Cập nhật 02.09.22 vụ gia đình Việt bị đe doạ trục xuất: Ngừng đệ đơn Kiến nghị Cứu xét để luật sư làm việc trực tiếp với Sở Ngoại kiều

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Vụ gia đình người Việt, ông bà Phạm/Nguyễn, bị đe doạ trục xuất trải qua bao thủ tục chống lại, tiếp tục sôi sục nước Đức. Biện pháp pháp lý cuối cùng đệ đơn Kiến nghị Cưú xét lên Quốc hội tiểu bang Sachsen thu được số lượng người ký kỷ lục lên đến 83.000 người bỗng đột ngột chuyển hướng. Bản kiến nghị ​​Cứu xét chống trục xuất theo kế hoạch lẽ ra được đệ trình lên Quốc hội Tiểu bang hôm nay, thứ 6, ngày 02.09.2022, nhưng đã đình chỉ.

Nguyên nhân

Trả lời nguyên nhân trước báo chí, Dave Schmidtke, phát ngôn viên của Hiệp hội Ủng hộ tỵ nạn tiểu bang Sachsen cho biết: “Một mặt, chúng tôi hiện đang cho cho luật sư đại diện kiểm tra quyền được lưu trú của gia đình Phạm/Nguyễn với Sở Ngoại kiều Chemnitz. Việc kiểm tra này không thể diễn ra song song với biện pháp gửi đơn Kiến nghị.

Schmidtke vui mừng báo: Qua đó, chúng tôi lạc quan rằng Sở Ngoại kiều sẽ có một quyết định tích cực. Họ sẽ làm lịch hẹn mời cả Phạm Phi Sơn và vợ tới trụ sở làm việc. Cả 2 đều đã có sẵn giấy tuyển dụng làm việc của các doanh nghiệp. Ngoài ra, điều khoản khó khăn vì lý do nhân đạo cũng có thể được áp dụng để cấp quyền lưu trú.

Lãnh đạo nhóm nghị sĩ CDU coi lệnh trục xuất đã có hiệu lực

Theo Schmidtke, lý do thứ hai không trình đơn Kiến nghị Cứu xét lên Quốc hội là do Trưởng nhóm nghị sĩ CDU Christian Hartmann trả lời trên trang Web của họ, với nội dung: Với tất cả sự hiểu biết đối với tình hình rất phức tạp của gia đình Phạm/Nguyễn, cho thấy: Quyết định trục xuất của thành phố Chemnitz đã có hiệu lực. Toàn bộ quá trình xem xét đã kéo dài trong mấy năm liền với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Ngoài ra, năm 2019, Ủy ban Cứu xét cũng đã từ chối và cho biết hiện chưa có ý định tái xem xét.

Tóm tắt lý do ông Phạm Phi Sơn bị trục xuất

Ông Phạm Phi Sơn 65 tuổi sang CHDC Đức lao động xuất khẩu năm 1987 ở tuổi 30 và hiện định cư tại Chemnitz. Tại đây, ông sống và làm việc trong lĩnh vực ẩm thực.
-Năm 2016 ông về thăm Việt Nam, gặp vấn đề sức khỏe do chấn thương đầu gối bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu ở Việt Nam, phải điều trị. Tính ra, ông Phạm Phi Sơn đã ở lại Việt Nam quá 6 tháng, vi phạm quy định của Luật Lưu trú.
- Sau khi trở lại Đức, Sở Ngoại kiều ban hành lệnh trục xuất trở về Việt Nam có hiệu lực thi hành bất kỳ lúc nào.

- Về phiá ông Phạm Phi Sơn đã kiện lần cuối cùng vào năm 2017 trước Tòa án Hành chính Trung thẩm Sachsen ở Bautzen và bị xử thua.
- Đệ đơn Kiến nghị Cứu xét lên Ủy ban Cứu xét của Sachsen cũng bị từ chối vào năm 2019.
- Vợ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, sang Đức đoàn tụ cùng chồng vào năm 2016. Con gái Emilia chào đời vào năm 2017.

Dự kiến ​​sẽ có quyết định trong mấy ngày tới

Hiệp hội ủng hộ người tỵ nạn hy vọng Sở Ngoại kiều Chemnitz sẽ ra quyết định mới đồng ý cấp quyền lưu trú cho gia đình ông Phạm Phi Sơn. Nếu quyết định ngược lại, khi đó Kiến nghị Cứu xét sẽ được kích hoạt trở lại. Schmidtke kiên quyết: “Chúng tôi sẽ không dừng đấu tranh vì quyền được ở lại cho gia đình này“.

(Xem thêm:

=> Cập nhật 27.08.22: Đơn Kiến nghị Cứu xét gia đình người Việt lên nghị trường Quốc hội Sachsen - Qúa trình có thể kéo dài 3 tháng đến trên 1 năm.

=> Hiệp hội Ủng hộ Tỵ nạn Sachsen kêu gọi ký tên Kiến nghị Cứu xét cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn phải được ở lại!.

=> Cập nhật khủng hoảng trục xuất người Việt ở Chemnitz: Tổng hợp Ý kiến Bộ trưởng Nội vụ Sachsen

=> Sôi sục nước Đức: 35 năm sống ở Đức, một người Việt bị lệnh trục xuất cả nhà, chỉ vì về nước quá 6 tháng bị phát hiện sau 1 năm).

Viet Duc Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang