Vàng thế giới, Việt Nam thịt lợn sốt, Thời trang hạ giá

Giá vàng tăng trở lại

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Tới 14h30' ngày 15/11, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 41,240 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,440 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,200 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,470 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tính tới 8h30 sáng 15/11, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 41,28 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,48 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,49 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 20 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối giờ ngày 14/11.

Tới 8h30 sáng 15/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.468 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.468 USD/ounce.

Đêm 14/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.469 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.470 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 14,5% (186 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 40,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 800 ngàn đồng so với vàng trong nước.

Giá vàng thế giới tăng nhanh trở lại do dòng tiền rút khỏi các tài sản rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát ra các tín hiệu đáng sợ và đe dọa triển vọng thị trường tài chính quốc tế.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Giá vàng hôm nay 15/11: tăng điểm).

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 14/11 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 khoảng 40-80 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Tính tới cuối phiên giao dịch 14/11, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 41,28 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,48 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 41,24 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tăng 'gấp', giá thịt lợn tại chợ đắt hơn cả thịt bò Mỹ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tiến sát mốc 80.000 đồng/kg, kéo theo giá thịt lợn ngoài chợ cũng tăng mạnh lên 130.000-180.000 đồng/kg, thậm chí có loại giá tăng lên gần 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả giá thịt bò Mỹ.

Ghi nhận của PV. VietNamNet, sáng ngày 14/11, giá thịt lợn hơi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp đà tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo đó, tại khu vực miền Nam giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã tăng sát mốc 70.000 đồng/kg. Trong khi miền Trung giá cũng phổ biến ở mức 75.000-76.000 đồng/kg, thấp nhất ở Đắk Lắc, Thừa Thiên Huế giá cũng đã tăng lên 65.000-66.000 đồng/kg.

Riêng ở các tỉnh miền Bắc, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã thiết lập kỷ lục mới khi ghi nhận một số hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội, Lạng Sơn đã xuất bán với giá 80.000 đồng/kg.

Dịp này các doanh nghiệp chăn nuôi cũng điểu chỉnh giá tăng mạnh. Đơn cử, giá lợn hơi niêm yết tại công ty chăn nuôi như Dabaco đã lên 76.000 đồng/kg, Công ty Chăn nuôi CP tiếp tục thông báo tăng giá heo hơi thêm 1.000 đồng/kg, đưa giá heo niêm yết tại công ty ở mức khoảng 68.500 đồng/kg.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Giá thịt lợn ngoài chợ tăng phi mã khiến nhiều người tiêu dùng choáng váng).

Trong khi đó, tại một hệ thống cửa hàng thịt sạch lớn trên Hà Nội, bắt đầu từ ngày 12/11, giá thịt lợn đã được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, ba chỉ lợn giá 161.000 đồng/kg, chân giò rút xương giá 120.000 đồng/kg, nạc dăm lợn giá 150.000 đồng/kg, sườn thăn lợn giá 185.000 đồng/kg, sườn non giá 194.000 đồng/kg.Giá lợn hơi xuất chuồng tăng kéo theo giá thịt lợn cũng tăng phi mã. Tại chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn dao động ở mức 130.000-170.000 đồng/kg tuỳ loại; riêng sườn non, lưỡi lợn giá đã tăng lên mức 180.000-200.000 đồng/kg.

Với mức giá thịt lợn như hiện nay, nhiều người tiêu dùng so sánh giá thịt lợn tại chợ còn đắt hơn thịt ba chỉ bò Mỹ. Bởi, trên thị trường, ba chỉ bò Mỹ giá dao động chỉ từ 169.000-189.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi đang chạy khuyến mãi chỉ 149.000 đồng/kg.

Chị Đào Thị Lan ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở, trước chị mua 2 dẻ sườn giá chỉ khoảng 40.000 đồng, nay đi mua cũng chỉ có vậy mà giá đã tăng lên 80.000 đồng.

Thịt lợn giờ mỗi ngày tăng một giá, nhiều hôm còn không bắt được lợn về thịt bán, chị Nguyễn Thị Nga - tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Đại Từ (Hà Nội) chia sẻ.

Theo chị Nga, giá thịt lợn đắt đỏ, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng bán ra những ngày này cũng sụt giảm mạnh. Trước 1 ngày trung bình chị bán hết 1 con lợn móc hàm, giờ chỉ bán hết quá nửa con.

“Hơn 10 năm đi bán thịt lợn ở chợ, chưa bao giờ tôi thấy giá thịt lại đắt đỏ như này, đắt ngang với thịt bò Mỹ rồi. Người mua cũng choáng mà người bán cũng choáng. Cứ đà này thì giá thịt lợn vẫn tăng tiếp”, chị Nga nhận định.

Cửa hàng thời trang đồng loạt giảm giá sâu, người tiêu dùng có thực sự hưởng lợi?

Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2019 với chủ đề "Tiêu dùng 4.0" bắt đầu được phát động từ ngày 1/11/2019. Đây được coi là thời điểm "vàng" để người tiêu dùng Thủ đô mua sắm.

Ghi nhận của PV tại phố Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc (quận Đống Đa), Hội Vũ, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm),... các cửa hàng thời trang tại đây đều treo biển giảm giá tư 30-70%.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Hãng thời trang G9 Moza khuyến mãi giảm đến 50% giá trị sản phẩm).

Tuy nhiên, ghi nhận của PV, bên cạnh những khách hàng cảm thấy thỏa mãn thì cũng có không ít khách hàng lắc đầu bỏ đi.

Nắm bắt được thời điểm giảm giá của các cửa hàng thời trang nên chị Nguyễn Thị Hương (33 tuổi, ở Thanh Xuân) thường xuyên theo dõi trên fanpage của các cửa hàng để biết các chương trình khuyến mại.

Chị Hương cho biết: "Các cửa hàng thời trang có mức giá bán bình dân gần như thường xuyên tung chương trình khuyến mại. Tháng 11, vừa là tháng khuyến mại, vừa là giao mùa và ngày Black Friday (Ngày thứ 6 đen tối) nên các cửa hàng thời trang đều giảm giá. Tuy nhiên, những mặt hàng nằm trong danh sách giảm giá chủ yếu là hàng đã cũ, lỗi mốt hoặc kém chất lượng. Tại cửa hàng thời trang Koka ở số 344 Cầu Giấy treo biển giảm giá đến 70% nhưng hầu hết, những hàng này đều là váy, đầm mùa hè có size lớn hoặc size quá nhỏ".

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Cửa hàng Koka - "Made in Viet Nam" khuyến mại sâu đến 70%).

"Không chỉ vậy, ở hàng này cũng bày bán cả giầy bị lỗi, cũ, thậm chí hỏng với giá 50.000 đồng. Tôi không hiểu hành động này của cửa hàng nhưng cá nhân tôi cho rằng, bày bán những sản phẩm đã cũ hỏng thì không nên. Chủ cửa hàng sử dụng cách kích cầu người tiêu dùng như thế này chưa thực sự trung thực", chị Hương thẳng thắn.

Cũng theo chị Hương, về mặt hàng thời trang nữ, mặc dù nhân viên bán hàng đều giới thiệu là hàng sản xuất tại Việt Nam, gắn "made in Viet Nam" nhưng trên mỗi sản phẩm bán ở cửa hàng Koka, đều gắn thêm các thương hiệu thời trang thế giới nhưng Mango, Zara,...

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Giầy cao gót nữ bong tróc, cũ hỏng được trưng bày tại cửa hàng Koka 344 Cầu Giấy, với giá bán chỉ 50.000 đồng/đôi).

"Một đằng thì gắn mác thương hiệu thời trang quốc tế, một đằng lại "made in Viet Nam" và giá bán ra chỉ dao động từ khoảng 200.000-450.000 đồng khiến tôi nghi ngờ xuất xứ các sản phẩm tại cửa hàng Koka. Bởi lẽ, sản phẩm thương hiệu thế giới như Mango thì giá luôn dao động từ 900.000-1.200.000 đồng/sản phẩm", chị Hương thẳng thắn.

Từ thực tế trên, chị Hương cho rằng, những sản phẩm hàng hóa nằm trong danh sách khuyến mại thông qua các chương trình "tri ân khách hàng" đều may rủi. Bởi hàng giảm giá đều đã kém chất lượng, hoặc lỗi và cũ. Trong khi đó, những sản phẩm mới lại không nằm trong danh mục khuyến mại.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Các cửa hàng thời trang đều treo biển giảm giá sâu để kích cầu người tiêu dùng).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Một cửa hàng thời trang trên phố Cầu Giấy đang giảm giá sâu).

Chính vì vậy, với kinh nghiệm mua hàng thời trang của mình, chị Hương cho rằng, các chương trình khuyến mại được tung ra chủ yếu nhằm tạo sự chú ý khách hàng, chưa chắc người tiêu dùng đã được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mại này. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo, tham khảo, xem xét sản phẩm trước khi quyết định cuối cùng.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: "Đây là hành vi lừa dối người tiêu dùng. Ở đâu ra một sản phẩm thời trang vừa mang thương hiệu quốc tế lại vừa "made in Viet Nam"? Nếu sản phẩm đã "made in Viet Nam" thì luôn gắn một thương hiệu do người Việt tạo nên. Còn sản phẩm đã mang thương hiệu thế giới thì chắc chắn sẽ không có mức giá bình dân cho người tiêu dùng".

Cũng theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, người tiêu dùng có thể xác thực hiện tượng này bằng cách mang chính sản phẩm gắn thương hiệu Mango lên showroom thời trang Mango ở các trung tâm thương mại để kiểm tra lại thiết kế, giá thành sản phẩm. Thương hiệu thời trang quốc tế đang hiện hữu rất nhiều tại Việt Nam, nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự kiểm tra tính pháp lý của sản phẩm.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, tất cả các sản phẩm khuyến mại đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước là Sở Công Thương và qua các khâu kiểm soát.

(Nguồn: Soha, Vietnamnet)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang