lí thuyết không đáp ứng tiêu chí này. Vì vậy nếu học viên học nghề đã được tuyển dụng đi làm trước khi bắt đầu học nghề thì mới được hưởng tiêu chuẩn này.

Ví dụ, một học viên tốt nghiệp lý thuyết sau mười tháng để bắt đầu học thực hành ở một công ty khác. Ở đó, người này bị sa thải trong thời gian thử việc sau hai tháng. Trong trường hợp này, học viên có thể nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bậc II với điều kiện là do người sử dụng lao động sa thải, chứ không phải tự mình thôi việc. Những học viên tự thôi việc và không có lý do chính đáng (xem mục 12), Sở Lao động có thể đình chỉ việc thanh toán trợ cấp thất nghiệp bậc II trong tối đa 12 tuần. Nếu không đáp ứng điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bậc II thì chỉ còn cách đệ đơn xin cấp Tiền Công dân, thay cho Hartz IV trước đây.

15. Trong thời gian thử việc, xí nghiệp đào tạo thực hành và học viên chấm dứt hợp đồng như thế nào là đúng?

Để việc chấm dứt có hiệu lực pháp lí trong thời gian thử việc, phải đáp ứng một số tiêu chí. Trước hết, điều quan trọng là thông báo chấm dứt hợp đồng do học viên muốn hủy hợp đồng thì phải gửi đến xí nghiệp đào tạo thực hành, hoặc xí nghiệp đào tạo muốn hủy thì phải gửi trực tiếp cho học viên, trong thời gian thử việc. Tốt nhất nên đích thân trao giấy chấm dứt hợp đồng trực tiếp cho nhau, thậm chí có cả nhân chứng, và có kí nhận cả hai bên.

Nếu điều trên là không thể, thông báo chấm dứt hợp đồng cũng có thể gửi qua bưu điện và tốt nhất nên gửi bảo đảm. Và nên gửi trong ngày làm việc. Trong trường hợp gửi thư chấm dứt hợp đồng vào Chủ nhật hoặc buổi tối ngoài giờ làm việc, thì thường mặc định là nhận thư vào ngày làm việc tiếp theo.

- Chẳng hạn: Học nghề tại xí nghiệp bắt đầu vào ngày 01.08, và thời gian thử việc bốn tháng đã được thỏa thuận. Trong trường hợp này, thời gian thử việc kết thúc vào ngày 30 .11. Giả sử ngày này rơi vào thứ Năm và học viên cho thông báo chấm dứt hợp đồng vào hộp thư lúc 18 giờ chiều ngày 01.12. Như vậy, thông báo chấm dứt hợp đồng không được coi là đã gửi tới người nhận ngày 01.12. Do đó, trong trường hợp này hủy hợp đồng được coi không nằm trong thời gian thử việc, mà chỉ được coi là chấm dứt hợp đồng bất thường sau khi hết thời gian thử việc. Ngay cả sau khi thời gian thử việc đã hết, học viên vẫn có quyền lựa chọn chấm dứt việc làm đúng thời hạn, nêu rõ lý do (xem mục 12).

- Ngoài thời điểm chấm dứt hợp đồng, hình thức chấm dứt hợp đồng cũng quyết định việc chấm dứt hợp đồng có hiệu lực pháp lí hay không. Theo đó, việc chấm dứt hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, nội dung văn bản này không đòi hỏi phức tạp. Chỉ cần ghi ngắn gọn một câu, như "Với thư này, tôi xin hủy hợp đồng thời hạn tới ngày … "Hiermit kündige ich zum …". Hoặc "Với thư này, học viên (ghi rõ họ tên) chấm dứt hợp đồng thời hạn tới ngày… “dem Auszubildenden [Name] wird hiermit zum ... gekündigt". Dưới thư có chữ kí xác nhận. Quan trọng: Người viết văn bản chấm dứt hợp đồng phải lưu giữ bản gốc. Thông báo chấm dứt hợp đồng có thể gửi dưới dạng bản sao, fax, e-mail hoặc hình thức kỹ thuật số khác, nhưng phải có chữ ký viết tay.

-Trong trường hợp học viên chưa đủ tuổi thành niên tức dưới 18 tuổi (minderjährig), cũng cần lưu ý rằng người giám hộ hợp pháp có tiếng nói và quyền được cung cấp thông tin. Điều này có nghĩa là nếu học viên muốn bỏ học, cha mẹ cũng phải ký thông báo chấm dứt hợp đồng đào tạo. Điều tương tự cũng áp dụng nếu việc chấm dứt được đưa ra bởi công ty đào tạo. Thông báo sau đó phải được gửi đến ít nhất một phụ huynh của trẻ. Theo quy định, thông báo chấm dứt cũng được coi là đã nhận được nếu nó được đặt trong hộp thư nhà ở.

16. Điều gì xảy ra nếu học viên chưa nghỉ phép đủ ngày Urlaubstage, trước khi hủy hợp đồng lao động trong thời gian thử việc?

Những ngày nghỉ phép không được thực hiện phải được chủ lao động trả lương tương ứng. Để tính số ngày nghỉ phép còn lại, trước tiên phải chia cho mười hai tháng và sau đó kết quả phải được nhân với số tháng làm việc đầy đủ trong công ty.

Ví dụ: Một học viên được nghỉ phép 30 ngày mỗi năm. Sau khi bắt đầu đào tạo vào ngày 01.09 thì tới ngày 21.11 học viên bị sa thải không thời hạn trong thời gian thử việc. Tính ra trong thời gian làm việc trên, từ tháng 9 đến tháng 10 học viên được hưởng tiêu chuẩn 2,5 ngày nghỉ phép cho một tháng. Tháng 11 chưa làm hết tháng nên không được tính ngày nghỉ phép.

Nếu ngày nghỉ phép chưa được thực hiện, chủ lao dộng phải trả tiền lương cho học viên tổng cộng 5 ngày nghỉ phép. Mặt khác, nếu nhiều ngày nghỉ phép đã được thực hiện, thì ngược lại chủ lao động không thể đòi lại.

17. Có thể thỏa thuận lại thời gian thử việc sau khi hoàn thành khóa học lí thuyết không?

Nếu một học viên được nhận làm nhân viên chính thức sau khi học lí thuyết xong, người sử dụng lao động có thể quy định thời gian thử việc lên đến sáu tháng trong hợp đồng lao động. Không có quy định pháp lý cho thời gian thử việc trong hợp đồng với người lao động chính thức.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang