- Thời sự
- Việt Nam
Vào ngày 31/10, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội khiến nhiều người bị thương và một người tử vong.
Từ camera an ninh ở hiện trường vụ việc ghi lại, có thể thấy, vào lúc khoảng 8h54 cùng ngày, khi một nhóm người dân đang đi dự đám tang trên đường thì có một chiếc ô tô bảy chỗ đã đi từ ngõ ra. Khi rẽ phải, chiếc ô tô bất ngờ tăng tốc và đâm phải những người đang đưa tang phía trước.
Vụ việc xảy ra bất ngờ khiến những người đưa tang đang đi trên đường không kịp phản ứng và bị xe cán vào. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, rất đông người dân xung quanh đã tập trung tại hiện trường để cứu người gặp nạn cũng như liên hệ với cơ quan chức năng địa phương.
Sau khi vụ việc xảy ra, chủ tịch UBND xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã xác nhận vụ việc xảy ra trên địa bàn khiến một người tử vong và nhiều người khác bị thương. Vị này cũng, cho biết thêm, các nạn nhân đều đang đi dự đám hiếu người thân của gia đình. Còn tài xế là người đi ra từ trong xóm (không phải là người đi dự đám tang).
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra, làm rõ.
Hàng chục hộ dưới chân núi Phú Gia và Phước Tượng (H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đang sống trong cảnh thấp thỏm, đứng ngồi không yên, lo sạt lở núi ngay khu vực mình sinh sống khi mưa bão đến.
Những ngày cuối tháng 10.2024, khi Thừa Thiên - Huế vào mùa mưa bão, cũng là lúc hàng chục hộ dân sống dưới chân núi Phước Tượng (thuộc xã Lộc Trì, H.Phú Lộc) mang nỗi lo sạt lở núi.
Bà Phan Thị Đông (43 tuổi, ở thôn Trung Phước Tượng, xã Lộc Trì) cho biết, những vệt đất đá trượt dài trên sườn núi, cộng những cơn mưa nặng hạt khiến bà không khỏi lo lắng. Đọc được thông tin từ cơ quan khí tượng lượng mưa dự báo tăng mạnh trong những ngày tới, càng khiến bà thấp thỏm không yên trước nguy cơ sạt lở ở ngọn núi sau lưng nhà.
"Mùa mưa bão tới, chúng tôi nhận được cảnh báo từ chính quyền địa phương cần khẩn trương di dời đến nơi an toàn. Tôi sợ rằng ngôi nhà của mình sẽ bị đất đá vùi lấp, đó là tài sản mà cả gia đình tôi đã cố gắng cả đời để xây dựng. Trước sau gì thì cũng sạt lở, chưa biết lúc nào", bà Đông nói rồi nhìn lên ngọn núi với ánh mắt lo âu.
Chung cảnh thấp thỏm trong mùa mưa bão, ông Phan Văn Tuấn (52 tuổi, ở xã Lộc Trì) không giấu được nỗi lo khi sống trong ngôi nhà tại khu vực từng bị sạt lở. Năm 1999, mưa nhiều ngày đã khiến một phần của vách núi sau lưng nhà ông đổ xuống, tràn vào làm hư hại một phần căn nhà bếp. Đến năm 2003, vách núi này tiếp tục sạt lở, nhưng rất may không có thiệt hại nào về người. Từ đó đến nay, cứ mỗi mùa mưa bão đến, không riêng ông Tuấn mà những hộ dân sống tại đây đều "ăn không ngon, ngủ không yên" vì lo sạt lở.
"Xem thêm những thông báo về nguy cơ sạt lở trên tivi, có những đêm tôi không thể chợp mắt. Cứ nghĩ đến hình ảnh những ngọn núi sừng sững sau nhà sẽ đổ ập xuống, nhất là mỗi khi trời đổ mưa, tôi lại hồi hộp lo lắng, tưởng tượng có tiếng đất đá đang chuyển động", ông Tuấn nói.
Đây chỉ là một số ít những hộ dân ở H.Phú Lộc đứng trước nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão. Theo thống kê từ UBND H.Phú Lộc, địa phương có đến hơn 70 hộ đang bị ảnh hưởng, trong đó xã Lộc Trì có 8 hộ, xã Lộc Bình có 10 hộ, xã Lộc Điền có 13 hộ và ở khu vực dưới chân núi Phú Gia (xã Lộc Tiến) có đến 32 hộ dân có nguy cơ bị vùi lấp nếu xảy ra sạt lở núi.
Lãnh đạo UBND H.Phú Lộc cho biết những hộ dân này đều nằm trong danh sách sơ tán khẩn cấp mỗi khi có mưa lớn xảy ra. Trong đó, 32 hộ dân tại chân núi Phú Gia nằm trong danh sách nguy hiểm nhất. Hiện nay, H.Phú Lộc đã lập dự án di dời, tái định cư với 32 hộ dân này. Dự án đang được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xem xét, trình HĐND tỉnh thông qua. Dự kiến được triển khai vào năm 2025.
Giám đốc Idecaf cho biết hơn một năm qua, lượng khán giả đến sân khấu vẫn ổn định, trong đó người xem trẻ chiếm phần đông.
Tại sự kiện diễn ra ở sân khấu kịch Idecaf tổ chức vào chiều 31/10, ông Huỳnh Anh Tuấn, giám đốc công ty TNHH Thái Dương lần đầu chia sẻ về sự thay đổi của sân khấu sau hơn một năm kể từ thời điểm Thành Lộc rời đi.
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, lượng khán giả đến sân khấu Idecaf vẫn ổn định, trong đó đối tượng người xem trẻ tăng lên. Đó là động lực nhưng cũng là áp lực cho ban lãnh đạo của sân khấu trong "thời kỳ mới".
Trước bài toán về diễn viên cũng như khán giả, Idecaf quyết định “thay máu”.
“Tôi và Thành Lộc bình thường”
Tri Thức - Znews đặt câu hỏi cho ông Huỳnh Anh Tuấn về mối quan hệ của ông và Thành Lộc sau khi nam nghệ sĩ rời đi cách đây hơn một năm. Ông Tuấn khẳng định cả hai bình thường. Hiện Idecaf đã thành lập được ban điều hành mới.
“Chúng tôi bình thường. Còn sân khấu kịch vẫn vận hành tốt. Việc lứa nghệ sĩ lớn tuổi rời sân khấu, diễn viên trẻ thay thế là quy luật. Idecaf cũng chuẩn bị cho sự thay thế để đáp ứng sự ngóng đợi của khán giả. May mắn là các diễn viên trẻ đầy nỗ lực, cố gắng”, ông Huỳnh Anh Tuấn cho biết.
Theo người đứng đầu của Idecaf, ngoài các vở cũ, dàn diễn viên quen thuộc, sân khấu kịch quyết định đầu tư nhiều vở mới với kinh phí lớn, chiêu mộ các ngôi sao trẻ.
“Khẩu vị khán giả luôn là ẩn số. Song khán giả ở Idecaf ngày càng trẻ hóa. Họ luôn tò mò, bị hấp dẫn mới những cái mới, diễn viên mới. Vì vậy, chúng tôi quyết định thay máu, tạo ra một bộ mặt khác cho sân khấu. Thành bại của sự thay đổi này phụ thuộc vào khán giả. Chúng tôi hy vọng người xem cảm nhận được sự đầu tư, tâm huyết và cả tham vọng lần này”, ông Tuấn nói.
Sau 7 năm kể từ Tiên Nga, Idecaf mới đầu tư vở mới mang tên Dưới bóng giai nhân với mức đầu tư kinh phí lớn, quy tụ 50 diễn viên và hơn 200 bộ trang phục. Ngoài những gương mặt quen thuộc của Idecaf, vở chính kịch còn có sự tham gia của các nghệ sĩ Hồng Ánh, Thanh Thủy, Hoàng Trinh cùng diễn viên trẻ như Phạm Hùng, Hữu Đạt, Thanh Anh, Phạm Hạnh… Đạo diễn và biên kịch của vở chính kịch lần này là Quang Thảo.
“Sau 27 năm của Idecaf, có những người đã ra đi và có người ở lại, cả diễn viên lẫn khán giả. Trong đó, khán giả là những người mà chúng tôi biết ơn nhiều nhất và là động lực để thay đổi. Vở này được xem là sản phẩm để cảm ơn khán giả sau hành trình dài. Ngoài Dưới bóng giai nhân, chúng tôi còn đầu tư thêm 4, 5 vở khác. Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử được coi là viên gạch đầu tiên đặt nền móng củng cố lại mảng chính kịch. Còn với Dưới bóng giai nhân, chúng tôi tin rằng vở tạo thêm một khung vững chắc cho Idecaf”, ông Tuấn nói.
Khi được hỏi về bài toán thu hồi vốn khi quyết định bỏ ra kinh phí lớn trong lần “thay máu”, ông bầu khẳng định đây không phải là vấn đề lớn đối với Idecaf.
“Áp lực lớn nhất trong lần này không phải là vấn đề kinh tế mà chú trọng yếu tố nghệ thuật cũng như sự hài lòng của người xem. Nhiều vở trước đây của chúng tôi như Ngàn năm tiền sử, Thiên Nga cũng chưa thu hồi vốn mà. Sự đón nhận của khán giả mới là điều tiên quyết. Chúng tôi sẽ vừa làm, vừa thăm dò khán giả để rút kinh nghiệm và thay đổi”, ông nhấn mạnh.
Về giá vé, ông Tuấn nói quyết định hạ mức giá với mong muốn tiệm cận số đông khán giả. Dưới bóng giai nhân sẽ trình làng khán giả từ tháng 12, tại nhà hát Bến Thành (TP.HCM).
Sân khấu kịch 'thay máu'
Với Dưới bóng giai nhân, Hồng Ánh là “át chủ bài”. Trong vở chính kịch, cô đảm nhận vai Thúy Kiều.
Theo Hồng Ánh, cô đã từ chối 4 dự án, gồm cả vai chính điện ảnh và truyền hình, để dành toàn bộ sự tập trung cho vở kịch ở Idecaf. Cô nói đã đến lúc lựa chọn sân khấu là bến đỗ sau hành trình dài với phim ảnh.
“Với ngôi nhà Idecaf, tôi luôn thấy mình là một thành viên trong đó, dù nhiều năm lăn lộn ở các sân khấu kịch và đảm nhận đủ thể loại vai diễn. Khi nhận được kịch bản từ anh Quang Thảo, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi đã đọc đi đọc lại 3 lần và xúc động về câu chuyện của Thúy Kiều cùng những người phụ nữ trong vở. Tôi cảm nhận được nhân vật Thúy Kiều có sức mạnh, bản lĩnh, không buông trôi theo số phận hay ủy mị. Thúy Kiều có nỗi niềm, hiếu thảo nhưng bản lĩnh, rõ ràng trong tất cả quyết định", cô nói.
Theo đạo diễn Quang Thảo, vở Dưới bóng giai nhân được cảm tác từ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Kịch bản được phổ thêm những diễn biến mới và một số nhân vật hư cấu.
"Truyện Kiều là một tác phẩm có quá nhiều chất liệu để khai thác, về văn học, cũng như cuộc sống, con người. Cái khó ở đây là Truyện Kiều đã quá quen thuộc với người Việt, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, tôi đã chọn con đường riêng cho kịch bản của mình, với những sáng tạo mới nhưng vẫn không làm mất đi giá trị của Truyện Kiều", nam đạo diễn nói.
Lê Dương Bảo Lâm thừa nhận có quá khứ tệ, cố gắng sửa sai từng ngày, chia sẻ bảng thành tích về hoạt động từ thiện đã tham gia… Nhưng tất cả điều này trở nên mâu thuẫn khi tên tuổi anh thường xuyên gắn với drama do chính mình tạo nên.
Đi vào vết xe đổ, Lê Dương Bảo Lâm lại tiếp tục bị cuốn vào làn sóng tranh cãi vì những trò lố trên sóng livestream, đôi co với khán giả và lời xin lỗi hết lần này đến lần khác.
Hậu quả của những lời xin lỗi thiếu thành ý
Chia sẻ với Tiền Phong , Thạc sĩ Lê Anh Tú , giảng viên khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Đại học Văn Lang TPHCM, cho biết người nổi tiếng tạo tranh cãi, hài nhảm cốt để hâm nóng tên tuổi trên mạng xã hội hay mặt báo.
“Nếu cá nhân Lê Dương Bảo Lâm hay ê-kíp đưa ra chiến lược này thì không ổn, đây là chiêu trò gây nhàm chán. Như vậy cộng đồng antifan ngày một lớn hơn, lấn át cộng đồng người hâm mộ” - ông Tú nói.
Chung quan điểm, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định Lê Dương Bảo Lâm khai thác phong cách hài dân dã, nhưng đôi khi gây tranh cãi để duy trì sự nổi tiếng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia việc liên tục đôi co với khán giả và phải xin lỗi vì những phát ngôn thiếu suy nghĩ là “con dao hai lưỡi”. Mặt tốt là cách tiếp cận này giúp Lê Dương Bảo Lâm luôn thu hút sự chú ý và tạo ra thảo luận. Nhưng mặt trái lại là dễ khiến hình ảnh của anh trở nên tiêu cực và mất uy tín trong mắt khán giả.
“Điểm quan trọng là lời xin lỗi thực sự chỉ có giá trị khi nó được ‘ăn dè’, tức là thể hiện sự thành tâm và hiếm khi sử dụng. Nếu cứ lạm dụng, gắn câu xin lỗi thường trực trên môi, lời xin lỗi sẽ mất đi giá trị. Khán giả có thể cảm thấy bị coi thường khi nhận những lời xin lỗi thiếu thành ý, từ đó dần dần mất đi niềm tin và thiện cảm.
Khi nghệ sĩ dựa quá nhiều vào tranh cãi và lời xin lỗi để duy trì danh tiếng, họ dễ đánh mất sự tín nhiệm lâu dài từ công chúng, và dù lượng người theo dõi có thể vẫn đông, tình cảm sẽ không còn sâu sắc” - ông Nguyễn Ngọc Long chỉ ra.
Rõ ràng dù liên tục gây tranh cãi, Lê Dương Bảo Lâm vẫn hút lượng fan đông đảo, anh nhẵn mặt trên game show truyền hình, livestream nhãn hàng.
Lê Dương Bảo Lâm xin lỗi vì hành động phản cảm đút cơm cho Võ Tấn Phát khi đang livestream cho nhãn hàng. Anh cũng bị một bộ phận fan show 2 Ngày 1 Đêm chỉ trích trả treo, coi thường khán giả vì bênh vực Negav - người đang gây tranh cãi vì nhiều phát ngôn sai lệch về việc học, đùa giỡn dung tục.
Trước câu hỏi khán giả đã khắt khe hơn với người nổi tiếng nhưng Lê Dương Bảo Lâm có phải là ngoại lệ, ông Long chỉ ra trong showbiz vẫn tồn tại nhiều trường hợp tương tự.
Gần đây có ồn ào của Negav với những nội dung đùa giỡn dung tục, nhưng vẫn nhiều người ủng hộ, cho thấy mỗi nghệ sĩ đều có tệp khán giả riêng.
Chú trọng vào sự nghiệp bền vững thay vì sự nổi tiếng ngắn hạn
Theo chuyên gia, gắn Lê Dương Bảo Lâm với cụm từ “thần tượng lệch chuẩn” có phần thiếu công bằng nếu không đánh giá kỹ từng phát ngôn và hành động. Thay vì quy chụp, điều cần làm là xem xét kỹ các tình huống theo bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ để chỉ ra cụ thể đâu là hành vi phù hợp và đâu là điểm chưa đúng chuẩn. Điều này giúp nghệ sĩ như Lê Dương Bảo Lâm hiểu rõ giới hạn, nhận thức được đâu là giá trị cần gìn giữ, từ đó có thể phát triển sự nghiệp một cách chuẩn mực và bền vững.
Sự định hướng này không chỉ có lợi cho nghệ sĩ mà còn giúp công chúng, đặc biệt là người hâm mộ, có thêm bài học về tiêu chuẩn trong ứng xử và văn hóa thần tượng. Từ đó, khán giả cũng có thể đánh giá, nhìn nhận nghệ sĩ một cách khách quan, góp phần xây dựng một cộng đồng giải trí văn minh hơn.
Với những người nổi tiếng có phong cách gây tranh cãi, nếu không được định hướng hoặc tự điều chỉnh, có thể tạo tiền lệ xấu cho showbiz.
“Khi những hình thức hài gây sốc hay phát ngôn tranh cãi được sử dụng như công cụ thu hút sự chú ý, điều này có thể vô tình khuyến khích nghệ sĩ trẻ chọn con đường nhanh chóng để nổi tiếng, thay vì đầu tư vào chất lượng và giá trị nghệ thuật thực sự” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nói với Tiền Phong.
Showbiz đã từng chứng kiến nhiều trào lưu, chẳng hạn như giai đoạn một loạt nghệ sĩ chuyển sang phong cách teen, hát nhạc teen.
“Dù trào lưu này không có gì xấu, nhưng nó cho thấy một thực tế rằng nghệ sĩ có xu hướng học hỏi lẫn nhau để thu hút công chúng. Khi những hình mẫu gây tranh cãi trở nên phổ biến, điều này có thể khiến nhiều người học theo, tạo ra xu hướng chạy theo sự nổi tiếng ngắn hạn thay vì chú trọng vào sự nghiệp bền vững.
Không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của giới nghệ sĩ nói chung, điều này còn tác động tiêu cực đến giới trẻ, đặc biệt là những người dễ bị ảnh hưởng từ thần tượng. Việc thúc đẩy các hình mẫu tích cực, chuẩn mực, không chạy theo trào lưu, sẽ giúp làng giải trí giữ được những giá trị lâu dài và lành mạnh hơn” - ông Long chia sẻ.
Nguồn: Kenh14; Thanh Niên; Zing News; Soha
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
2 nhóm thanh niên chém nhau trên đường; Chơi hụi online, bị lừa tiền tỷ; ‘Tiện tay’ trộm vàng nhà bạn; Đường dây rửa tiền xuyên Việt
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá