- Thời sự
- Việt Nam
Bạn có biết thực ra công ty vận hành Metro số 1 TP HCM đã tiêu tiền suốt 5 năm qua, dù tuyến đường sắt chưa đi vào hoạt động? Họ tiêu tiền thế nào, cho việc gì? Đó gần như là một bí mật.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1, thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh, đi vào hoạt động năm 2019. Nó ra đời để chuẩn bị nguồn lực vận hành tuyến Metro số 1 của thành phố.
Ban đầu, công ty được cấp vốn điều lệ 14 tỷ đồng, và đến năm 2021 thì tiêu hết số tiền này, rơi vào cảnh thiếu kinh phí. Đến tháng 11/2023, thành phố quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ cho công ty lên 286 tỷ đồng.
Trên cổng thông tin của Bộ Kế hoạch Đầu tư, nơi các doanh nghiệp nhà nước buộc phải đăng tải kết quả và kế hoạch kinh doanh, tài liệu mới nhất mà công ty này công khai là… báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022. Đã hơn hai năm trôi qua, qua một lần báo hết tiền và được cấp thêm tiền, họ không cập nhật thêm gì.
Metro số 1 chưa chính thức đi vào hoạt động, nhưng chính như vậy, người dân lại càng muốn biết công ty này đang cầm tiền và tiêu tiền ra sao, trả lương cho lãnh đạo và nhân viên thế nào. Họ đang quản lý hàng trăm tỷ đồng ngân sách, và chưa tạo ra doanh thu.
Còn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước bí hiểm như thế đang ngang nhiên tồn tại.
“Không tìm thấy bản ghi nào”
Để mô tả ngắn gọn Nghị định 81/2015 và sau này là Nghị định 47/2021, các doanh nghiệp nhà nước phải công bố kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh cho người dân biết.
Doanh nghiệp nhà nước cầm tiền của nhà nước (của dân) kinh doanh thì phải cáo bạch. Nó hiển nhiên như nhà trường phải tổ chức họp phụ huynh mỗi năm hai lần. Đây là một cách tiếp cận minh bạch, văn minh, và đã trở thành quy định pháp luật từ gần 10 năm trước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng một cổng thông tin để đăng tải những tài liệu phải công khai (tại địa chỉ business.gov.vn).
Nhưng website này, cuối cùng, trở thành nơi chứa một chuỗi những câu chuyện buồn bất tận. Buồn, vì khi bạn click chuột vào một cái tên doanh nghiệp nhà nước, rất có thể bạn sẽ nhận ra quyền giám sát của mình bị coi thường. Và đằng sau mỗi doanh nghiệp nhà nước, không chỉ là một vài chục hay trăm tỷ đồng tiền vốn, mà còn mang câu chuyện của cả lĩnh vực họ được giao phó.
Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (thuộc Bộ Y tế) đến nay mới chỉ nộp Báo cáo thực trạng quản trị và Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm… 2021. Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, công ty này không chỉ có nhiệm vụ kinh doanh lấy lợi nhuận, họ gánh trách nhiệm cùng Bộ chủ quản giải quyết các vấn đề vắc xin trong nước, trong đó có chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều năm nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đối mặt với vấn đề thiếu vắc xin. Theo TTXVN, việc thiếu vắc xin cho chương trình này đã kéo dài từ năm 2022, thậm chí dẫn đến việc nhiều địa phương không đạt tỷ lệ tiêm chủng, có đến 14 tỉnh có tỷ lệ chỉ đạt 80%.
Trả lời TTXVN, năm 2023, lãnh đạo công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 nói rằng một trong những lý do khó đáp ứng nhanh các gói thầu của chương trình là vì họ “không dám sản xuất số lượng lớn”; và nguyên nhân là tại “nhiều lý do khách quan”.
Nhưng lý do khách quan là gì? Người dân có nên được biết hay không? Trong bản báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, công ty có liệt kê ra nhiều khó khăn của mình, trong đó có việc giá vắc xin đặt hàng đã lỗi thời, chưa được duyệt lại; hay trang thiết bị nhà xưởng đã xuống cấp.
Công chúng nắm bắt thông tin doanh nghiệp không chỉ để kiểm điểm, soi mói sai phạm. Trong tư cách các tổ chức mang trên mình cả sứ mệnh kinh doanh lẫn sứ mệnh phụng sự (và thường nhận Huân chương Lao động vì sứ mệnh đó), người dân cần biết khó khăn của công ty, để có thực thi giai đoạn “dân bàn” hay thậm chí là “dân làm”. Nếu công ty gặp khó vì quy trình của Bộ chủ quản, khó vì thiếu vốn đầu tư, cử tri có thể sẽ lên tiếng. Vắc xin là một vấn đề sinh tử của cộng đồng.
Nhưng công ty im hơi lặng tiếng đã gần ba năm qua.
Một ví dụ tiêu biểu khác, cho thấy rằng mặc dù tên công ty là “trách nhiệm hữu hạn” nhưng bởi họ là doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng thực ra rất nặng nề. Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất (thuộc UBND thành phố Hà Nội) chỉ quản lý một hạ tầng rộng 50ha và ít kiến trúc xây dựng. Nhưng với tư cách là công viên lớn nhất nội đô Hà Nội, nó liên quan đến chất lượng sống của hàng triệu người. Những người già và trẻ nhỏ hàng ngày đi bộ trên những con đường gạch đã nát, nhấp nhô, những hố ga xung quanh đã sụt lún thành cái bẫy, không giống vấn đề của một khu giải trí tư nhân, chán thì dân đi chỗ khác.
Trên cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công viên Thống Nhất cũng mới công bố báo cáo tài chính đến năm 2022. Trong bản này, “Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác” của công ty năm đó giảm, từ hơn 700 triệu đồng xuống hơn 500 triệu đồng. Và thông tin chỉ dừng lại ở đó. Hơn hai năm trôi qua, những con đường loang lổ đầy vết nứt và ổ voi giữa lòng thủ đô trở thành cuộc đay nghiến định tính giữa báo chí và công ty, hay UBND thành phố.
Đó chỉ là vài cái tên quen thuộc cho độc giả dễ tưởng tượng. Có thể tìm thấy cả trăm ví dụ khác, của những doanh nghiệp có 100% hay hơn 50% vốn nhà nước, về việc ngang nhiên không tuân thủ pháp luật và lờ đi quyền giám sát của người dân.
Thật khó để tưởng tượng có một quy định pháp luật mà đến một nửa đối tượng điều chỉnh công khai không chấp hành.
Khó, khi bạn thử tưởng tượng một con đường đông đúc mà có đến một nửa lái xe có nồng độ cồn trong máu. Khó, nếu bạn cố tưởng tượng ra cảnh một nửa cơ sở sản xuất thực phẩm trên thị trường không đăng ký giấy chứng nhận an toàn.
Khó đến mức bực bội, nếu bạn cố nghĩ ra viễn cảnh một nửa số trường phổ thông trong cả nước… từ chối họp phụ huynh (có lẽ chỉ một trường dám làm vậy thôi cũng ồn ào lắm rồi).
Ngưỡng nồng độ cồn khi tham gia giao thông được quy định bởi Nghị định 100/2019. Chứng nhận của cơ sở sản xuất thực phẩm được quy định trong Nghị định 15/2018. Việc phụ huynh có quyền góp ý vào hoạt động của trường học là nội dung của Nghị định 24/2021.
Còn việc các doanh nghiệp nhà nước phải công khai thông tin về hoạt động kinh doanh, đã được quy định qua hai nghị định. Thường xuyên có đến một nửa số đối tượng không chấp hành, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cũng có thể tưởng tượng ra những quy định ra đời nhưng chưa thể đi vào thực tiễn. Thường lý do là chế tài không phát huy hiệu quả vì đối tượng điều chỉnh “không có tóc”. Đơn cử như các quy định lên các hàng quán lề đường hay gánh rong, rất khó điều chỉnh.
Nhưng chúng ta đang nói đến các doanh nghiệp nhà nước, những tổ chức được điều khiển bởi các vị mũ cao áo dài, đôi lúc có học hàm và nhiều học vị.
Và cuộc kinh doanh của những người “có tóc” này vẫn mang dáng vẻ của những gánh rong lề đường.
Không thể giám sát, tinh gọn thế nào
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có vốn điều lệ 96 tỷ đồng. Nếu chịu khó tìm trên Google, bạn sẽ thấy rằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của công ty (ROE) của công ty này trong 6 tháng đầu năm 2024 đang âm. Nhưng bạn chỉ biết đến thế thôi.
Tại sao âm, và âm bao lâu rồi, có vay nợ nhiều không, và rốt cục thì toàn bộ sự tồn tại của cái doanh nghiệp này có ý nghĩa thế nào với nhân dân, là bạn chịu. Vì họ không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin. Tuyệt đối. “Không tìm thấy bản ghi nào”.
Khi bàn đến tinh gọn bộ máy, chúng ta đặt các bộ phận của chính phủ lên bàn cân, và tìm hiểu xem chúng hoạt động thế nào. Điều này chỉ nhằm trả lời một câu hỏi tối hậu: Chúng có xứng đáng tồn tại hay không? Mục tiêu cuối cùng là để đi đến hệ nhị phân Không và Có. Nếu câu trả lời là Có, mới bàn đến việc cải thiện, cải tiến hoạt động.
Doanh nghiệp nhà nước không thể nằm ngoài phổ xem xét này. Những bản cáo bạch từ Công viên Thống nhất, Từ Công ty Tài nguyên và Môi trường, từ Vắc xin và Sinh phẩm số 1 không chỉ nhằm tìm “củi lửa”. Cử tri có thể tham gia tích cực bằng quyền lực của mình, giúp họ hoàn thành sứ mệnh. Tất nhiên là sau khi trả lời rằng họ xứng đáng tồn tại.
Trong những cái tên 100% vốn nhà nước trên cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khảo sát nhanh, có thể nhận ra rằng phần lớn các nhà xuất bản thuộc các Bộ đều không công bố kết quả kinh doanh và tình hình quản trị.
Nhà xuất bản Thế giới, nhà xuất bản Văn học và nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch), nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải), nhà xuất bản Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), nhà xuất bản Y học (Bộ Y tế), nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên Môi trường),... tất cả đều “Không tìm thấy bản ghi nào”.
Ngược lại, những doanh nghiệp nổi tiếng vì lãi lớn, như các công ty xổ số kiến thiết các địa phương, lại đặc biệt tuân thủ việc công bố thông tin, từ các bản báo cáo theo năm đến nửa năm. Nhìn vào báo cáo của một công ty, ví dụ như Công ty Xổ số Kiến thiết Ninh Thuận, bạn sẽ biết rằng năm rồi họ bán được 36 triệu vé, nộp thuế 77 tỷ đồng và tổng quỹ lương là 15 tỷ đồng... Chưa bàn đến hiệu quả kinh doanh, trong công chúng hình thành một ý niệm tối thiểu về sự-tồn-tại-của-doanh-nghiệp. Doanh nghiệp không tồn tại ở cái tên hay ở bộ chủ quản, nó tồn tại bằng các con số 36 triệu và 15 tỷ kia.
Khi nhìn vào danh sách các doanh nghiệp không công bố thông tin, chúng ta thậm chí không thể trả lời câu hỏi rằng sự tồn tại của nó có cần thiết không? Liệu có cần nhiều nhà xuất bản như thế hay có thể tinh gọn – như chính chủ trương dành cho các bộ chủ quản mà Đảng và chính phủ đang đưa ra không? Có những hạ tầng hay lĩnh vực nào mà doanh nghiệp nhà nước đang tiếp nhận hiệu quả, hay giao cho tư nhân? Không thể trả lời được, vì sự tồn tại của chúng là hoàn toàn mơ hồ.
Trong số các nhà xuất bản thuộc bộ, có một nhà xuất bản đang tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin, là Nhà xuất bản Giáo dục. Nhưng đơn vị này, ở giai đoạn năm 2017-2018, giai đoạn mà thanh tra phát hiện ra rất nhiều sai phạm trong kinh doanh (và dẫn tới kỷ luật, tù tội cho lãnh đạo), cũng rất chậm trong việc công bố thông tin.
Bản thân cổng thông tin của Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng có vấn đề: năm 2018, khi chúng tôi khảo sát Nhà xuất bản Giáo dục, vẫn thấy có bản báo cáo kết quả kinh doanh đến năm 2017 (nghĩa là rất chậm, nhưng vẫn có). Đến nay tìm lại thì không có bản ghi nào trước năm 2021.
Trong những năm đầu tiên thực hiện Nghị định 81, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn “ghi sổ đầu bài” đều đặn những doanh nghiệp không chịu công bố thông tin. Con số giai đoạn đó rất kinh hoàng, khi có năm đến 60% doanh nghiệp không công bố. Những con số khiến người quan sát tưởng rằng sẽ phải có biện pháp quyết liệt, khi pháp luật bị coi thường trên diện rộng.
Mọi thứ đang dừng lại ở lời doạ phạt “từ 10 đến 15 triệu đồng” nếu không công bố thông tin (?). Từ vài năm qua Bộ không còn thống kê con số doanh nghiệp trốn nghĩa vụ nữa; cũng không biết có doanh nghiệp nào đã bị phạt hẳn 15 triệu vì vi phạm pháp luật chưa.
“Dân biết” là mệnh đề đầu tiên trong nguyên tắc thực thi dân chủ tại nước ta. Dân không biết, thì mệnh đề ngay sau đó, là “dân bàn” bị vô hiệu hóa.
Việc không thể trả lời được về tính hợp lý, sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp nhà nước, khiến cho việc bàn về hiệu quả của chúng là vô nghĩa.
Và tất cả đáng ra đã có thể bắt đầu rất đơn giản. Bằng một nguyên tắc minh bạch tối thiểu, bằng việc tuân thủ pháp luật của những người có trách nhiệm nêu gương trước pháp luật. Nhưng pháp luật, qua gần 10 năm và hai lần nghị định, qua rất nhiều phản ánh của báo chí và các cơ quan thống kê, chỉ có thể dùng động từ “bị coi thường” để mô tả.
TPHCM thu hồi 515,89 m2 đất của bà Nguyễn Thị Kim Thúy và 574,48 m2 đất của ông Nguyễn Trọng Khiêm tại số 680-682-682A đường Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình nhưng không có phương án bồi thường. Chính quyền cho rằng, đất nằm trong quy hoạch nên không bán và chỉ tạm cho sử dụng, còn người dân nói đó là đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng và thừa kế.
Không bồi thường
Theo hồ sơ, căn nhà số 680-682-682A đường Trường Chinh (phường 15, quận Tân Bình, TPHCM) có diện tích đất 7.490 m2, nguồn gốc do Công ty Taseico (thuộc UBND quận Tân Bình) quản lý và xây dựng trạm xăng dầu.
Năm 1990, do Công ty Taseico kinh doanh thua lỗ nên UBND quận Tân Bình chấp thuận chuyển nhượng trạm xăng dầu cho bà Vũ Thị Tép với giá 400 triệu đồng để trả nợ ngân hàng . Sau đó, bà Tép đã nộp đủ số tiền trên.
Ngày 23/6/1990, Phòng Xây dựng phối hợp với Phòng Công nghiệp quận Tân Bình và Công ty Taseico đã lập biên bản bàn giao mặt bằng, văn phòng và nhà kho trạm xăng dầu cho bà Vũ Thị Tép. Bản đồ hiện trạng vị trí cây xăng số 1528-ĐĐBĐ ngày 12/12/1989 của Đoàn đo đạc Bản đồ - Ban Quản lý Ruộng đất TPHCM ghi rõ diện tích khu đất trạm xăng là 7.490 m2.
Sau đó, từ năm 1990 đến 1991, UBND quận Tân Bình đã lần lượt ban hành các quyết định về việc chuyển nhượng trạm xăng dầu; quyết định cho phép bà Vũ Thị Tép sửa chữa, cải tạo nới rộng trạm xăng và quyết định số 1583/QĐ-UB ngày 15/5/1991 để hợp thức hoá việc mua bán nhà cửa cho bà Tép nằm trong khu đất nêu trên. Bà Vũ Thị Tép đã nộp trước bạ ngày 18/5/1991 cho phần diện tích đất ở.
Năm 2003, quận Tân Bình thu hồi hơn 696 m2 trong tổng diện tích đất nêu trên để mở rộng đường Cộng Hoà, bà Tép được đền bù 100% diện tích bị thu hồi với tổng số tiền hơn 642 triệu đồng. Năm 2005, quận Tân Bình tiếp tục thu hồi hơn 1.316 m2 để nâng cấp mở rộng đường Trường Chinh giai đoạn 1 và cũng bồi thường 100% diện tích thu hồi với số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Cũng trong năm 2005, bà Tép chia phần đất còn lại cho các con.
Đến năm 2020, để thực hiện dự án tuyến metro số 2, UBND quận Tân Bình tiếp tục thu hồi hơn 1.630 m2 đất tại số 680-682-682A đường Trường Chinh. Bây giờ, khu đất này thuộc sở hữu các con của bà Tép là ông Nguyễn Trọng Khiêm và bà Nguyễn Thị Kim Thúy.
Trong đó, phần đất bị thu hồi thuộc sở hữu của bà Thúy hơn 566 m2, nhưng chỉ hơn 50 m2 được bồi thường. Phần diện tích đất gần 516 m2 không bồi thường, hỗ trợ. Còn ông Khiêm bị thu hồi hơn 1.064 m2 nhưng chỉ được bồi thường gần 490 m2, phần diện tích đất hơn 574 m2 cũng không bồi thường, hỗ trợ.
Trả lời về vấn đề này, UBND quận Tân Bình cho biết, phần diện tích hơn 574 m2 của ông Khiêm thuộc công trình mở rộng đường Trường Chinh, được UBND TPHCM cho bà Vũ Thị Tép sử dụng tạm và không được hỗ trợ về đất là theo nội dung thông báo số 627/TB ngày 30/12/2004 của Văn phòng UBND TPHCM.
Năm 2005, bà Tép tặng cho ông Khiêm, mà ông Khiêm không thuộc đối tượng được UBND TPHCM cho tạm sử dụng. UBND quận Tân Bình căn cứ thông báo số 627/TB của Văn phòng UBND TPHCM và đối chiếu quy định pháp luật, xác định ông đã sử dụng đất theo hình thức lấn chiếm nên không được bồi thường và hỗ trợ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Thúy bị thu hồi hơn 566 m2 nhưng chỉ được bồi thường hơn 50 m2.
Người dân mong sự thỏa đáng
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Kim Thúy khẳng định, năm 1990 mẹ ruột của mình là bà Vũ Thị Tép được vận động, nên nhận chuyển nhượng trạm xăng dầu và đã nộp số tiền 400 triệu đồng để mua toàn bộ khu đất trạm xăng. Khi các cơ quan có thẩm quyền mời bàn giao trên thực địa thì trạm xăng được xác định ranh giới rõ ràng theo bản đồ hiện trạng vị trí đất.
“Nếu năm 2005, UBND quận Tân Bình công khai thông báo 627/TB của Văn phòng UBND TPHCM về thu hồi phần diện tích đất có các trụ bơm và bình chứa xăng, dầu mà bà Tép mua từ năm 1990, nằm trong lộ giới được xác định 'không bán' và chỉ cho tạm sử dụng thì bà Tép có đồng ý bàn giao mặt bằng cây xăng để thực dự án không? Bởi, để nhận chuyển nhượng trạm xăng, dầu bà Tép đã nộp 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, năm 2005, khi quận Tân Bình tiếp tục thu hồi hơn 1.316 m2 để nâng cấp mở rộng đường Trường Chinh giai đoạn 1 thì cũng bồi thường 100% diện tích thu hồi. Vậy mà nay UBND Tân Bình lại xác định phần diện tích đất trong lộ giới có cây xăng, không bán nên không được bồi thường, hỗ trợ. Mặt khác, việc xác định như vậy là không có cơ sở thuyết phục, vì năm 1990 làm gì đã có quy hoạch lộ giới được công bố?”, bà Thúy nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Khiêm cho biết, quyết định số 1583/QĐ-UB về việc hợp thức hoá việc mua bán nhà cửa cho bà Vũ Thị Tép với diện tích khuôn viên là 3.029 m2 (nằm trong 7.490 m2 đất trạm xăng), nhưng đến nay cũng chưa có Văn bản nào của UBND quận Tân Bình để xác định rõ vị trí 3.029 m2 nêu trên và loại đất theo quyết định.
"Hơn nữa, đến nay quận Tân Bình đã có 3 quyết định thu hồi đất. Đất bị thu hồi tính từ ngoài vào trong. Tại sao 2 lần trước được bồi thường 100% diện tích thu hồi nhưng lần này lại không?", ông Khiêm nói.
Do đó, ông Khiêm và bà Thúy đề nghị UBND quận Tân Bình xem xét bồi thường hơn 1.090 m2 ở số 680-682-682A đường Trường Chinh theo đơn giá đất ở, đất có 2 mặt tiền đường và tòa nhà bê tông cốt thép hầm theo quy định. Đồng thời, sớm xem xét và giải quyết hồ sơ xin giao đất để triển khai việc đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu mới nhằm đảm bảo tiến độ di dời cửa hàng xăng dầu cũ để phòng cháy chữa cháy theo đề nghị của Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM.
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai đợt thi đua quyết tâm hoàn thành dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Đợt thi đua cao điểm được triển khai từ nay đến cuối năm 2025, dự kiến khoảng hơn 400 ngày đêm. TP.HCM sẽ sơ kết vào cuối tháng 3.2025 và tổng kết vào cuối tháng 1.2026.
Theo UBND TP, đợt thi đua nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị, sở, ban ngành, TP.Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân liên quan, tạo sự đồng thuận cao với tinh thần "dọc ngang thông suốt", "tiền hô hậu ủng" trong thi công Vành đai 3. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31.12.2025"; tạo tiền đề phấn đấu đến năm 2030 đưa vào khai thác 5.000 km đường bộ cao tốc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Để thực hiện thắng lợi dự án đường Vành đai 3, UBND TP.HCM đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, giám sát, các hộ gia đình, có quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, vượt kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình, hạng mục. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Công khai, minh bạch thông tin để các cấp có thẩm quyền và người dân tham gia giám sát, thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thực hiện dự án.
Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu được khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, khai thác và quản lý các dự án đường cao tốc. Từ đó, nâng cao hiệu quả lao động, rút ngắn thời gian, tiết kiệm tài nguyên và nguồn nhân lực, sử dụng nguyên vật liệu có tính ứng dụng cao, thân thiện, an toàn với môi trường.
Song song, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận, chấp hành tốt chủ trương, tích cực tham gia giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc tại địa bàn cư trú.
UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị phát huy trách nhiệm, vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thi công tại các công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động. Chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát cần kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị mình tham gia, đặc biệt quan tâm các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ tại công trường.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị phải chủ động phát hiện, kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm. Trong đó, tập trung khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, kỹ sư, công nhân, người dân có những đề xuất, sáng kiến, giải pháp có giá trị giúp đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, tiết kiệm kinh phí trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc.
Tổng dự án xây dựng đường Vành đai 3 có chiều dài 76 km, đi qua 4 địa phương, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỉ đồng. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Tại TP.HCM, dự án Vành đai 3 - TP.HCM có 14 gói thầu, trong đó có 10 gói thầu xây lắp chính và 4 gói thầu phục vụ khai thác, vận hành.
Ban Giao thông và các đơn vị đang nỗ lực bám tiến độ, cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025 và thông xe toàn tuyến vào năm 2026.
Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ thành dự án 147 tỷ.
Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, dự án xây dựng hệ thống đê bao sông Hà Thanh từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh ở huyện Cần Giờ, TP.HCM có nhiều sai phạm. Trước tiên là ranh giới đất thực hiện dự án theo bản vẽ hiện trạng vị trí đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiểm duyệt không trùng với ranh đăng ký thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2018 và đến năm 2020 mới được khắc phục điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Thế nhưng, dự án lại được khởi công xây dựng từ năm 2018 là không đúng với quy định.
Chi phí bồi thường, hỗ trợ do Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Cần Giờ tạm tính vào thời điểm năm 2023 hơn 239 tỷ đồng, tăng hơn 7,2 lần so với dự toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt vào năm 2017.
Nguyên nhân chính là do đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập tổng mức đầu tư dự án và Ban Quản lý dự án Cần Giờ chưa điều tra, khảo sát, thống kê việc sử đất, công trình trên đất bị ảnh hưởng mà chỉ căn cứ theo tập tin tài liệu bản đồ địa chính 2003-2005 không rõ nguồn cung cấp, chưa sát với thực tế dẫn đến có sự sai sót lớn về số liệu diện tích đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ. Theo phê duyệt dự án năm 2017 là 33.345/134.031 m2 và không có tái định cư nhưng đến thời điểm kiểm tra thực tế năm 2023 thì số liệu là 83.070/134.031 m2 và phát sinh thêm 7 hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư.
Đặc biệt về công tác lựa chọn nhà thầu, qua kiểm tra chọn mẫu 4/15 gói thầu của dự án gồm “gói thầu số 1-xây lắp”, “gói thầu số 12-tư vấn giám sát thi công lắp đặt” và 2 gói thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói xây lắp và gói tư vấn giám sát thi công xây lắp (gói thầu số 7 và số 8) đều xảy ra sai sót.
Đối với gói thầu "số 1-xây lắp", giá gói thầu là hơn 190 tỷ đồng, hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Có 6 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu nhưng có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, gồm: Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng; Công ty Công trình giao thông Sài Gòn và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xây dựng Đồng Mỹ.
Kết quả Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng trúng thầu với giá gần 190 tỷ đồng, chênh lệch với giá khởi điểm gần 152 triệu đồng.
Kết quả xác minh của Thanh tra TP.HCM, liên danh này đã cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu được nộp vào thời điểm tháng 3/2018. Cụ thể, để chứng minh hồ sơ năng lực của mình, liên doanh này cung cấp Hợp đồng thi công công trình xây dựng số 42/2016/HĐXD ngày 2/6/2016 về “Thi công xây dựng tuyến đường D4 và đường D10, công trình hạ tầng khu công nghiệp Đất Đỏ 1” tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng giá trị hợp đồng là gần 147 tỷ đồng.
Kèm theo là biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình được ký kết giữa liên doanh với Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Phương Đông (tài liệu là các bản sao y có chứng thực của UBND phường 3, quận Gò Vấp). Liên doanh cung cấp hợp đồng thi công này để đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu “gói thầu số 1-xây lắp”, bởi theo quy định, đơn vị dự thầu phải đã từng thực hiện ít nhất một hợp đồng thi công công trình giao thông đường bộ (hoặc đường đê) có hạng mục hệ thống thoát nước, cấp IV trở lên, có hợp đồng trị giá tối thiểu là 127 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đối tác của liên danh là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Phương Đông cung cấp hồ sơ cho Đoàn thanh tra thể hiện hợp đồng thi công gói thầu “Thi công xây dựng tuyến đường D4 và đường D10, công trình hạ tầng Khu công nghiệp Đất Đỏ 1” chỉ có giá trị tổng cộng 59 tỷ đồng.
Qua đối chiếu của Thanh tra, trong 2 bản hợp đồng thi công dự án giữa hai bên cho thấy, trong nội dụng “khối lượng” tương ứng theo “hạng mục công việc” trong “Bản giá chi tiết hợp đồng” của Liên danh là nhiều hơn gấp 2-3 lần so với bảng hợp đồng của Công ty Tín Nghĩa - Phương Đông. Như vậy, có cơ sở để xác định Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng cung cấp hồ sơ không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu…
Từ kết quả trên, cơ quan thanh tra kiến nghị chuyển thông tin nội dung về dấu hiệu gian lận trong đấu thầu và làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức đến Công an TP.HCM để xem xét xử lý theo quy định pháp luật đối với gói thầu thi công “gói thầu số 1-xây lắp” thuộc dự án xây dựng hệ thống đê bao sông Hà Thanh.
Nguồn: Vietnamnet; CafeF; Thanh Niên; Zing News
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Cái giá của các ngôi sao ‘phông bạt’; Thảm họa mới của nhạc Việt; Cá chết hàng loạt, nghi bị đầu độc
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá