Chủ doanh nghiệp cần biết: Những quy định pháp lý đối với doanh nghiệp khi doanh nhân đột tử

Ngay cả việc kế nhiệm một cách hợp pháp cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Vậy phải chuẩn bị sẵn những gì để có thể đạt được mục đích và doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động bình thường khi chủ doanh nghiệp đột ngột qua đời?

Chằng hạn, khi đi một mình trong chuyến du lịch trượt tuyết ở Valais Alps, ông chủ Karl-Erivan Haub, người đứng đầu Tập đoàn Tengelmann, chủ sở hữu của các công ty như công ty may mặc giá rẻ KiK, chuỗi vật liệu xây dựng OBI, đã biến mất không dấu vết vào tháng 04.2018, không chỉ là một cú sốc đối với thân nhân, mà lãnh đạo công ty cũng hoang mang mất luôn chỉ huy không biết trước ai sẽ thay thế điều hành họ. Hậu họa lớn hơn, tranh chấp thừa kế đã gây chia rẽ gia đình ông.

Lập kế hoạch sớm người kế nhiệm là rất quan trọng

Trường hợp doanh nhân Haub cho thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kế nhiệm sớm. Nhưng phần lớn các doanh nhân Đức như đang đi trên tảng băng mỏng không chuẩn bị. Về mặt tâm lí, điều này khá dễ hiểu, bởi không ai thích đối mặt với cái chết của chính mình. Đặc biệt là các doanh nhân, những người luôn đặt trái tim và tâm hồn vào công việc của cuộc đời họ, sẽ gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch đề phòng bất trắc. Chưa nói, ngày nay không còn tự động diễn ra quy luật, đến một lúc nào đó con cái sẽ đương nhiên tiếp quản công việc kinh doanh của cha mẹ. Nhiều con cái không quan tâm đến công việc kinh doanh của cha mẹ họ, và ngược lại, các doanh nhân không còn tự động coi con cái của họ là thái tử kế nghiệp được định đoạt ngay từ đầu. Bởi tài sản và kinh doanh là 2 khái niệm khác nhau, thừa kế tài sản không nhất thiết phải kinh doanh và ngược lại. Những người kế nghiệp tiềm năng sẽ phải chứng tỏ được bản thân và giỏi như những người khác trên thị trường mở. Vì vậy, có kế hoạch sớm ràng buộc sẽ giúp đảm bảo kế nghiệp thành công.

Giáo sư Kinh tế và Luật Birgit Felden khuyên các doanh nhân nên bắt đầu lập kế hoạch kế nghiệp từ 5 đến 10 năm trước khi họ muốn chuyển giao trách nhiệm. Không có cái gọi là một độ tuổi hoàn hảo. Tuy nhiên, theo giáo sư, điều quan trọng là các doanh nhân phải xác định rõ thời điểm muốn bàn giao doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ ai muốn nghỉ hưu ở độ tuổi tầm 65 trở đi nên bắt đầu tìm kiếm người kế nghiệp phù hợp hoặc lập kế hoạch kế nghiệp ở tuổi 55 hoặc muộn nhất là 60 tuổi.

Dự phòng cho trường hợp khẩn cấp

Ngay cả việc kế nghiệp một cách có trật tự cũng là một thách thức đối với các doanh nhân cỡ vừa. Để ngay lập tức chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp và tạo ra các tài liệu quan trọng nhất làm căn cứ, các chuyên gia khuyên: Một vài biện pháp cấp thiết là đủ để luôn có thể hành động trong trường hợp khẩn cấp.

Tài liệu quan trọng là giấy ủy quyền toàn bộ Generalvollmacht như trong trường hợp vợ chồng. Giấy ủy quyền nên được giữ trong két riêng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được ký gửi tại văn phòng công chứng. Cũng quan trọng đối với trường hợp khẩn cấp là di chúc Testament cũng như ủy quyền chăm sóc Patientenverfügung. Nếu ủy quyền chăm sóc được công chứng và quy định bác sỹ thăm khám, thì sẽ có giá trị vĩnh viễn. Cũng có thể thay đổi và gia hạn hàng năm. Giấy thừa kế cũng cần có công chứng Notar. Phí công chứng cho di chúc được tính dựa trên tài sản hiện tại, trong đó bao gồm cả giấy chứng nhận thừa kế. Điều đó có ý nghĩa tiết kiệm chi phí nếu tài sản tăng lên đáng kể trước khi người viết di chúc qua đời.

Liệu một thay đổi cấp bách nhân sự kế nghiệp có thành công hay không tùy thuộc vào khả năng tiếp cận thông tin kinh doanh cốt lõi. Tiếp cận thông tin sẽ dễ dàng hơn khi mức độ minh bạch cao nhờ các quy trình số hóa. Trong mọi trường hợp, công ti đạt được chiến lược kỹ thuật số hóa tốt sẽ làm tăng giá trị của công ty. Nó cũng tạo ra các cấu trúc giúp định hướng dễ dàng hơn trong trường hợp có những thay đổi đột ngột ngoài kế hoạch. Việc một công ty có thể được tiếp tục điều hành trôi chảy sau cái chết bất thường của chủ sở hữu hay không cũng phụ thuộc vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Các quy định khác nhau được áp dụng cho doanh nghiệp có hình thức pháp lí khác nhau, như doanh nghiệp cá thể Einzelunternehmen, doanh nghiệp nhiều cá thể KGs và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn GmbH. Họ đều có một điểm chung: Bất cứ ai thừa kế cổ phần trong một công ty đều phải nộp thuế thừa kế.

Doanh nghiệp cá thể Einzelunternehmen

Trong trường hợp doanh nghiệp cá thể, phải phân biệt giữa phương diện luật dân sự và luật thuế. Về mặt luật dân sự, nó phụ thuộc vào việc doanh nhân đã chết có phải là doanh nhân đã đăng ký kinh doanh không. Nếu người chết không phải là một doanh nhân đã đăng ký kinh doanh, công ty đó được coi là 'vô hình' theo luật dân sự và sẽ bị giải thể sau khi chết. Trong trường hợp doanh nhân đã đăng ký kinh doanh, sau khi chết, doanh nghiệp sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế. Người thừa kế sau đó có sáu tháng để quyết định xem họ có muốn tiếp tục kinh doanh hay không. Nếu họ quyết định từ chối, công ty được coi là chấm dứt ngược trở lại thời gian (hồi tố) vào ngày chủ doanh nghiệp chết. Sau đó, một bảng khai báo thuế tổng kết cũng phải được thực hiện chỉ tính đến ngày này. Nếu người thừa kế tiếp nhận, công ty được coi tiếp tục hoạt động không gián đoạn.

Công ty hợp danh KG: Điều lệ quyết định

Đối với công ty KG, người kế nhiệm phụ thuộc vào các điều khoản trong điều lệ doanh nghiệp Satzung. Trong trường hợp này, luật công ty das Gesellschaftsrecht được ưu tiên hơn luật thừa kế Erbrecht. Có ba tình huống có thể xảy ra đối với người thừa kế: Nếu không có quy định về người thừa kế trong các điều khoản của điều lệ, cổ phần sẽ được chuyển cho những người đã tham gia vào công ty. Nhưng những người thừa kế cổ phần đó không ra đi tay không, họ có quyền được bồi hoàn cổ phần đó. Trong trường hợp, điều lệ có điều khoản quy định người thừa kế cụ thể, người đó sẽ tiếp nhận doanh nghiệp. Những người thừa kế cổ phần khác sẽ được bồi hoàn cổ phần đó.

Trong trường hợp điều lệ quy định đơn giản, những người thừa kế hợp pháp nhận cổ phần của công ty, thì nếu có nhiều người thừa kế thì mỗi cá nhân trở thành cổ đông của KG. Trong trường hợp nhiều cổ đông, thừa kế phụ thuộc vào việc cổ đông đó là một cá nhân hay một pháp nhân. Nếu cổ đông là một cá nhân, luật thừa kế sẽ được áp dụng, tức là cổ phần được chia cho những người thừa kế hợp pháp. Tình hình sẽ khác, như với GmbH & Co. KG, trong đó GmbH (pháp nhân) chịu trách nhiệm pháp lí. Nếu cổ phần trong GmbH do chính KG nắm giữ, thì cổ phần được phân chia như trong công ti trách nhiệm hữu hạn.

Công ti trách nhiệm hữu hạn GmbH

Tương tự như KG, các điều khoản về thừa kế trong điều lệ của GmbH cũng vậy sẽ quyết định. Cổ phần được chuyển cho các cổ đông đã tham gia. Những người thừa kế hợp pháp của doanh nhân đã chết sau đó được quyền hoàn vốn, nhưng không trở thành cổ đông. Với điều khoản chuyển nhượng Abtretungsklausel, các cổ phần có thể được thừa kế bởi một người được chỉ định ghi trong điều lệ của công ti. Nếu không có điều khoản nào như thế, thì cổ phần sẽ thuộc về những người thừa kế hợp pháp. Nếu có nhiều người thừa kế, thì mỗi người trong số họ sẽ trở thành cổ đông của GmbH.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang