Nhập cư cần biết: Tổng hợp những chính sách nhập cư mới – Hỏi đáp (Phần II)

Chính phủ Liên bang đã làm gì cho đến nay để điều chỉnh và kiểm soát nhập cư?

-Ngay cuối năm 2022, Chính phủ Liên bang đã thông qua các quy định pháp lý giúp dễ dàng trục xuất và ra lệnh giam giữ trong khi chờ trục xuất tội phạm và những người gây ra mối đe dọa.

-Tháng 1/2023, Đạo luật về Tăng tốc Thủ tục Tòa án xét Tị nạn và Thủ tục Tị nạn Gesetz zur Beschleunigung der Asylgerichtsverfahren und Asylverfahren có hiệu lực. Các quy định mới đảm bảo rằng các thủ tục tị nạn có thể được xử lý nhanh hơn.

-Tháng 2/2023, Chính phủ Đức đã bổ nhiệm Đặc trách các vấn đề nhập cư thỏa thuận với các nước liên quan Sonderbevollmächtigten für Migrationsabkommen. Nhiệm vụ của nó là đề xuất các thỏa thuận thực tế và dựa trên quan hệ đối tác với các quốc gia xuất xứ quan trọng tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền.

-Tháng 12/2022, chính phủ Đức đã ký kết thỏa thuận nhập cư song phương toàn diện đầu tiên với Ấn Độ.

-Ngày 19.12.2023, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Faeser đã ký thỏa thuận nhập cư với Georgia. Ngoài Moldova, chính phủ Đức hiện đang đàm phán với Kenya, Colombia, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Morocco.

-Vào ngày 01.05.2023, các quy định về Sổ đăng bạ Liên bang về người nước ngoài Regelungen zum Ausländerzentralregister có hiệu lực, tạo điều kiện để cải thiện trao đổi dữ liệu liên ngành. Với gói thỏa thuận ký kết giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu bang, Chính phủ Liên bang đã đóng góp vào chi phí cải thiện nhân sự của ngành tư pháp trong những năm gần đây.

-Ngày 01.11.2023, Chính phủ Liên bang đã đưa ra dự thảo luật về điều chỉnh các quy định chuyển dữ liệu trong luật nhập cư và xã hội để giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan nhập cư. Mục đích của việc này là cải thiện việc trao đổi dữ liệu thông qua Sổ đăng bạ người nước ngoài (AZR). Trong tương lai, AZR sẽ ghi lại thông tin về việc những người bị ảnh hưởng có nhận được trợ cấp sinh hoạt phí hay không (theo Đạo luật Phúc lợi Người xin tị nạn, Quyển thứ hai, thứ tám hoặc thứ mười hai của Bộ luật Xã hội và Đạo luật Trợ cấp tiền sinh hoạt phí), cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp trợ cấp và trong khoảng thời gian nào các lợi ích được cấp. Các cơ quan phúc lợi xã hội và người nước ngoài (như văn phòng phúc lợi xã hội và trung tâm việc làm) sẽ đơn giản hóa thủ tục bằng cách loại bỏ các truy vấn thủ công về lợi ích xã hội, mà thông qua trực tuyến.

Chính phủ Đức chống di cư bất thường như thế nào?

Chính phủ Liên bang kiên quyết cam kết giảm di cư bất thường thông qua việc trục xuất nhất quán hơn. Những người không có quyền ở lại phải rời khỏi Đức, trở về quê hương họ. Điều này là do các quy định pháp lý được Chính phủ Liên bang thông qua vào năm ngoái, ví dụ, đã tạo điều kiện dễ dàng trục xuất, hoặc giam giữ chờ trục xuất đối với tội phạm và những người gây ra mối đe dọa.

Trung tâm Chiến lược và Phân tích chung về Di cư Bất hợp pháp (GASIM) đóng góp quan trọng vào cuộc chiến chống di cư bất hợp pháp. Ở đó, các phát hiện được thu thập và đánh giá bởi các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt là về buôn người, việc làm bất hợp pháp và lạm dụng lợi ích xã hội.

Chống buôn lậu mạnh mẽ hơn nữa và hạn chế di cư bất thường

Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Nancy Faeser ngày 16/10/2023 đã thông báo cho Ủy ban châu Âu về các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ tạm thời tại biên giới đất liền với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ. Đồng thời, các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ tạm thời tại biên giới đất liền với Áo một lần nữa được thông báo. Điều này có nghĩa là Cảnh sát Liên bang có thể sử dụng các phương tiện tương tự ở biên giới với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ như họ đã làm trong một thời gian ở biên giới với Áo. Trong thời gian qua, đã áp dụng các biện pháp kiểm soát linh hoạt và truy tìm bí mât đã được tăng cường đáng kể trên khắp khu vực biên giới, và các cuộc tuần tra chung với cảnh sát biên giới Ba Lan và Cộng hòa Séc đã được thực hiện trên lãnh thổ của họ. Đã có một kế hoạch hành động chung với Thụy Sĩ. Các biện pháp này sẽ được tiếp tục với sự phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng. Ngoài ra, Chính phủ Đức đang làm việc ở cấp độ châu Âu để bảo vệ biên giới bên ngoài của EU khỏi di cư bất thường.

Bổ nhiệm đặc trách về thỏa thuận nhập cư

Vào tháng 2/2023, Chính phủ Đức đã bổ nhiệm đặc trách đặc biệt về các thỏa thuận nhập cư, với nhiệm vụ xây dựng các thỏa thuận thực tế và dựa trên quan hệ đối tác với các quốc gia xuất xứ quan trọng tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền. Mục đích của các thỏa thuận này sẽ là hạn chế di cư bất hợp pháp và thúc đẩy di cư hợp pháp. Ngoài ra, Chính phủ Liên bang thúc đẩy tự nguyện trở về và tái hòa nhập ở nước sở tại thông qua các chương trình và dự án đặc biệt.

Gruzia và Cộng hòa Moldova đã được thêm vào danh sách các quốc gia xuất xứ an toàn. Do đó, đơn xin tị nạn của công dân các quốc gia này có thể được xử lý nhanh hơn và nếu không được chấp nhận, thời gian lưu trú của họ ở Đức có thể bị chấm dứt nhanh hơn. Điều này không ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân đối với việc kiểm tra từng trường hợp cụ thể đối với những người xin tị nạn từ Georgia và Cộng hòa Moldova.

Một bước thiết yếu để hạn chế di cư bất hợp pháp

Đó là hồi hương và trục xuất những người không có quyền ở lại Đức. Một dự luật tương ứng đã được Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Nancy Faeser đưa ra vào ngày 11.10.2023 và được thông qua tại Quốc hội Đức vào ngày 18.01.2024. Đó Gói Chính sách hồi hương cung cấp các biện pháp để cải thiện thủ tục và thực thi nghĩa vụ rời khỏi Đức một cách nhất quán hơn. Đây cũng là về việc trục xuất nhanh chóng tội phạm và những người gây ra mối đe dọa.

Tăng hình phạt buôn người

Vào ngày 1/11/2023, Chính phủ Đức đã đưa ra mức tăng đáng kể các hình phạt đối với những kẻ buôn người. Trong trường hợp buôn người thương mại hoặc băng đảng, hoặc trong các trường hợp liên quan đến vũ khí, gây nguy hiểm cho sức khỏe, trẻ vị thành niên không có người đi kèm hoặc vượt qua trạm kiểm soát của cảnh sát, mức án tối thiểu là một năm tù sẽ được áp dụng, do đó các tội này sẽ được phân loại là tội phạm hình sự. Trong tương lai, cảnh sát và văn phòng công tố sẽ có quyền giám sát viễn thông trong trường hợp tất cả các tội buôn lậu.

Ở cấp độ quốc tế cũng vậy, Chính phủ Liên bang cam kết giảm thiểu các nguyên nhân của việc di dời và di cư bất thường. Tháng 12/2018, Đức đã thông qua Hiệp ước toàn cầu về người tị nạn (GCR) trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Lần đầu tiên, một khuôn khổ toàn diện cho việc phân phối người tị nạn toàn cầu công bằng hơn đã được tạo ra trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn người tị nạn toàn cầu (GRF) đầu tiên đã diễn ra tại Geneva vào năm 2019. Với viện trợ chuyển tiếp, các sáng kiến đặc biệt và viện trợ nhân đạo, Chính phủ Đức đang hỗ trợ người dân trong các tình huống khủng hoảng và hỗ trợ người tị nạn. Nó cũng thúc đẩy giáo dục ở các nước thứ ba về những rủi ro và lựa chọn thay thế cho di cư bất thường.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang