Nóng: Truyền thông Đức đưa tin bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang cư trú ở Đức

(Quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn).

Khởi đầu tờ báo TAZ đưa tin về nữ doanh nhân 54 tuổi Nguyễn Thị Thanh Nhàn được ưu ái trong nhiều năm. Ở nước ngoài, bà nhận được nhiều phần thưởng tiến sĩ danh dự, huy chương các nước.

Theo tờ báo, tuy nhiên, bà Nhàn đã bị rụng đài. Năm ngoái, bà đã trốn ra nước ngoài qua Nhật Bản. Sau đó tới Anh. Và cuối cùng sang Đức. Vào tháng Giêng năm nay, một tòa án tại Việt Nam đã kết án bà 30 năm tù giam vì tội tham nhũng, hối lộ. Bà bị cáo buộc đã làm giàu bất chính thông qua gói thầu một bệnh viện. Tuy nhiên, bản án trên đối với chính phủ Việt Nam chưa thể kết thúc. Chính phủ muốn lấy hồ sơ trực tiếp từ bà Nhàn để xử lí những quan chức liên đới tiếp theo.

Lí giải bà Nhàn phải mất ngủ do lo sợ hàng đêm ở Đức

Bài báo cho biết, bà Nhàn chắc phải trải qua những đêm mất ngủ, bởi vì kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bà không thể chắc chắn mình không bị bắt dù xa Việt Nam hàng ngàn dặm. Tờ báo dẫn thông tin từ năm 2017, cho rằng, một nhà quản lý và chính trị gia từ Việt Nam, người đã bị cơ quan tư pháp Việt Nam điều tra, đã bị bắt cóc tại Berlin, làm căng thẳng nghiêm trọng quan hệ Đức-Việt.

Dẫn lời bộ Ngoại giao Đức trong thông cáo báo chí

“Chính phủ liên bang Đức không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức".

Bài báo còn cho biết dữ liệu liên quan tới bà Nhàn: Trong một thời gian dài, Việt Nam hầu như chỉ mua thiết bị quân sự từ Nga. Theo đó, từ năm 1995 đến 2014, tỷ lệ nhập khẩu của Nga lên tới 90%, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, thị phần nhập khẩu vũ khí của Nga đã giảm hơn 20 điểm phần trăm.

Và Israel đã lấp đầy khoảng trống ở một mức độ lớn. Từ đây bùng nổ vụ án tham nhũng từ các thỏa thuận vũ khí với Israel. Ở Việt Nam, một số người liên đới với vụ tham nhũng này hy vọng bà Nhàn an toàn ở Đức. Còn tham nhũng thì có mặt khắp nơi, như dữ liệu của tổ chức phi chính phủ Minh bạch Quốc tế cho thấy: Trong số 180 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 77.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang