Công ty hóa chất Đức đối mặt án phạt 1,56 tỷ USD liên quan thuốc diệt cỏ; Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh sử dụng robot

Công ty hóa chất Đức đối mặt án phạt 1,56 tỷ USD liên quan thuốc diệt cỏ

Mới đây, một bồi thẩm đoàn ở bang Missouri (Mỹ) đã yêu cầu công ty sản xuất hóa chất Bayer (Đức) bồi thường 1,56 tỷ USD cho 4 người trong vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư.

Án quyết

Theo đó, bồi thẩm đoàn một tòa án của bang Missouri kết luận rằng tập đoàn Bayer phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi thiết kế và việc không cảnh báo các nguyên đơn về rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng sản phẩm Roundup.

Bồi thẩm đoàn cho rằng ông Valorie Gunther ở New York, ông Jimmy Draeger ở Missouri và ông Daniel Anderson ở California cần được bồi thường tổng cộng 61,1 triệu USD cho thiệt hại thực tế và 500 triệu USD/người tiền phạt mang tính răn đe (để không tái diễn vi phạm trong tương lai). Cả 3 nguyên đơn kể trên đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch, bị cho là do sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup.

Liên tiếp bị kiện ra tòa án

Đây là lần thứ 4 liên tiếp Bayer rơi vào tình thế bất lợi trong các phiên tòa sau khi giành lợi thế tại 9 phiên xét xử các vụ kiên liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup trước đó.

Đầu tháng này, quỹ quản lý tài sản Union Investment, một trong số các cổ đông hàng đầu của Bayer, đã kêu gọi công ty cân nhắc dàn xếp với các nguyên đơn trong nhiều vụ kiện tương tự.

Về phần mình, Bayer nhấn mạnh các nghiên cứu hàng thập kỷ qua đã chứng minh rằng Roundup và hoạt chất glyphosate chứa trong sản phẩm an toàn đối với con người. Công ty khẳng định sẽ kháng cáo quyết định kể trên.

Bayer đã đối mặt với khoảng 165.000 khiếu nại liên quan đến sản phẩm Roundup kể từ sau thương vụ mua lại Monsanto trị giá 63 tỷ USD vào năm 2018.

Năm 2020, Bayer thông báo đã chi tổng số tiền lên tới 10,9 tỷ USD dàn xếp các vụ kiện tụng sau hợp đồng nêu trên. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn phải đối mặt với gần 50.000 vụ kiện liên quan đến Roundup.

Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh sử dụng robot

Nguyên nhân phải chuyển dần sang tự động hóa

Các công ty vừa và nhỏ ở Đức cũng đang chuyển dần sang tự động hóa khi lực lượng lao động thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em” thời hậu chiến (những người sinh ra trong giai đoạn 1946-1964), đến tuổi nghỉ hưu. Công ty Rolec chuyên sản xuất hệ thống bảo vệ thiết bị điện tử công nghiệp và thiết bị điều khiển đã mua robot đầu tiên vào năm ngoái để có thể duy trì hoạt động sản xuất cả vào ban đêm. Công ty mới mua thêm robot thứ hai và có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào tự động Công ty S&D Blech nói rằng vấn đề khan hiếm lao động đã thúc đẩy công ty tự động hóa và số hóa trong nhiều năm qua. Làn sóng nghỉ hưu của lao động thế hệ “bùng nổ trẻ em” sẽ làm trầm trọng thêm thách thức thiếu lao động có tay nghề vốn đang gây khó khăn cho lĩnh vực sản xuất và nghề thủ công. Rất khó để tìm một người đứng đầu bộ phận kĩ thuật mài không chỉ vì vị trí này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và còn vì đó là “công việc vất vả mà không ai muốn làm nữa”. Quá trình mài bằng máy sẽ dẫn đến nhiệt độ cao và tiếng ồn liên tục, trong khi những tia lửa phát ra có thể gây nguy hiểm.

hóa.

Nhu cầu tự động hóa

Dữ liệu chính thức cho thấy khoảng 1,7 triệu việc làm ở Đức không tuyển dụng được ứng viên trong tháng 6. Phòng Công thương Đức (DIHK) cho biết, hơn một nửa số công ty đang đau đầu tìm cách lấp các vị trí việc làm bỏ trống. Điều này ước tính gây tổn thất cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu gần 100 tỷ euromỗi năm.

Theo Liên đoàn Robot quốc tế, khoảng 26.000 robot đã được lắp đặt ở Đức vào năm ngoái-con số này chỉ thấp hơn năm 2018, trước khi đại dịch Covid-19 làm chậm lại mức tăng trưởng của nền kinh tế Đức. CEO Ralf Winkelmann của công ty robot FANUC cho biết hãng đã bán khoảng 50% robot do Nhật Bản sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang