Tổng hợp thông tin đầy đủ về tiêm phòng COVID-19 từ 01.10.2022 - Những câu hỏi và trả lời (Phần III)

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Tiêm phòng cho trẻ em

Nên tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi nào?

Tiêm phòng Covid -19 được khuyến cáo cho trẻ em và thanh thiếuniên từ 5 tuổi - nhưng có những đặc thù riêng về độ tuổi.

Ủy ban Thường trực về Tiêm phòng ( STIKO ) khuyến cáo, tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi khỏe mạnh đều có thể tiêm một liều vắc xin đầu tiên. Đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, nên sử dụng vắc xin dành cho trẻ em BioNTech / Pfizer.

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bị bệnh nền có nguy cơ tiến triển bệnh nặng khi nhiễm Covid 19 được khuyến cáo nên tiêm phòng đầy đủ bằng 2 liều tiêm phòng đầu tiên (tiêm phòng cơ bản) và 1 liều tiêm phòng nhắc lại. Ngoài ra, tiêm phòng nhắc lại lần 2 nên được thực hiện ít nhất 6 tháng sau liều vắc xin thứ 3, nếu không bị nhiễm Covid-19.

Trẻ khỏe mạnh trong độ tuổi này cũng nên tiêm phòng cơ bản (đủ 2 liều) nếu chúng tiếp xúc gần trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng, chẳng hạn những người không tiêm phòng hoặc những người có lý do để nghi ngờ rằng họ không được bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm phòng. Ngoài ra, có thể tiêm phòng cơ bản với hai lần tiêm phòng nếu trẻ và cha mẹ tự yêu cầu sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi nên được tiêm phòng Covid -19 cơ bản với hai liều vắc-xin mRNA Comirnaty (BioNTech / Pfizer). Cũng nên tiêm phòng nhắc lại.

Cũng có thể chỉ định tiêm phòng cho những nhóm nghề nghiệp, trong đó những người trẻ tuổi có nguy cơ phơi nhiễm cao do công việc của họ hoặc luôn tiếp xúc gần với các nhóm người dễ bị tổn thương.

Tiêm phòng Covid-19 là một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều bậc cha mẹ. Do đó, các bậc cha mẹ cần tận dụng các cơ hội đến các bác sĩ ở các trung tâm tiêm phòng thành phố tư vấn.

Trẻ em có thể tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu?

Ở Đức có đủ vắc xin cho tất cả trẻ em. Phụ huynh nào muốn cho con em đi tiêm phòng có thể liên hệ với các bác sĩ nhi khoa nội trú. Ngoài ra, các trung tâm tiêm phòng và các chiến dịch tiêm phòng tại địa phương luôn sẵn sàng phục vụ các bậc phụ huynh và con em của họ. Các thông tin trên có thể được tìm thấy tại các trang thông tin liên quan của các thành phố.

Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ em?

Trong những nghiên cứu quan trọng cho thấy nhiều trẻ em có phản ứng vắc-xin thoáng qua kéo dài từ một đến hai ngày, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai. Chúng thường bị đau tại chỗ tiêm, nhức đầu và mệt mỏi. Một số trẻ còn bị mẩn đỏ hoặc sưng tấy quanh vết tiêm. Ngoài ra, một số trẻ bị sốt, tiêu chảy, ớn lạnh và đau cơ, khớp.

Kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm phòng, các phản ứng phản vệ (phản ứng dị ứng tức thì) đã được báo cáo trong một số trường hợp rất hiếm. Những điều này xảy ra ngay sau khi tiêm phòng và cần điều trị y tế. Các trường hợp viêm cơ tim và màng ngoài tim cũng rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng như ở người lớn sau khi tiêm vắc-xin mRNA.

Thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra được chỉ dẫn trong văn bản thông tin về kỹ thuật và cách sử dụng vắc-xin, mời xem đường Link (bằng tiếng Đức) => Viện Paul Ehrlich (PEI) .

Ai là người chịu trách nhiệm pháp lý nếu tiêm vắc-xin Covid-19 gây thiệt hại về sức khỏe cho trẻ em?

Quy định về trách nhiệm pháp lý cũng được áp dụng đối với tiêm phòng cho trẻ em. Với Đạo luật thứ hai về sửa đổi Đạo luật bảo vệ chống lây nhiễm (IfSG ), Điều § 60 IfSG quy định tất cả các thiệt hại về sức khỏe xảy ra liên quan đến tiêm phòng thực hiện trên cơ sở Pháp lệnh Tiêm phòng Coronavirus kể từ ngày 27.12.2020 đều được quyền bồi thường. Quyền này độc lập với các khuyến nghị của các cơ quan nhà nước.

Tiêm phòng bắt buộc liên quan đến những cơ sở nhất định trong ngành y tế

Cần biết những quy định gì về tiêm phòng bắt buộc tại những cơ sở y tế và chăm sóc nhất định?

Trước ngày 15.03.2022, nhân viên các phòng khám, viện dưỡng lão, cơ sở y tế và dịch vụ cứu hộ, cấp cứu phải cung cấp cho chủ lao động bằng chứng đã tiêm phòng, hoặc bằng chứng phục hồi hoặc giấy chứng nhận y tế rằng họ không thể tiêm phòng.

Người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan y tế chịu trách nhiệm, nếu những bằng chứng trên không được nộp trước thời hạn hoặc nếu có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng đã nộp. Cơ quan quản lý y tế có thể bị cấm tuyển dụng những nhân viên tới làm việc hoặc tiếp xúc với các cơ sở y tế được quy định những người đó phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng quy định trên, nhưng không thực hiện. Từ ngày 01.10.2022, họ phải tiêm đủ ba liều vắc xin thì mới được coi là “tiêm phòng đầy đủ”.

Có thể tìm hiểu chi tiết tại theo đường Link (tiếng Đức) => gegencorona.de và tài liệu hướng dẫn => Tiêm phòng liên quan đến các cơ sở y tế.

(Xem thêm:

=> Tổng hợp thông tin đầy đủ về tiêm phòng COVID-19 từ 01.10.2022 - Những câu hỏi và trả lời - Phần II).

Viet Duc Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang