Covid-19 thế giới: Cập nhật; XBB.1.5 bùng phát ở Mỹ; TQ vượt qua đỉnh dịch; Indonesia không cách ly khách TQ

TRONG 24 GIỜ QUA, THẾ GIỚI GHI NHẬN THÊM GẦN 185 NGHÌN CA NHIỄM COVID-19 MỚI

(Ảnh minh hoạ).

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 21/1, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 672.773.594 ca nhiễm và 6.741.652 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 184.740 ca nhiễm mới, trong đó châu Á đứng đầu với 134.038 ca.

Theo worldometers.info, hiện toàn thế giới có 644.311.984 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.719.958 ca bệnh đang điều trị thì có 21.675.242 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 44/.16 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 244.209.444 trường hợp, trong đó có 1.998.168 ca tử vong và 239.633.969 ca được điều trị khỏi.

Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 18.471 ca mắc COVID-19 mới, trong đó Nga ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất châu lục với 6.078 ca, tiếp đến là Nga với 4.475 ca; Tây Ban Nha ghi nhận 3.524 ca; Áo ghi nhận thêm 2.029 ca;…

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 21/1 là 122.873.449 trường hợp, trong đó Mỹ có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất khu vực, với 103.819.296 ca nhiễm và
1.128.422 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 11.528 ca nhiễm mới COVID-19.

Tính đến sáng 21/1, Nam Mỹ có tổng cộng 67.528.516 ca nhiễm COVID-19, với 1.345.520 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 8.759 ca nhiễm COVID-19 mới. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 36.713.006 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Argentina với 10.024.095 ca; Colombia ghi nhận 6.349.971 ca…

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 211.557.179 trường hợp, với 1.523.828 ca tử vong và 195.950.135 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận 134.038 ca nhiễm mới, trong đó Nhật Bản đứng đầu với 82.614 ca, tiếp đến là Hàn Quốc với 27.408 ca, Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận 18.218 ca, …

Tính đến sáng 21/1, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.762.418 ca và 258.437 trường hợp. Nam Phi hiện dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi ghi nhận 4.053.796 ca nhiễm và 102.588 ca tử vong vì dịch bệnh. Morocco là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lớn thứ 2 trong khu vực khi ghi nhận 1.272.146 ca lây nhiễm và 16.296 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Nam Phi ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất với 269 ca, Ethiopia ghi nhận thêm 26 ca, Morocco ghi nhận 15 ca, Kenya ghi nhận thêm 11 ca…

Hiện khu vực châu Đại Dương có tổng số 13.841.867 trường hợp mắc COVID-19, với 24.603 ca tử vong. Trong đó, Australia hiện đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng khi ghi nhận 11.274.262 ca; tiếp đến là New Zealand với 2.157.933 ca; New Caledonia ghi nhận 79.785 ca…

(Nguồn: Đảng Cộng Sản)

BIẾN THỂ DÒNG PHỤ MỚI CỦA OMICRON CHIẾM GẦN MỘT NỬA SỐ CA MẮC MỚI COVID-19 TẠI MỸ

Theo dữ liệu được Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 20/1, biến thể dòng phụ mới XBB.1.5 của Omicron ước tính gây ra 49,1% số ca mắc mới tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 21/1.

CDC lưu ý tỷ lệ trên đang tăng. Nếu như trong tuần kết thúc vào ngày 7/1, biến thể này gây ra 35,5% tổng số ca nhiễm mới, thì con số này là 37,2% trong tuần kết thúc vào ngày 14/1.

Theo CDC, hai biến thể dòng phụ khác của Omicron là BQ.1 và BQ.1.1 chiếm khoảng 40% số ca mắc mới tại Mỹ trong tuần qua.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhận định rằng XBB.1.5 hiện là biến thể lây lan nhanh nhất tại Mỹ, có thể gây ra nhiều ca nhiễm hơn dựa trên các đặc điểm di truyền và ước tính tốc độ tăng trưởng ban đầu.

Các nhà khoa học cũng cho rằng giống như XBB.1, XBB.1.5 có thể né tránh kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 hay sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều cơ bản. Mặc dù XBB.1.5 có khả năng gây ra số ca mắc nhiều hơn nhưng hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng của biến thể phụ này ra sao.

Trong một diễn biến khác, Canada cũng dự báo tỷ lệ nhiễm biến thể XBB.1.5 sẽ tăng khoảng 7% vào giữa tháng 1. Giám đốc Cơ quan y tế cộng đồng Canada, bà Theresa Tam ngày 20/1 cho biết tốc độ lây lan của các biến thể XBB dự báo gia tăng tại Canada và chưa thể biết khi nào chúng sẽ trở thành nguồn lây chủ đạo.

XBB.1.5 đã gây ra 2,5% số ca mắc mới tại Canada trong tuần từ ngày 25/12/2022 đến 2/1/2023. Tuy nhiên, bà Tam cho biết thêm rằng: “Trên toàn quốc, số ca mắc không tăng vào thời điểm này, cũng như không có bằng chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh khi nhiễm các biến thể mới này”.

Bà khẳng định hiện còn quá sớm để dừng các biện pháp bảo vệ cá nhân trước đại dịch COVID-19. Trong thông báo ngày 20/1, Ủy ban Cố vấn quốc gia về miễn dịch của Canada khẳng định tiêm mũi vaccine tăng cường là một công cụ hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

(Nguồn: Báo Tin Tức)

TRUNG QUỐC VƯỢT QUA ĐỈNH DỊCH COVID-19 TRƯỚC NGÀY ĐI LẠI ĐÔNG ĐÚC NHẤT NĂM

(Ảnh minh hoạ).

Trung Quốc cho biết, thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở nước này đã qua. Điều đó diễn ra trước 20/1, ngày đi lại đông đúc nhất trong năm.

Ông Gua Yanhong, lãnh đạo bộ phận cấp cứu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, số người nhập viện vì mắc Covid-19 đã lên tới đỉnh điểm vào ngày 5/1/2023 và sau đó giảm dần. Số ca khám ở phòng khám và phòng cấp cứu lên tới đỉnh lần lượt vào 23/12/2022 và 2/1/2023 rồi sau đó cũng giảm.

Hãng tin Reuters và tờ China Daily dẫn lời Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, người giám sát các phản ứng của Trung Quốc đối với dịch Covid-19 cho biết hôm 19/1 rằng các đợt bùng phát ở mức tương đối thấp sau khi số bệnh nhân Covid-19 tại các phòng khám, phòng cấp cứu và trong tình trạng nguy kịch đã lên tới đỉnh điểm. Bà nói: "Số bệnh nhân nguy kịch tại các bệnh viện đang giảm dần, dù nhiệm vụ của y bác sĩ vẫn còn nặng nề".

Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết như vậy trước thềm một trong những ngày đi lại đông đúc nhất trên khắp nước này kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Theo ước tính của Bộ Giao thông Trung Quốc, khoảng 2,1 tỷ chuyến đi sẽ diễn ra trên khắp Trung Quốc từ 7/1 tới 15/2.

Hôm nay (20/1), hành khách sẽ lên tàu để về quê hương, đoàn tụ với người thân. Li, một hành khách 30 tuổi tại nhà ga đường sắt Bắc Kinh nói với phóng viên Reuters: "Mọi người đều háo hức trở về nhà. Sau tất cả, chúng tôi đã không gặp gia đình mình suốt một thời gian dài".

Hồi đầu tuần, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói, ông lo ngại về làn sóng di chuyển về nông thôn, nơi có hệ thống y tế yếu kém. Do đó, việc bảo vệ người cao tuổi là ưu tiên hàng đầu.

(Nguồn: Vietnamnet)

INDONESIA KHÔNG CÁCH LY DU KHÁCH TRUNG QUỐC

Tổng thống Indonesia khẳng định, chính phủ nước này sẽ không áp đặt các giới hạn liên quan Covid-19, trong đó không cách ly bắt buộc, đối với du khách Trung Quốc nhập cảnh Indonesia.

Phát biểu trong chuyến thị sát đảo du lịch Bunaken, ở tỉnh Bắc Sulawesi hôm 20/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định, Indonesia mở cửa cho khách du lịch nước ngoài, trong đó có khách du lịch từ Trung Quốc.

Tổng thống Widodo cho rằng, người dân Indonesia không phải lo lắng về sự lây lan Covid-19, khi du khách Trung Quốc tới Indonesia, bởi Trung Quốc đã thắt chặt việc kiểm tra y tế công dân của mình trước khi họ khởi hành sang quốc gia khác.

Bên cạnh đó, Tổng thống Widodo tin tưởng rằng, tỷ lệ miễn dịch của Indonesia cao tới 98,5%, đủ để chào đón các du khách nước ngoài. Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia nhấn mạnh, các du khách nước ngoài cần tiếp tục tuân thủ các giao thức y tế khi tới thăm các điểm du lịch tại Indonesia.

Tuyên bố của Tổng thống Indonesia diễn ra vào lúc Indonesia chuẩn bị đón các đoàn khách du lịch Trung Quốc trở lại, sau gần 3 năm vắng bóng vì đại dịch. Dự kiến ngày mai (22/1) - ngày đầu tiên của năm mới theo truyền thống tại một số nước châu Á, đảo du lịch Bali của Indonesia sẽ đón chuyến bay chở hơn 200 du khách Trung Quốc đến từ thành phố Thâm Quyến. Đây là chuyến bay thẳng thuê bao đầu tiên chở du khách Trung Quốc đến Bali kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Từ đầu tháng 2/2023, thủ phủ Manado của tỉnh Bắc Sulawesi, đặc biệt là hòn đảo du lịch Bunaken gần đó, cũng có thể bắt đầu đón lượng lớn du khách Trung Quốc tới thăm. Hiện tại, nhiều hãng hàng không Trung Quốc đã yêu cầu nối lại các tuyến bay thẳng tới Thủ đô Jakarta và đảo du lịch Bali.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS), trong 10 tháng đầu năm 2022, hơn 94.900 du khách từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) tới thăm Indonesia. Con số này thấp hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch, khi lượng du khách Trung Quốc đến Indonesia đạt hơn 2 triệu lượt vào năm 2019. Indonesia đạt mục tiêu sẽ đón được khoảng 253.000 du khách Trung Quốc vào năm 2023.

(Nguồn: VOV)

(Xem thêm:

=> Covid-19 thế giới: Cập nhật; TQ 'hạ nhiệt'; HQ nới lỏng quy định đeo khẩu trang; Nhật hạ cấp phân loại dịch ).

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang