Tường thuật phiên tòa vụ án bao gạo Á châu tại Amtsgericht Dresden: Bị cáo là thám tử tuyên bố, tôi là người Đức, luật pháp đứng về phía tôi

Amtsgericht Dresden.

Bốn người bị cáo buộc đã đánh đập dã man một khách hàng tại một cửa hàng châu Á ở Sachsen. Trong đó, một bị cáo từng là thám tử cửa hàng có nhiều tiền án, tiền sự đã tấn công nhiều lần vào một cửa hàng giày ở Prager Strasse, Dresden. Bây giờ bị cáo phải ra tòa tiếp cùng ba người Việt Nam bị cáo buộc đã đánh một khách hàng tại một cửa hàng châu Á.

Cáo trạng

Bốn bị cáo hầu tòa Amtsgericht Dresden kể từ thứ Tư tuần trước với cáo buộc gây thương tích cơ thể nguy hiểm. Cáo trạng cho biết, các bị cáo đã đánh đập một khách hàng tại một cửa hàng châu Á trên đường Prager Strasse, gồm chủ cửa hàng người Việt (51 tuổi) và hai nhân viên cửa hàng người Việt (49, 59 tuổi) cùng một bị cáo người Đức từng hành nghề thám tử cửa hàng (43 tuổi). Lý do phạm tội được các bị cáo cho rằng nạn nhân có hành vi ngang ngược, muốn ăn trộm gạo.

Diễn tiến phiên tòa hôm thứ Năm

Luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị thẩm vấn một nhân viên bán hàng ở chợ để hiểu rõ hơn về hành vi của bên bị hại. Bị hại cũng là đồng nguyên đơn trong phiên tòa và đã được thẩm vấn chi tiết tại phiên tòa đầu tiên.

Bên bị hại là một người Iraq 38 tuổi cho biết, bị hại muốn đổi một bao gạo nặng 10 kg. Ngày 06.04.2022, bị hại đã tới cửa hàng mua gạo và được hai nhân viên bán hàng đảm bảo rằng ông được quyền đổi hàng nếu đó không phải là loại gạo ông muốn. Bị hại sau đó đã quay lại để đổi hàng, nhưng không được chấp nhận. Hai bên cãi nhau, bạo lực bùng nổ. Hậu quả, bị hại bị đánh đập hội đồng.

Tới phiên tòa này có một cảnh sát đứng ra làm chứng khai rằng, bị hại muốn đổi 10 kg gạo hạt nhỏ. Vì đó không phải là gạo hạt dài nên bị hại xé bao gạo ra gói thành mười gói, mỗi gói một kg để đổi. Luật sư bào chữa cho 4 bị cáo Peter Hollstein thì lại cho rằng khách hàng làm như vậy có thể nhằm thực hiện một vụ cướp, nên bị cáo phải chặn hành vi ăn cướp lại là chính đáng. Trên thực tế, Viện Kiểm sát cũng đã từng điều tra bị hại với cáo buộc tội danh đó, nhưng đã ngừng lại do thiếu chứng cứ.

Cáo buộc thứ hai đối với thám tử cửa hàng

Daniel C., 43 tuổi, người dân tộc Đức, từng hành nghề thám tử cửa hàng bị Viện Kiểm sát buộc tội đánh đập và còng tay nạn nhân bị thương. C. là một nhân vật cộm cán. C cũng bị cáo buộc thêm một tội khác nữa xét xử trong phiên tòa này. Theo đó vào tháng 03.2022, C được cho là đã đánh một người đàn ông trước một cửa hàng giày vì khách hàng này từ chối đeo khẩu trang bảo vệ chống Covid 19. Bị cáo phủ nhận việc cố ý đánh bị hại.

Bên bị thương lúc đó là một thợ thủ công 59 tuổi, hiện khai rằng ông có giấy chứng nhận miễn đeo khẩu trang nhưng ông không hề vào cửa hàng mà đang đợi vợ trước cửa hàng. Bị cáo dùng còng tay tự tạo như vũ khí còng tay nạn nhân lại. Người thợ thủ công, hiện cũng là đồng nguyên đơn trong phiên tòa này, bị gãy mũi, bầm xương sườn và không thể làm việc trong nhiều tuần.

Tuyên bố trắng trợn: Tôi là người Đức, luật pháp đứng về phía tôi

Tại sao C. thể làm thám tử trong cửa hàng giày trên Prager Strasse, hiện đã đóng cửa từ cuối năm 2022, vẫn còn là một bí ẩn. C có tới tổng cộng 16 tiền án và tiền sự, thường là trộm cắp, gây thương tích, và đã phải ngồi tù gần 5 năm vì tội trộm cắp. Tại thời điểm gây án lần này, C vẫn đang trong thòi gian bị quản chế: Bị cáo từng bị kết án sáu tháng vì đã hai lần đánh những kẻ trộm đồ trong cửa hàng giày.

Từ thông tin do nạn nhân mua gạo bị thương tại cửa hàng châu Á cung cấp, có thể suy ra C. đã hành động với bản chất như thế nào. C tuyên bố với bị hại khi hành hung: Tao là người Đức còn mày là người nước ngoài. Luật pháp đứng về phía tao. Một nhân chứng khác của vụ tấn công, với tư cách là một khách hàng có mặt tại hiện trường khai: Bốn đến năm người đàn ông kéo nạn nhân 38 tuổi vào phòng liền kề và đánh đập anh ta ở đó. Lúc đó, C. tuyên bố mình là cảnh sát.

Tòa án tiếp tục các phiên lấy thêm nhân chứng trước khi nghị án.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang