Trương Thị Điểm & chồng Đàm Văn Hội được chọn là người Việt mang hình ảnh kỳ diệu châu Á đến thành phố Geretsried, Bayern, Đức


Theo thống kê của Liên Hợp Quốc hiện trên thế giới có 195 quốc gia, thì tại thành phố Geretsried, tính tới giữa năm nay có 106 quốc tịch được đăng ký tại Sở Ngoại kiều. Truyền thông địa phương đã chọn đăng tải hình ảnh những nhân vật có công lao đem đến cho thành phố đa quốc tịch này những nét đặc trưng quốc gia họ. Mới đây nhất, Trương Thị Điểm 32 tuổi, cùng chồng Đàm Văn Hội 39 tuổi, chủ nhà hàng Phở Việt trên đường Steiner Ring, nổi tiếng khắp vùng, được khách hàng ưa chuộng, mến mộ, đã được chọn đưa lên truyền thông.

Nhà hàng Phở Việt

Trương Thị Điểm sinh ra ở Nghệ An và lớn lên tại vùng đất ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị kinh tế Việt Nam, nơi có tới 9 triệu dân cư sinh sống, bằng 2/3 dân số tiểu bang Bayern. Điểm đến Đức ở tuổi thiếu nữ 17, cho biết, ở Việt Nam những người không thể theo con đường học vấn để có bằng cấp rất khó khăn. Sang Đức lợi thế của cô là có nhiều người thân sống ở München và theo đuổi nghề ẩm thực.

Cùng với chồng, ban đầu cô điều hành một nhà hàng tại nơi cư trú ở Neuperlach. Sau đó, cô biết đến địa điểm Steiner Ring toạ lạc nhà hàng của cô hiện tại do thông qua chủ sở hữu trước của nhà hàng này cũng là người Việt quen biết nhau muốn sang tên. Hai vợ chồng hứng thú ngay với địa điểm này, và hai bên bàn giao nhanh chóng vào tháng 02.2020. Nhà hàng được 2 vợ chồng đặt tên Phở Việt xuất phát từ món ăn truyền thống đặc trưng phổ biến bậc nhất của người Việt là "Phở", ý nghĩa như món Pizza của Ý. Ngay biểu tượng logo tên nhà hàng, chữ cái O trong chữ Phở cũng được cách điệu thành hình bát phở với đôi đũa mun chìa ra ngoài.

Phở rất hợp khẩu vị không chỉ người Việt mà hầu như bất kì ai nếm nó

Người Việt rất yêu thích món phở đã trở thành truyền thống này. Cô trả lời báo chí, chúng tôi thường ăn chúng vào bữa sáng, thơm ngon, bổ dưỡng, lại dễ tiêu hoá rất tốt cho sức khỏe. Bản thân tôi đã chiêm nghiệm hiệu quả đó trong thời gian mang thai cả 4 con, Julia (11 tuổi), Lena (8 tuổi), Hanna (5 tuổi) và Leo (9 tháng).

Thật khó có thể tưởng tượng món nào ngon bổ hơn "Phở bò". Riêng nước dùng được ninh từ xương bò để nóng âm ỉ liên tục trong 12 giờ với bao gia vị gừng, quế, hồi, thảo quả, rau mùi, húng quế Thái, chanh và ớt. Phở bò rất phù hợp với xu hướng dinh dưỡng hiện đại ở Đức và rất được ưa chuộng.

Tiếng Đức lúc đầu rất khó

Điều duy nhất khó cho các nhà ẩm thực đến Đức từ vùng viễn đông châu Á là rào cản ngôn ngữ tiếng Đức. Cô chia sẻ thành công của mình: Tôi đã tham gia một khóa học tiếng Đức 4 tháng. Rất thành công, người đối thoại hiểu được điều tôi nói. Ở lớp, tôi đã gặp một bạn học, người Nepal. Do vậy, chúng tôi chỉ có thể nói chuyện bằng tiếng Đức, điều này thực sự mang lại hữu ích. Trong giao dịch hàng ngày, nếu tôi thực sự không thể nhớ được từ vựng tiếng Đức hoặc khách hàng hiểu sai, thì đã có mạng Internet giúp đỡ. Trên điện thoại di động, tôi có sẵn ứng dụng dịch thuật song ngữ Đức Việt.

Cô thích thường xuyên trở về thăm quê hương, thường trong vài tuần vào mùa hè. Từ đó, cô mang theo rất nhiều thứ trang trí cho nhà hàng mình, như nón lá như nhữngchiếc mũ nhọn treo trang trí trên trần nhà. Những hình ảnh cảnh quan Việt Nam trang trí trong nhà hàng gợi nhớ đến vẻ đẹp kì vĩ quê hương Việt, như ruộng bậc thang ngút ngàn nơi trồng luá và chè xanh. Cảnh quan nhà hàng đã thấm dần thực khách đem đến cho họ tình yêu, cảm mến dành cho Việt Nam. Cô cho biết, không ít thực khách đã bay về Việt Nam trở về đến nhà hàng khoe rối rít.


Trải nghiệm những đặc trưng thú vị nhất từ 2 thế giới

Trương Thị Điểm cho biết tiếng Đức có những từ rất khó cả phát âm lẫn nội hàm. Tôi phải sử dụng công cụ điện tử, nhập từ tiếng Việt vào điện thoại di động và từ đó xuất hiện từ tiếng Đức, và ngược lại, giúp tôi giao dịch trôi chảy.

Sự khác biệt lớn nhất: Tôi thấy người Đức nói chuyện khá lặng lẽ. Đồng hương của tôi ồn ào hơn nhiều.

Điều tôi chưa bao giờ hiểu về người Đức: Họ có thể phát âm một số từ nhất định như thế nào. Một số từ chúng tôi phát âm rất khó, như từ "muối", tôi đã mất một thời gian dài mới quen được từ này.

Hay ở Bayern, họ chào "Grüß Gott", nghĩa đen là chào chuá trời, nhưng tiếng mẹ đẻ của tôi, lại là xin chào.

Điều tôi đánh giá cao về đất nước quê hương mình, rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.

Tôi rất mừng, ở Geretsried, người dân cực kỳ thân thiện, đối với tôi thật tuyệt vời.

(Xem thêm:

=> Người Việt tiếp nhận nhà hàng truyền thống „Oberen Krieger“ nổi tiếng ở Bayern

=> Cơ hội cho con em người Việt du học nghề ở Đức: Nhiều ngành nghề thiếu hụt nhân công tìm kiếm học sinh).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang